Linh kiện nào sau đây được dùng để điều khiển các thiết bị điện trong mạch xoay chiều

Trong cuộc sống hiện nay, phần lớn các thiết bị điện sử dụng dòng diện xoay chiều để hoạt động. Vậy dòng điện xoay chiều là gì? điều kiện để có dòng điện, cách tạo ra dòng điện xoay chiều và tác dụng của dòng điện xoay chiều ra sao? Cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Dòng điện xoay chiều là gì?

- Dòng điện xoay chiều hay dòng điện AC (Alternating Current) là dòng điện có cường độ và chiều thay đổi theo thời gian, sự thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều thường có dạng hình sin, xung vuông và xung nhọn.

- Ký hiệu điện xoay chiều: Trong kỹ thuật điện, dòng điện xoay chiều được ký hiệu là “~” – dấu tượng trưng cho dạng sóng hình sin. Trong mạch điện, sóng sin được dùng để ám chỉ dòng điện xoay chiều đặt trên những linh kiện điện tử vì sóng Sin là một dạng sóng tuần hoàn điều hòa.

- Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử, còn gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.

Các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều

1. Chu kỳ và tần số

- Chu kỳ của dòng điện xoay chiều là khoảng thời gian mà dòng điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ. Chu kỳ AC được ký hiệu là T và được tính bằng giây (s).

- Tần số dòng điện xoay chiều là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện trong một giây. Tần số AC được ký hiệu là F và đơn vị tính là Hz.

- Chu kỳ của AC tỷ lệ nghịch với tần số và được xác định bằng công thức: F=1/T

2. Biên độ

Biên độ của dòng điện xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện xoay chiều, tức độ lớn của tín hiệu. Thông thường, biên độ của AC cao hơn điện áp được đo tại các đồng hồ.

3. Công suất

Công suất của dòng điện xoay chiều được tính dựa vào công suất sau:

P = U.I.cosα

Trong đó: U là điện áp dòng điện, I là dòng điện và α là góc lệch pha giữa U và I.

4. Giá trị hiệu dụng

Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là giá trị được đo bằng các đồng hồ điện. Nó chính là giá trị điện áp được ký hiệu trực tiếp trên các thiết bị điện tử.

Ví dụ: Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều 220V trong gia đình chính là 220V. Tuy nhiên, biên độ đỉnh thực tế của điện áp này lại rơi vào khoảng (220V x 1,4), tương đương 300V.

Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 bài 5

Công nghệ 12 bài 5 là bài tập thực hành Điot - Tirixto - Triac. Để giúp các em ôn tập và củng cố phần kiến thức này, VnDoc gửi tới các bạn tài liệu Trắc nghiệm công nghệ lớp 12 bài 5: Thực hành: Điot - Tirixto - Triac. Tài liệu bao gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 12 có đáp án, giúp các em nắm vững thêm kiến thức được học về Điot - Tirixto - Triac. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Câu 1: Tirixto chỉ dẫn điện khi…

A. UAK < 0 và UGK > 0

B. UAK < 0 và UGK < 0

C. UAK > 0 và UGK < 0

D. UAK > 0 và UGK > 0

Đáp án đúng: D

Câu 2: Hãy chọn câu Đúng trong các câu sau:

A. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K

B. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2

C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau

D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G

Đáp án đúng: B

Câu 3: Nguyên lí làm việc của Triac khác với tirixto ở chỗ:

A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở

B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa

C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở

D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý

Đáp án đúng: C

Câu 4: Công dụng của Điôt bán dẫn:

A. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển

B. Khuếch đại tín hiệu, tạo sóng, tạo xung

C. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều

D. Dùng để điều khiển các thiết bị điện

Đáp án đúng: C

Câu 5: Kí hiệu như hình vẽ dưới đây là của loại linh kiện điện tử nào?

Linh kiện nào sau đây được dùng để điều khiển các thiết bị điện trong mạch xoay chiều

A. Điôt ổn áp (Điôt zene)

B. Điôt chỉnh lưu

C. Tranzito

D. Tirixto

Đáp án đúng: A

Câu 6: Hãy cho biết kí hiệu như hình vẽ sau đây là của loại linh kiện điện tử nào?

Linh kiện nào sau đây được dùng để điều khiển các thiết bị điện trong mạch xoay chiều

A. Tirixto

B. Tranzito

C. Triac

D. Điac

Đáp án đúng: A

Câu 7: Trong mạch ổn áp dùng Điốt zêne:

A. Mắc Điốt chịu điện áp thuận

B. Mắc Điốt chịu điện áp ngược

C. Mắc Điôt song song với phụ tải

D. Mắc Điốt nối tiếp với tải (Rtải)

Đáp án đúng: B

Câu 8: Linh kiện điện tử có thể cho dòng điện ngược đi qua là:

A. Điốt tiếp điểm

B. Tirixto

C. Điôt zêne

D. Điốt tiếp mặt

Đáp án đúng: C

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Trắc nghiệm Công nghệ 12 bài 5. Tài liệu thuộc chuyên mục Trắc nghiệm Công nghệ 12 bao gồm các bài trắc nghiệm theo từng đơn vị bài học, giúp các em ghi nhớ lý thuyết và vận dụng vào làm bài tập liên quan một cách hiệu quả hơn.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Soạn bài lớp 12, Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, và các môn Toán lớp 12, Tiếng Anh lớp 12, Ngữ Văn lớp 12... được cập nhật liên tục trên ihoctot.com.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc trong quá trình học tập và trả lời được những câu hỏi khó. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của web ihoctot.com. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 4. Linh kiện bán dẫn và IC

Câu 1:Nối ý cột A1 với ý cột B1:

A1

B1

1. Điôt bán dẫn

2. Tirixto

3. Tranzito

4. Triac

5. Có 3 tiếp giáp P – N, có 3 điện cực

6. Dòng điện đi từ cực C sang cực E

7. Có 3 điện cực A1, A2, G

8. Có 1 tiếp giáp P - N

A. 1-7; 2-5; 3-6; 4-8

B. 1-8; 2-5; 3-6; 4-8

C. 1-7; 2-6; 3-5; 4-8

D. 1-8; 2-6; 3-7; 4-5

Đáp án: B

Câu 2:Công dụng của tirixto:

A. Dùng để tách sóng, trộn tần

B. Dùng để khuếch đại tín hiệu

C. Dùng để điều khiển thiết bị trong mạch điện xoay chiều

D. Dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển

Đáp án: D. Vì đáp án A là công dụng của điôt, đáp án B là công dụng tranzito, đáp án C là công dụng của triac

Câu 3:Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. IC có một hàng chân

B. IC có hai hàng chân

C. IC có một hàng chân hoặc có hai hàng chân

D. IC không có hàng chân

Đáp án: D

Câu 4:Đâu là kí hiệu điôt bán dẫn:

Đáp án: B. Vì đáp án A sai vị trí cực, đáp án C vẽ kí hiệu thiếu, đáp án D là kí hiệu tirixto.

Câu 5:Tirixto cho dòng điện đi qua khi:

A. UAK> 0, UGK> 0

B. UAK> 0, UGK< 0

C. UAK< 0, UGK> 0

D. UAK< 0, UGK< 0

Đáp án: A. Vì tirixto mở khi và chỉ khi phân cực thuận và cực điều khiển dương.

Câu 6:Tranzito PNP có:

Đáp án: C. Vì đáp án A và B vẽ sai vị trí cực, đáp án D vẽ kí hiệu sai chiều mũi tên.

Câu 7:Phát biểu nào sau đây đúng:

A. Triac được xem như 2 tirixto mắc song song, cùng chiều.

B. Triac được xem như 2 tirixto mắc song song nhưng ngược chiều.

C. Triac khác điac ở chỗ triac không có cực điều khiển.

D. Điac khác triac ở chỗ điac có cực điều khiển.

Đáp án: B. Vì triac có cực G, điac không có cực G.

Câu 8:Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có:

A. 1 tiếp giáp P – N.

B. 2 tiếp giáp P – N.

C. 3 tiếp giáp P – N.

D. Các lớp bán dẫn ghép nối tiếp.

Đáp án: A. Vì linh kiện có 2 tiếp giáp P – N là tranzito, 3 tiếp giáp P – N tirixto, các lớp bán dẫn ghép nối tiếp là triac.

Câu 9:Linh kiện điôt có:

A. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, K

B. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A, G

C. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: K, G

D. Hai dây dẫn ra là 2 điện cực: A1, A2

Đáp án: A. Vì điôt bán dẫn không có cực G; A1, A2 là cực của điac.

Câu 10:Phát biểu nào sau đây sai:

A. Điôt tiếp điểm chỉ cho dòng điện nhỏ đi qua

B. Điôt tiếp mặt chỉ cho dòng điện lớn đi qua

C. Điôt ổn áp dùng để ổn định điện áp xoay chiều

D. Điôt chỉnh lưu biến đổi dòng xoay chiều

Đáp án: C. Vì điôt ổn áp dùng để ổn định điện áp một chiều.

Lý thuyết Công nghệ 12: Bài 4. Linh kiện bán dẫn và IC

I. Điốt bán dẫ

1. Công dụng:

Dùng chỉnh lưu, tách sóng, ổn định điện áp nguồn 1 chiều

2. Cấu tạo:

Điôt bán dẫn là linh kiện bán dẫn có một tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng thủy tinh, nhựa hoặc kim loại. Có hai dây dẫn ra là hai điện cực: anốt (A) và katốt (K).

3. Phân loại:

- Theo công nghệ chế tạo: 2 loại

+ Điôt tiếp điểm: Chỗ tiếp giáp P-N là một tiếp điểm rất nhỏ, chỉ cho dòng điện rất nhỏ đi qua, dùng để tách sóng và trộn tần

+ Điôt tiếp mặt : Chỗ tiếp giáp P-N có diện tích tiếp xúc lớn, cho dòng điện lớn đi qua, dùng để chỉnh lưu.

- Theo chức năng: 2 loại

+ Điôt ổn áp (điốt zêne) dùng để ổn định điện áp một chiều.

+ Điốt chỉnh lưu: dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều

4. Ký hiệu của điôt:

Xem hình 4.1 ở trên

II. Tranzito

1. Công dụng:

Dùng khuyếch đại tín hiệu

2. Cấu tạo:

Tranzito là linh kiện bán dẫn có 2 tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại. Tranzito có 3 dây dẫn là 3 điện cực

3. Phân loại:

Tuỳ theo cấu tạo chia 2 loại

- Tranzito PNP: Chất N xen giữa, chất P hai đầu

- Tranzito NPN: Chất P xen giữa, chất N hai đầu

4. Kí hiệu:

III. Tirixto (scr)

1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng:

a) Cấu tạ

Trixto là linh kiện bán dẫn có 3 lớp tiếp giáp P-N, có vỏ bọc bằng nhựa hoặc kim loại, có 3 dây dẫn ra là ba điện cực: anốt (A); catốt (K) và cực điều khiển (G)

b)Kí hiệu

c)Công dụng

Được dùng trong mạch chỉnh lưu có điều khiển

2. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật

a) Nguyên lí làm việc

- Khi chưa có điện áp dương UGKvào cực G, tirixto không dẫn điện dù UAK> 0

- Khi đồng thời có và UAK> 0 và UGK> 0 thì tirixt dẫn điện. Khi tirixto dẫn điện UGKkhông còn tác dụng, dòng điện chỉ dẫn theo một chiều từ A sang K và sẽ ngưng khi UAK= 0

b) Số liệu kĩ thuật

- IAK định mức: Dòng điện định mức qua 2 cực A, K

- UAK định mức:Điện áp định mức đặt lên hai cực A, K

- UGK định mức: Điện áp định mức hai cực điều khiển GK

- IGK định mức:Dòng điện định mức qua 2 cực G, K .

IV. Triac và điac

1. Cấu tạo, kí hiệu, công dụng:

a)Cấu tạo:Triac và điac là linh kiện bán dẫn.

+ Triac có 3 điện cực A1,A2và G,

+ Điac có cấu tạo hoàn toàn giống triac nhưng không có cực điều khiển.

b)Kí hiệu: Hình vẽ trên

c)Công dụng

Dùng để điều khiển các thiết bị điện trong các mạch điện xoay chiều.

2. Nguyên lí làm việc và số liệu kĩ thuật

a) Nguyên lí làm việc

- Triac:

+ Khi G và A2có điện thế âm so với A1thì triac mở cho dòng điện đi từ A1sang A2

+ Khi G và A2có điện thế dương so với A1thì triac mở dòng điện đi từ A2sang A1

- Điac:

Do điac không có cực điều khiển nên được kích mở bằng cách nâng cao điệp áp ở hai cực.

b)Số liệu kĩ thuật:Giống tristo

V. Quang điện tử

- Khi cho dòng điện chạy qua nó bức xạ ánh sáng được gọi là đèn LED

- Dùng trong các mạch điện tử điều khiển bằng ánh sáng.

VI. Vi mạch tổng hợp (IC)

1. Khái niệm chung

Vi mạch tổ hợp (IC) là mạch vi điện tử tích hợp, được chế tạo bằng các công nghệ đặc biệt tinh vi và chính xác. Trên chất bán dẫn Si làm n ền người ta tích hợp, tạo ra trên đó các linh kiện như: Tụ, trở, điốt, tranzito…Chúng được mắc với nhau theo nguyên lí từng mạch điện và có chức năng riêng.

2. Phân loại

Chia hai nhóm:

- IC tương tự dùng đ ể khuyếch đại, tạo dao đ ộng, ổn áp…

- IC số dùng trong các thiết bị tự động, thiết bị xung số , máy tính điện tử…

Sử dụng

-Tra sổ tay xác định chân để lắp mạch cho đúng chân

- Cách xác định chân: