Lập bảng cách mạng Lào và Campuchia

Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Bài 1 trang 11 Tập bản đồ Lịch Sử 12:Dựa vào hình 8 và nội dung trong SGK, em hãy hoàn thành lược đồ dưới đây theo các bước sau:

a. Xác định vị trí sau đó điền tên các nước và năm giành độc lập của các nước Đông Nam Á vào lược đồ.

b. Tô màu: Vàng nhạt vào lãnh thổ các nước sáng lập ASEAN, màu vàng đậm vào các nước gia nhập ASEAN năm 1984, màu hồng vào các nước gia nhập ASEAN năm 1995, màu xanh lá cây vào các nước gia nhập ASEAN năm 1997, màu tím nhạt vào các nước gia nhập ASEAN năm 1999 [lưu ý hoàn thành bảng chú giải].

Lời giải:

Bài 2 trang 11 Tập bản đồ Lịch Sử 12:Quan sát hình 11 trong SGK, em hãy cho biết:

a. Bức ảnh đó nói về hội nghị nào của ASEAN? Hội nghị diễn ra ở đâu?

Lời giải:

– Bức ảnh nói về Hội nghị cấp cao [không chính thức] lần thứ ba, diễn ra vào tháng 11-1999.

b. Nhận xét của bản thân về sự phát triển của ASEAN [thời điểm năm 1999 so với thời điểm năm 1967]

Lời giải:

– So với thời điểm năm 1967, đến năm 1999 tổ chức ASEAN phát triển mạnh mẽ, tăng lên về số lượng và mức độ hợp tác, hội nhập.

+ Từ năm nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 thành viên.

+ Từ một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế ASEAN đẩy mạnh hợp tác hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

c. Hình ảnh các nhà lãnh đạo các nước ASEAN khoác tay nhau nói lên điều gì?

Lời giải:

– Thể hiện quyết tâm cùng chung tay xây dựng một ASEAN giàu mạnh, ổn định, phát triển của các nhà lãnh đạo các nước ASEAN.

Bài 3 trang 12 Tập bản đồ Lịch Sử 12:Lập niên biểu về các sự kiện chính trong quá trình giành độc lập của nước Lào, từ năm 1945 đến năm 1975 theo mẫu sau.

Lời giải:

Thời gian Sự kiện chính
23-8-1945 Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
12-10-1945 Khởi nghĩa ở Viêng Chăn giành thắng lợi, Chính phủ Lào tuyên bố độc lập.
3-1946 Pháp trở lại xâm lược Lào.
7-1954 Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Lào.
22-3-1955 Đảng Nhân dân Lào thành lập, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
21-2-1973 Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình ở Lào được kí kết.
5-1972 – 12-1972 Quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.
2-12-1975 Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.

Bài 4 trang 12 Tập bản đồ Lịch Sử 12:Lập bảng so sánh về quá trình phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN theo mẫu sau:

Lời giải:

Thời gian Sự kiện chính
10-1945 Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia
9-11-1953 Pháp ký hiệp ước trao trả độc lập cho Campuchia, nhưng Pháp vẫn chiếm đóng nước này
1954-1970 Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập
18-3-1970 Chính phủ Xihanúc bị lật đổ
17-4-1975 Cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia kết thúc thắng lợi.
Từ 1979 Nội chiến kéo dài giữa lực lượng của Đảng Nhân dân cách mạng với các phe phái đối lập
23-10-1991 Hiệp định về hòa bình của Campuchia được ký kết tại Pari
23-10-1991 Thành lập vương quốc Campuchia

Bài 5 trang 13 Tập bản đồ Lịch Sử 12:Lập bảng so sánh về quá trình phát triển kinh tế của các nước sáng lập ASEAN theo mẫu sau:

Lời giải:

Vấn đề Chiến lược hướng nội Chiến lược hướng ngoại
Thời gian Những năm 50-60 thế kỉ XX Những năm 60-70 thế kỉ XX trở đi
Mục tiêu Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ Phát triển kinh tế
Nội dung Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa phát triển sản xuất Tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật nước ngoài, phát triển ngoại thương.
Thành tựu Sản xuất đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, giải quyết thất nghiệp, Bộ mặt kinh tế-xã hội các nước có sự biến đổi. Tỉ trọng công nghiệp tăng, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Hạn chế Thiếu nguồn vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn tới thua lỗ, tham nhũng, đời sống nhân dân khó khăn,… Trải qua một số cuộc khủng hoảng, nền chính trị không ổn định

Bài 6 trang 13 Tập bản đồ Lịch Sử 12:Dựa vào hình 12 và nội dung trong SGK, em hãy hoàn thành lược đồ bên theo các bước sau:

a. Xác định, ghi tên nước và năm giành độc lập của các nước thuộc khu vực Nam Á.

b. Tô màu khác nhau [tùy chọn] cho các nước thuộc khu vực Nam Á.

Lời giải:

c. Cho biết Ấn Độ trước năm 1947 gồm những nước nào trên bản đồ ngày nay?

Lời giải:

– Ấn Độ trước năm 1947 gồm lãnh thổ Pakixtan và Ấn Độ ngày nay.

Bài 7 trang 13 Tập bản đồ Lịch Sử 12:Quan sát hình 13 trong SGK. Để nói về ông, em hãy chọn một ý không đúng đánh dấu x vào ô trống.

Lời giải:

X Là người đứng đầu Đảng Liên đoàn Hồi giáo và là thủ tướng đầu tiên của Pakixtan
Là người đứng đầu cuộc đấu tranh đòi độc lập hoàn toàn của nhân dân Ấn Độ những năm 1948 đến 1950
Là người đứng đầu Đảng Quốc đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ giành độc lập những năm 1948 đến 1950
Là thủ thướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ

Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào ?

Đề bài

Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 87 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

* Nguyên nhân: do chính sách bóc lột, đàn áp của thực dân Pháp.

* Diễn biến:

- Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra một thời kì đấu tranh mới, đưa phong trào tiếp tục phát triển.

- Trong những năm 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân tham gia chống chủ nghĩa phát xít, phản động thuộc địa và chống chiến tranh.

- Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

+ Ở Lào: cuộc khởi nghĩa ở Ong Kẹo và Com-ma-đam [1901-1937]; khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pa-chay lãnh đạo [1918-1922].

+ Ở Cam-pu-chia: phong trào chống thuế, chống bắt phu [1925-1926]; cuộc nổi dậy của nông dân ở huyện Rô-lê-phan,…

* Nhận xét:

- Phong trào phát triển mạnh mẽ, kéo dài.

- Mang tính tự phát.

- Có sự liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương.

- Chưa giành được thắng lợi.

Loigiaihay.com

  • Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

    Giải bài tập 1 trang 89 SGK Lịch sử 11

  • Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm có ý nghĩa như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 89 SGK Lịch sử 11

  • Nêu những nét chính của phong trào dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 88 SGK Lịch sử 11

  • Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện ở những sự kiện nào ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 87 SGK Lịch sử 11

  • Lập niên biểu về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong thập niên 30 của thế kỉ XX.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 86 SGK Lịch sử 11

  • Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 94 SGK Lịch sử 11. Nguyên nhân nào dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 109 SGK Lịch sử 11

  • Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 107 SGK Lịch sử 11

Video liên quan

Chủ Đề