Lần đầu có kinh nguyệt phải làm gì

Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu là câu hỏi được rất bạn nữ trong độ tuổi dậy thì quan tâm và gửi đến bác sĩ Lê Nhân Tuấn tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Việc quan tâm, chú ý đến thời gian và tần suất của các chu kỳ kinh sẽ giúp các bạn nữ hiểu hơn về cơ thể, biết cách quan tâm chăm sóc cho các vấn đề sức khỏe của bản thân.

Hỏi: Chào bác sĩ, cháu là H.A năm nay cháu 13 tuổi. Bác sĩ có thể giải đáp giúp cháu lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu không ạ?

Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu?

Trả lời: Chào H.A, cảm ơn cháu đã gửi câu hỏi về phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Với câu hỏi lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu chúng tôi sẽ giải đáp như sau:

Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?

Hiện tượng lần đầu có kinh nguyệt thường xuất hiện ở các bạn nữ như H.A trong độ tuổi từ 12 đến 14 tuổi, tuy nhiên cũng có trường hợp chu kỳ kinh đầu tiên của các bạn nữ đến sớm hơn hoặc đến muộn hơn. Thực tế khi lần đầu có kinh nguyệt các bạn nữ chỉ thấy xuất hiện một vệt đỏ, nâu đỏ trong một vài ngày nhưng những lần sau đó kinh nguyệt sẽ xuất hiện nhiều hơn và kéo dài hơn. Nếu H.A và các bạn nữ thấy thời gian ra kinh nguyệt kéo dài trong 2 - 7 ngày thì được coi là bình thường và tốt nhất là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài đều đặn từ 3 đến 5 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên kéo dài bao lâu là bình thường với các bạn nữ? Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt đến ngày đầu của chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài 28 đến 30 ngày. Nếu như kinh nguyệt của các bạn nữ kéo dài 21 ngày hoặc 32 - 35 ngày nhưng diễn ra đều đặn thì vẫn được coi là bình thường. Trong giai đoạn 2 đến 3 năm đầu tiên kể từ lần đầu có kinh nguyệt, chu kỳ kinh, số ngày ra kinh nguyệt có thể có sự thay đổi do lúc này hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể chưa đạt được sự ổn định. Do đó nếu chu kỳ tháng trước là 28 ngày nhưng tháng sau chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 30 ngày thì cũng nằm trong phạm vi cho phép. Sau giai đoạn này chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh, thời gian hành kinh sẽ đều đặn hơn nhưng cũng có trường hợp bạn nữ phải cần đến 6 năm mới đạt được trạng thái ổn định.

Dấu hiệu nữ giới chuẩn bị bước vào lần kinh nguyệt đầu tiên

Bên cạnh việc quan tâm đến câu hỏi “Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?” thì các bạn nữ cũng nên quan tâm đến những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu. Việc nắm rõ các dấu hiệu này sẽ giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Các dấu hiệu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sắp đến bao gồm:

  • Lần đầu có kinh nguyệt ở nữ giới sẽ xuất hiện sau khi ngực đã phát triển được khoảng 2 năm, ngực bắt đầu nhú và có biểu hiện hơi đau tức ngực và đầu ngực.
  • Các bạn nữ có xuất hiện lông mu mềm, mỏng như những sợi lông tơ ở vùng kín sau đó một thời gian sẽ trở nên thô cứng hơn. Sau khi triệu chứng này xuất hiện 1 đến 2 năm thì các bạn nữ sẽ xuất hiện kinh nguyệt.
  • Trước kỳ kinh nguyệt đầu tiên một vài tháng nữ giới sẽ tiết dịch âm đạo nhiều hơn, dịch âm đạo sẽ có màu trắng hoặc hơi ngả vàng.
  • Một vài ngày trước kỳ kinh đầu tiên các bạn nữ sẽ có thể có dấu hiệu bị đau bụng dưới, vùng lưng dưới hơi đau nhẹ, âm ỉ.

Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bất thường?

Song song với những sự sai khác nhỏ trong những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên do sinh lý thì một số bạn nữ cũng gặp tình trạng bất thường ngay từ chu kỳ kinh đầu tiên, cần thăm khám để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Vậy lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bất thường, hãy lưu ý đến những trường hợp sau đây:

  • Trường hợp đầu tiên phải kể đến việc bị ra máu kinh quá 7 ngày. Kinh nguyệt ra nhiều trên 7 ngày liên tiếp nhưng không mang tính chất chu kỳ là dấu hiệu của rong kinh. Nếu tiếp tục bị rong kinh trên 15 ngày thì được gọi là rong huyết. Đây là tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nữ giới, mất máu quá nhiều sẽ gây thiếu máu, chóng mặt, đau đầu, ngất ảnh hưởng đến việc học tập vì vậy các bậc cha mẹ cần sớm đưa trẻ vị thành niên thăm khám và kiểm tra với bác sĩ chuyên môn.
  • Trái ngược với rong kinh - rong huyết thì một trường bất thường nữa mà bạn cần chú ý trong kỳ kinh đầu tiên đó là tình trạng thiểu kinh. Mặc dù máu kinh ở chu kỳ đầu tiên là khá ít những vẫn sẽ diễn ra khoảng 2 ngày trở lên, nếu xuất hiện dưới 2 ngày với lượng quá ít thì bạn cần thăm khám với các bác sĩ sản phụ khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
  • Trường hợp bất thường tiếp theo là cường kinh, đây là tình trạng nữ giới bị ra rất nhiều kinh nguyệt và kéo dài khiến cơ thể giảm sút sức khỏe.
  • Quan sát trong các chu kỳ kinh tiếp theo nếu như các bạn nữ thấy kinh nguyệt không đều và màu sắc có sự thay đổi sang nâu đen, nâu,... thì cũng cần báo ngay với phụ huynh để thăm khám kịp thời.
  • Sau chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, các bạn nữ không thấy xuất hiện kỳ kinh tiếp theo trong hơn 3 tháng liên tiếp.

Kinh nghiệm cho lần kinh nguyệt đầu tiên

Lần đầu có kinh nguyệt chắc chắn sẽ gây nhiều bối rối cho các bạn nữ, nhất là khi chưa có điều kiện được giáo dục giới tính hay có được tìm hiểu trước như H.A. Các bác sĩ sẽ đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ cho các bạn nữ trong lần đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt như sau:

  • Khi xuất hiện dấu hiệu kỳ kinh nguyệt đầu tiên các bạn nữ nên chia sẻ với mẹ hoặc chị gái được tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng băng vệ sinh, cách vệ sinh cơ thể, các cách xử lý khi gặp vấn đề trong những “ngày đèn đỏ”.
  • Các chu kỳ kinh đầu tiên sẽ không ổn định vì vậy các bạn nữ nên mang theo băng vệ sinh và một chiếc quần chíp ở trong cặp để dự phòng khi kinh nguyệt đến sớm.
  • Khi có kinh nguyệt nhưng không mang băng vệ sinh, các bạn nữ có thể dùng áo khoác buộc ngang bụng để che đi phần máu kinh bị dính trên quần hoặc chia sẻ với các bạn nữ trong lớp để có sự giúp đỡ từ các bạn.
  • Hãy thay băng vệ sinh thường xuyên 3 đến 4 tiếng 1 lần.
  • Hàng ngày đều phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
  • Khi có những vấn đề bất thường cần thông báo ngay cho phụ huynh để kịp thời thăm khám.

Trên đây là những thông tin chia sẻ giải đáp thắc mắc “Lần đầu có kinh nguyệt kéo dài bao lâu?”. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều thông tin bổ ích cho H.A và các bạn nữ, các gia đình có con gái trong độ tuổi dậy thì. Mọi câu hỏi thắc mắc cần tư vấn về các vấn đề phụ khoa chị em có thể gửi qua tin nhắn hoặc liên hệ trực tiếp qua tổng đài 0386-977-199 để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời nhất.

Khi ấy cả nhà đang đi ăn tối ở một nhà hàng, lúc gần ăn xong bé gái xin phép vào nhà vệ sinh, đợi một lúc lâu vẫn chưa thấy con quay ra, chị Vân chạy vào nhà vệ sinh gọi mãi thì phát hiện con đang khóc rấm rứt, cô bé đang hoảng hốt vì “con sợ quá, sao máu cứ chảy mãi không dừng".

"Lúc đó vừa thương con, vừa giận mình vì cứ lu bu buôn bán mà không để ý rằng con mình đã lớn mà trang bị kiến thức cũng như chuẩn bị tâm lý cho con trong giai đoạn quan trọng này", chị Vân chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM cho biết, kinh nguyệt là dấu hiệu đánh dấu bé gái từ thiếu nhi thành người trưởng thành về mặt cơ thể, chứng tỏ các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động, bé gái có chức năng sinh sản, mang thai, phát triển thành thiếu nữ.

Cần bên cạnh chia sẻ, hướng dẫn cho bé những kiến thức cần thiết để chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Ảnh: mommyimgrowingup.com

Thông thường, ở giai đoạn dậy thì, bé hay có những thay đổi tâm sinh lý đột ngột, và với lần có kinh đầu tiên thì đa số các bé rất lo lắng, hoảng loạn trước sự thay đổi bất thường của cơ thể. Theo bác sĩ Thông, gia đình, nhất là những người cùng giới như mẹ, chị gái, bà... cần có sự tư vấn và chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, kiến thức cho bé.

Quảng cáo

Ở tuổi này, bé có định hướng ham muốn về tình dục có thể dẫn đến tình dục không an toàn, do đó bác sĩ Thông khuyên các phụ huynh cần giáo dục giới tính để trẻ biết cách tự bảo vệ mình, tránh bị lạm dụng tình dục và mang thai ngoài ý muốn.

Khi nhận thấy những thay đổi trên cơ thể của bé cho thấy kỳ kinh nguyệt đầu tiên sắp xuất hiện như ngực, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, bé phát triển chiều cao nhanh... thì cần phải tư vấn cho bé hiểu về kinh nguyệt.

Cần giúp bé hiểu rằng đây là một hiện tượng bình thường và là điều tuyệt vời của cơ thể người phụ nữ. Giai đoạn bé có khả năng xuất hiện kinh nguyệt, các bà mẹ không truyền đạt những suy nghĩ tiêu cực theo kiểu "đây là thứ phiền phức và đáng ghét" vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt của mình, làm cho bé hoang mang. Nên cho bé biết rằng, vài tháng trước khi bé có kỳ kinh nguyệt đầu tiên, có thể xuất hiện dịch lỏng màu trắng ở cơ quan sinh dục, điều này rất bình thường và trấn an để bé không phải lo lắng.

Nên có sự hướng dẫn và chuẩn bị các vật dụng cần cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên của bé. Rất có thể bé không ở bên cạnh mẹ khi hành kinh lần đầu, do đó cần chỉ cho bé cách sử dụng băng vệ sinh, sự cần thiết phải thay đổi băng vệ sinh nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi máu thấm nhiều.

Quảng cáo

"Các cô giáo ở năm cuối tiểu học, năm đầu trung học cần quan tâm đến các biểu hiện của bé gái, cần có hướng dẫn để bé không phải lo lắng trong trường hợp bé xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên ở trường", bác sĩ Thông lưu ý.

Cần trang bị cho bé cách thức giữ vệ sinh để tránh bị viêm nhiễm âm hộ do vệ sinh không đúng cách, vẫn cho bé tắm giặt bình thường, không cử nước, cử gió, nên làm việc nhẹ, không tập các môn thể thao nặng nề, không bơi lội, cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thoải mái.

Mỗi tuần nên cho bé uống 1 viên sắt bổ sung và tăng cường dinh dưỡng nhiều chất sắt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, cá thu, cá ngừ, trứng, đậu, vừng.... để giúp bé tránh bị thiếu máu, xanh xao. 

Một số điều cần biết:

- Vòng kinh bình thường khoảng 28 -30 ngày. Tuy nhiên có những người xê dịch khoảng từ 22 đến 35 ngày. Thông thường thời kỳ hành kinh kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Máu kinh không đông, chỉ hơi tanh, không có mùi hôi.

- Tuổi bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt khoảng 11 đến 18 tuổi. Sẽ có số ít bé gái lọt ra ngoài khung tuổi này, tức là dậy thì sớm hay dậy thì muộn. Nếu bé có những dấu hiệu thứ phát dậy thì, tức là cơ quan sinh dục phát triển, hệ thống lông ngực phát triển nhưng vẫn vô kinh thì cần lưu ý đến cơ quan y tế để được thăm khám.

- Ở những chu kỳ đầu tiên do hoạt động của buồng trứng, của hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên những vòng kinh đầu đời chưa đều đặn, bé không phải lo lắng nhiều với những trường hợp này.

- Một số tình trạng kinh nguyệt bất thường hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt mà bé có thể gặp phải: rong kinh [trên 7 ngày], kinh ít [chỉ ra 1-2 ngày], kinh thưa [2-3 tháng/ 1 lần], kinh mau, thống kinh [đau bụng], băng kinh [trên 150ml/ chu kỳ]. Cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị, để không ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập của bé. Với những trường hợp bé bị băng kinh thì nên được đưa đến bệnh viện để điều trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng vì thiếu máu nặng mà phải truyền máu gây tốn kém và khiến cho việc chăm sóc, điều trị phức tạp hơn.

Lê Phương

Video liên quan

Chủ Đề