Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến Việt Nam

Một số giải pháp thu hút khách du lịch nội địa đến Ninh Bình trong bối cảnh dịch Covid-19

  • Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến Việt Nam
  • Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến Việt Nam
  • Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến Việt Nam
Bởi Admin Itdr
Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến Việt Nam
10/08/2020

Ninh Bình là địa phương có nguồn tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Với 1.829 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 03 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 78 di tích cấp quốc gia, 289 di tích cấp tỉnh; trên 260 lễ hội truyền thống; đặc biệt Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2014 (Di sản hỗn hợp thứ 38 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á) đã tạo thế và lực mới cho sự phát triển của du lịch Ninh Bình. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2010 2019 đạt 12%/năm; doanh thu tăng 23,6%/năm. Năm 2019, Ninh Bình đón 7,65 triệu lượt khách, trong đó có gần 1 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 3.600 tỷ đồng. Ninh Bình hiện có 653 cơ sở lưu trú du lịch với gần 8.000 buồng, trong đó có 60 khách sạn được xếp hạng từ 1-4 sao. Du lịch phát triển tạo việc làm cho trên 21.000 lao động. Năm 2018, Ninh Bình được Tạp chí Business Insider bình chọn là 1 trong 50 điểm đến hấp dẫn trên thế giới, và năm 2020 là một trong 5 địa danh của Việt Nam trong top 20 điểm đến du lịch bụi tốt nhất.

Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến Việt Nam
Một góc Tràng An

Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, ngay từ sau Tết Nguyên đán, hoạt động du lịch của Ninh Bình đã bắt đầu bị ảnh hưởng, lượng khách giảm so với cùng kỳ. Khi dịch bệnh Covid-19 ở trong nước và thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, du lịch Ninh Bình chịu nhiều thiệt hại lớn, tình hình kinh doanh và giải quyết việc làm cho lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch gặp nhiều khó khăn. Từ ngày 13/3 đến hết ngày 27/4: 18/18 khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tạm dừng đón tiếp khách tham quan, du lịch; 16/16 doanh nghiệp lữ hành tạm dừng hoạt động; các khách sạn trên địa bàn tỉnh tạm dừng tiếp nhận những người đến từ hay đi qua vùng có dịch Covid-19 (có khoảng trên 450 trên tổng số 653 cơ sở lưu trú du lịch của toàn tỉnh (chiếm 70%) tạm ngừng hoạt động. Cũng trong thời điểm đó, 17.000 lao động/tổng số 20.000 lao động trong ngành du lịch (chiếm 85%) tạm ngừng việc; 1.250 lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, năm 2020, được sự quan tâm của Chính phủ, tỉnh Ninh Bình vinh dự được chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia, với kỳ vọng có nhiều bứt phá. Ninh Bình đã chuẩn bị chu đáo các điều kiện về hạ tầng, cơ sở vật chất, nhân lực để tổ chức Năm Du lịch Quốc gia. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2020 đã dừng tổ chức Lễ khai mạc và các sự kiện, hoạt động trong chương trình Năm Du lịch. Sở Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh báo cáo đề xuất Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho tiếp tục phát động năm Du lịch Quốc gia 2021.
Sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, từ ngày 28/4, Ninh Bình đã khởi động lại hoạt động du lịch. Ban Quản lý các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch đã xây dựng và đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới cùng với các chương trình ưu đãi cho khách du lịch. Bước đầu hoạt động du lịch đã phục hồi khá tích cực. Tính đến 22/6, toàn tỉnh ước đón được trên 160.000 lượt khách tham quan, đạt 14% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế khoảng 3.000 lượt, khách lưu trú đạt trên 6.000 lượt (6 tháng đầu năm đón được gần 1,5 triệu lượt, giảm hơn 70% so với cùng kỳ 2019). Nhiều khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch chỉ vận hành cầm chừng, với khoảng 10- 25% công suất.
Trong bối cảnh dịch Covid19 còn diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực trên thế giới, thị trường khách du lịch quốc tế còn tiếp tục bị đóng băng và cần nhiều thời gian để phục hồi, có thể hết năm 2020 và kéo dài đến quý I/2021, do đó việc tập trung khai thác thị trường khách nội địa trong thời điểm hiện nay là hoàn toàn phù hợp và kịp thời. Đặc biệt, việc thực hiện thúc đẩy thị trường khách nội địa cần phải được kết hợp với Chương trình Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động. Theo đó, ngành du lịch Ninh Bình cần quan tâm và triển khai những biện pháp sau:
Thứ nhất, Trong thời điểm này, vấn đề ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo sự tin tưởng, yên tâm cho du khách và người dân.
Thứ hai, chương trình Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam trong bối cảnh Covid-19 có thành công hay không nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: an toàn, chất lượng dịch vụ, cam kết dịch vụ như quảng cáo, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, dịch vụ Bên cạnh đó, một nguyên tắc cần đảm bảo nhất quán là phải thực hiện trên tinh thần tôn trọng, giữ chữ tín với khách du lịch, để mỗi du khách có nhu cầu đến tham quan Ninh Bình đều được đón tiếp trọng thị, tương xứng với chi phí họ bỏ ra, tránh việc quảng cáo sản phẩm không trung thực, chất lượng không như mong đợi, thiếu tôn trọng khách, dịch vụ không tương xứng. Gần đây, báo chí đã nêu hiện tượng một số nhà cung cấp dịch vụ tự quy định giới hạn chất lượng dịch vụ thấp do mức giá thấp.
Thứ ba,Thực hiện chương trình kích cầu du lịch tổng thể, đồng bộ từ vận chuyển, lưu trú, giảm giá phí tham quan dịch vụ tại các khu, điểm du lịch của địa phương để thu hút nguồn khách từ thị trường khách nội địa có tiềm năng, các đối tượng khách đi theo nhóm, gia đình, khách trẻ. Theo chúng tôi, việc thực hiện các chương trình kích cầu không chỉ bằng hình thức giảm giá, cạnh tranh về giá, mà phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, gia tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ (tặng quà; đổi mới tạo ra các gói sản phẩm dịch vụ cho người Việt Nam, tạo sự tin tưởng và niềm tin về một điểm đến an toàn, thân thiện và dịch vụ chất lượng, gia tăng các trải nghiệm mới và sự hài lòng của khách du lịch Tránh hiện tượng đua nhau giảm giá, giảm dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ tư, cơ cấu lại thị trường khách, khai thác tìm kiếm các thị trường khách mới ở trong nước; Mỗi thị trường, đối tượng khách có thị hiếu, nhu cầu khác nhau, các doanh nghiệp phải có các gói sản phẩm dịch vụ khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách, kể cả khách có thu nhập thấp. Trên cơ sở đó lựa chọn tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá có trọng tâm, trọng điểm để thu hút khách (như thị trường vùng Tây bắc, Đông Bắc và các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh) và các tỉnh miền Trung và miền Nam. Ứng dụng và khai thác triệt để công nghệ thông tin và các nền tảng số trong xúc tiến, quảng bá, thu hút khách du lịch; Đẩy mạnh quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo điện tử, các hãng hàng không (Vietnam Airlines), VTV1, VTV9, HTV.
Thứ năm, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Ninh Bình: Đổi mới hình thức và hoạt động xúc tiến quảng bá thu hút khách; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và nền tảng số để quảng bá, tiếp cận thị trường khách quốc tế. Phát triển thương hiệu du lịch Ninh Bình gắn với hình ảnh, giá trị di sản thế giới Tràng An, chú trọng xây dựng thương hiệu, hình ảnh bên trong điểm đến (chất lượng dịch vụ, sự thân thiện, hiếu khách của người dân) kết hợp với xúc tiến quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng và các thị trường khách du lịch trọng điểm ở trong nước và quốc tế.
Thứ sáu, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, do đó cần đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, các ngành, các doanh nghiệp du lịch đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, phát triển thị trường; kết nối tour, tuyến, để tạo ra các sản phẩm du lịch liên hoàn giữa các điểm đến: Thực hiện liên kết trong tỉnh để tạo những sản phẩm, môi trường, hệ sinh thái du lịch luôn đổi mới, sáng tạo, cạnh tranh lành mạnh; liên kết với các địa phương để xúc tiến quảng bá, hình thành các tour tuyến liên vùng, liên tỉnh.
Để thu hút khách du lịch trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng giữa các điểm đến, khắc phục ảnh hưởng của Covid-19 là việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự đồng tâm, đồng lòng của các cấp, các ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch. Trong hoàn cảnh càng khó khăn, chúng tôi xác định càng cần phải đoàn kết, xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch. Việc xúc tiến, quảng bá sản phẩm và hình ảnh điểm đến không thể làm đơn lẻ. Có thể nói một cách hình tượng rằng: để thu được những mẻ cá lớn không chỉ cần lưới to, thuyền lớn mà cần có nhiều sự đồng thanh, hiệp lực của cả một đội tàu.

Làm thế nào để thu hút khách du lịch đến Việt Nam
Tràng An vào mùa lễ hội

ThS. Bùi Văn Mạnh
Phó Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình