Làm sao để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

08:54, 28/10/2021

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp , người dân chịu tác động của dịch COVID-19. Trong đó, hướng dẫn chi tiết về giảm thuế TNDN [TNDN] như sau:

Hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp được giảm thuế TNDN năm 2021 [Ảnh minh họa]

Đối tượng áp dụng

Việc giảm thuế TNDN áp dụng đối với người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế [sau đây gọi chung là doanh nghiệp] theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15, bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

- Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập.

Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2021 cho các doanh nghiệp nêu trên có doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019. Trong đó:

- Kỳ tính thuế TNDN được xác định theo năm dương lịch, trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế TNDN xác định theo năm tài chính áp dụng quy định tại Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Lưu ý:

- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong kỳ tính thuế TNDN hoạt động không đủ 12 tháng:  Doanh thu của kỳ tính thuế đó được xác định bằng doanh thu thực tế trong kỳ tính thuế chia [:] cho số tháng doanh nghiệp thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế nhân [x] với 12 tháng.

- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản trong tháng thì thời gian hoạt động được tính đủ tháng.

- Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập là năm 2020 hoặc kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản là năm 2022 mà có thời gian ngắn hơn 03 tháng và doanh nghiệp được cộng vào kỳ tính thuế năm 2021 để hình thành một kỳ tính thuế TNDN thì việc xác định doanh thu và số thuế được giảm chỉ áp dụng đối với 12 tháng của kỳ tính thuế năm 2021.

- Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu trong kỳ tính thuế TNDN bao gồm doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thể hiện trên báo cáo tài chính tổng hợp năm.

Cách xác định số thuế TNDN được giảm

- Số thuế TNDN được giảm của kỳ tính thuế năm 2021 được tính trên toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản thu nhập quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Thuế TNDN.

- Số thuế TNDN được giảm quy định tại Nghị định 92/2021 được tính trên số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021, sau khi đã trừ đi số thuế TNDN mà doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Kê khai giảm thuế

- Căn cứ doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 và dự kiến doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021, doanh nghiệp tự xác định số thuế được giảm khi tạm nộp thuế TNDN hàng quý.

Doanh nghiệp xác định số thuế TNDN chính thức được giảm để kê khai theo mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC và trên Phụ lục thuế TNDN được giảm tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 92/2021.

Phụ lục thuế TNDN được giảm

- Khi thực hiện quyết toán thuế TNDN năm 2021, việc xử lý số thuế nộp thiếu hoặc nộp thừa của số thuế tạm nộp các quý so với số thuế phải nộp theo quyết toán năm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Một số lưu ý:

- Qua thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền phát hiện doanh nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế theo quy định của Nghị định 92/2021 hoặc số thuế phải nộp của kỳ tính thuế năm 2021 lớn hơn số thuế doanh nghiệp đã kê khai thì doanh nghiệp phải nộp đủ số tiền thuế thiếu so với số phải nộp sau khi đã được giảm theo quy định tại Nghị định này [nếu có], bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế tính trên số tiền thuế thiếu và tính tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm tăng số thuế TNDN phải nộp thì số thuế tăng thêm được giảm 30% theo quy định của Nghị định 92/2021 nếu doanh nghiệp vẫn đáp ứng điều kiện được giảm thuế.

- Trường hợp doanh nghiệp khai bổ sung hồ sơ khai thuế TNDN của kỳ tính thuế năm 2021 hoặc theo quyết định, kết luận, thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền làm giảm số thuế TNDN phải nộp thì điều chỉnh giảm số thuế TNDN được giảm theo quy định của Nghị định 92/2021 và xử lý số tiền thuế nộp thừa [nếu có] theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Nghị định 92/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/10/2021.

Bảo Ngọc

4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp và người dân

Tác giả

Thứ năm, 28/10/2021 10:30 0 Bình luận

[Mặt trận] - Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Đại thắng mùa Xuân 1975 mãi mãi thôi thúc dân tộc Việt Nam thời kỳ mới

Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2022

47 năm thống nhất đất nước: Hòa hợp, hòa giải và lợi ích dân tộc cốt lõi

Ảnh minh họa

Để Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 sớm đi vào cuộc sống, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19.

Sớm đưa nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đi vào cuộc sống

Trong năm 2020, để hỗ trợ và đồng hành với doanh nghiệp, người dân ứng phó với ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 phù hợp với bối cảnh, điều kiện của đất nước, đồng thời tiếp tục thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành theo thẩm quyền và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để kịp thời tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tái khởi động nền kinh tế.

Bước sang năm 2021, nhận định hoạt động của doanh nghiệp, người dân vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, trong khi diễn biến dịch COVID-19 còn hết sức phức tạp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu tiếp tục ban hành các giải pháp miễn, giảm thuế để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Tài chính và thẩm định của Bộ Tư pháp, Chính phủ đã thông qua chủ trương để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19 [Tờ trình số 289/TTr-CP ngày 13/8/2021]; chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để hoàn thiện nội dung hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Ngày 19/10/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ký Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Để Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 sớm đi vào cuộc sống, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế gồm: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 đối với doanh nghiệp, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019; miễn thuế [thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác] trong quý 3 và quý 4 của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021; giảm mức thuế giá trị gia tăng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề; miễn tiền chậm nộp phát sinh trong các năm 2020, 2021 đối với các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020.

Giảm nhiều khoản thuế cho doanh nghiệp

Nghị định số 92/2021/NĐ-CP được bố cục gồm 5 Điều, trong đó, Nghị định số quy định về: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; giảm thuế giá trị gia tăng; miễn tiền chậm nộp.

Về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định quy định “không áp dụng tiêu chí doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2021 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019 đối với trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách trong kỳ tính thuế năm 2020 và năm 2021.”

Sửa đổi, bổ sung quy định rõ doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp làm căn cứ xác định đối tượng được giảm thuế như sau: “Doanh thu trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ và từ hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành, không bao gồm các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác,” để đảm bảo minh bạch, tránh vướng mắc trong thực hiện.

Về miễn thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, Nghị định hướng dẫn đối tượng áp dụng, bao gồm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú hoạt động trong mọi ngành nghề, hình thức khai thuế, nộp thuế, có hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi là địa bàn cấp huyện] chịu tác động của dịch COVID-19 trong năm 2021.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông báo trong năm 2021 của cơ quan có thẩm quyền tại địa phương liên quan đến dịch COVID-19, trong đó có nội dung dừng hoặc ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh đối với một hoặc nhiều hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn [bao gồm cả việc phong tỏa, cách ly xã hội một hoặc nhiều khu vực trên địa bàn] để ban hành Danh sách các địa bàn cấp huyện chịu tác động của dịch COVID-19 quy định tại khoản này.

Không áp dụng việc miễn thuế đối với các khoản thu nhập, doanh thu từ cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm; sản phẩm và dịch vụ nội dung thông tin số về giải trí, trò chơi điện tử, phim số, ảnh số, nhạc số; quảng cáo số.

Về giảm thuế giá trị gia tăng, Nghị định quy định chi tiết như sau: Về xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế, theo quy định nêu trên thì mới chỉ thể hiện về nguyên tắc chung việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ theo ngành kinh tế. Tuy nhiên, để có cơ sở thực hiện việc giảm thuế giá trị gia tăng, cần phải phân loại, xác định cụ thể từng hàng hóa, dịch vụ. Hiện hành, việc phân loại, xác định các hoạt động trong các ngành kinh tế được căn cứ theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg và Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Để thuận lợi cho việc xác định hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng và đảm bảo đúng nguyên tắc của thuế giá trị gia tăng, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã ban hành kèm theo Phụ lục Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật Thuế Giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế Giá trị gia tăng.

Về đối tượng được miễn tiền chậm nộp, theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý thuế thì thuế là khoản phải nộp ngân sách theo quy định của các luật thuế; tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là khoản thu nằm trong các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

Do đó, Nghị định số 92/2021/NĐ-CP đã quy định rõ đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, tổ chức phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020 được miễn tiền chậm nộp phát sinh trong năm 2020 và 2021.

Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân được áp dụng ngay các chính sách hỗ trợ, Nghị định này có hiệu lực từ ngày Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 có hiệu lực thi hành.

Nghị định có hiệu lực thi hành đồng thời với ngày có hiệu lực của Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 [ngày 19/10/2021].

Việc ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 nhằm triển khai kịp thời các giải pháp được quy định tại Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 sẽ góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19 để tiếp tục hoạt động, đóng góp vào kết quả khôi phục lại nền kinh tế của đất nước sau dịch bệnh và thực hiện an sinh xã hội./.

Tags

Nghị định số 92/2021/NĐ-CP hỗ trợ doanh nghiệp COVID-19

Đại thắng mùa Xuân 1975 mãi mãi thôi thúc dân tộc Việt Nam thời kỳ mới

30/04/2022

Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân năm 2022

28/04/2022

47 năm thống nhất đất nước: Hòa hợp, hòa giải và lợi ích dân tộc cốt lõi

28/04/2022

Để xứng danh Đảng cầm quyền

27/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề