Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu tiền

Nhiều người lầm tưởng, việc đeo nghe không ảnh hưởng đến quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, việc đeo tai nghe có thể gây mất tập trung khi điều khiển xe nên đây là một lỗi vi phạm luật giao thông.

Theo đó, việc đeo tai nghe khi lái xe tham gia giao thông khiên người điều khiển phương tiện mất tập trung, sao nhãng việc quan sát, không thể nghe được tín hiệu giao thông như còi xe khác. Do đó, việc đeo tai nghe có gây nguy hiểm cho chính người sử dụng và những người cùng tham gia giao thông khác.

Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông

Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu tiền

Mức phạt lỗi đeo tai nghe khi tham gia giao thông mới nhất năm 2022. Ảnh ST.

Tai nghe là một loại thiết bị âm thanh phổ biến có hình dáng nhỏ gọn, dễ dàng mang theo khi di chuyển. Mặc dù vậy, âm thanh phát ra từ thiết bị này có thể khiến người nghe mất tập trung, ảnh hưởng đến việc quan sát và di chuyển trên đường. Do đó, việc đeo tai nghe bị cấm khi tham gia giao thông.

Theo Điểm C khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: "Nghiêm cấm người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính".

Nếu vi phạm đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt theo điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện đeo tai nghe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.

Đeo tai nghe nhưng không sử dụng có vi phạm?

Nếu người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đeo tai nghe, nhưng không sử dụng sẽ không vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, khi bị Cảnh sát giao thông phát hiện đang đeo tai nghe, người điều khiển phương tiện phải chứng minh minh được ngay thời điểm đó không sử dụng để nghe nhạc hay nghe điện thoại.

Mặc dù không vi phạm, nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất người dân không nên đeo tai nghe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Khi có điện thoại, hãy dừng xe, tấp vào lề đường, khi đảm bảo an toàn mới nghe điện thoại.

Theo như nghị định 100/2019: Hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Đối với người điều khiển xe ô tô thì không có quy định này. Xung quanh mình cũng có một vài người bạn đã từng bị xử phạt vì lỗi này. Giờ thì thử tìm hiểu xem ở các quốc gia khác trên thế giới thì việc này được quy định ra sao.

Quy định ở một số quốc gia

Trên thực tế, khi mình đi tìm hiểu thông tin về việc đeo tai nghe lúc chạy xe thì thông thường, các quy định đều được đặt ra đối với người điều khiển ô tô, còn xe máy thì khá ít thông tin hoặc được gộp chung vào.

Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu tiền

  • Tại Mỹ: tính đến tháng 7 năm 2021, phần lớn các bang đều cho phép tài xế vừa lái xe vừa đeo tai nghe. Có 17 tiểu bang đưa ra lệnh cấm hoặc hạn chế với tai nghe, bao gồm Alaska, Arizona, California, Colorado, Florida, Georgia, Illinois, Louisiana, Maryland, Massachusetts, Minnesota, New York, Ohio, Pennsylvania, Rhode Island, Virginia và Washington. Ví dụ, ở Illinois, mặc dù cấm đeo tai nghe khi chạy xe, nhưng tài xế vẫn được phép sử dụng tai nghe Bluetooth hoặc các thiết bị giao tiếp rảnh tay khác, miễn là chúng chỉ bịt 1 bên tai.
  • Tại Anh: không có quy định nào cấm người lái xe không được phép đeo tai nghe. Nhưng nếu cảnh sát tin rằng người lái xe đã bị phân tâm hoặc không kiểm soát hoàn toàn phương tiện của họ, thì người lái xe đó có thể bị thổi phạt theo quy định của bộ luật quốc gia này.
  • Tại Thái Lan: bắt đầu từ ngày 7/10/2022, Thái Lan đã đưa ra quy định cấm người điều khiển xe trên khắp phạm vi đất nước dùng điện thoại nếu không có các biện pháp rảnh tay, chẳng hạn như tai nghe. Điều đó nghĩa là tại Thái Lan, việc đeo tai nghe khi chạy xe là được phép.

    Tại sao Việt Nam và một số nơi không cho đeo tai nghe khi lái xe?

    Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu tiền

    Sau khi tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, mình tìm thấy 1 nghiên cứu của Hiệp hội phòng chống tai nạn Hoàng gia Anh là cung cấp đầy đủ ý nhất về lý do tại sao người ta khuyến khích không nên sử dụng tai nghe khi lái xe, kể cả lái xe hơi. Chung quy lại, có những nguyên nhân như sau:

    - Sử dụng tai nghe, đặc biệt là để nghe nhạc có thể làm tốn thời gian để chuyển sự tập trung sang âm thanh phát ra từ tai nghe sang âm thanh của môi trường ngoài, tạo nên rủi ro trong các trường hợp khẩn cấp cần xử lý nhanh. Đa phần tai nghe ngày nay đều có chống ồn, càng khiến cho nguy cơ này tăng hơn nữa. - Theo nhiều chuyên gia thì lái xe không đơn thuần chỉ là bằng mắt, mà còn phải dùng tai để nghe tín hiệu âm thanh, ví dụ như tiếng còi của xe cấp cứu. - Dùng tai nghe có thể khiến cho người lái cảm nhận sai tốc độ thực tế của xe, nghĩa là có xu hướng chạy nhanh hơn và trong các điều kiện đường xá không an toàn thì điều này gây nguy hiểm. - Một nghiên cứu thực hiện vào năm 1990 cho thấy khi đeo tai nghe, thao tác chuyển số của người lái sẽ nhiều hơn khoảng 1/3 giây, đồng thời, họ cũng phản ứng với các mối nguy hiểm chậm hơn 1/5 giây - Khi di chuyển ở vận tốc 75 km/h, chênh lệch về thời gian phản ứng là 0,3 giây nghĩa là khoảng cách di chuyển sẽ chênh lệch 6 mét, điều này có thể rất quan trọng trong tình huống khẩn cấp.

    Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu tiền
    Đội mũ ¾ cũng là cách để nhiều anh em “lách luật”.

    Với những lý do nêu trên thì mình nghĩ rằng không phải không có lý khi tại 1 số nơi, bao gồm Việt Nam, luật quy định không được sử dụng thiết bị âm thanh khi chạy xe, cụ thể ở Việt Nam thì là xe máy.

    Chia sẻ quan điểm cá nhân về việc này, bởi vì luật quy định là không sử dụng bất kỳ thiết bị âm thanh nào, thế nên mình hơi tiếc cho những thiết bị như Cardo hay Sena. Đây là các thiết bị sinh ra để anh em đi xe mô tô theo đoàn giao tiếp được với nhau, và nó giúp việc di chuyển được an toàn hơn. Chắc chắn là hệ thống này cũng đi kèm với khả năng nghe nhạc, nhưng nó không kín như tai nghe nhét tai với chức năng chống ồn.

    Lỗi đeo tai nghe phạt bao nhiêu tiền
    Theo như quy định hiện hành thì những thiết bị âm thanh như Cardo kiểu này về cơ bản cũng không hợp lệ để lưu thông.

    Dù gì thì cũng thật khó để kiểm soát xem ai đó dùng thiết bị âm thanh để nghe nhạc hay để giao tiếp rảnh tay, và phương án sau cùng được chọn ở Việt Nam là cấm luôn.

    Mình thấy có 1 số anh em hiện vẫn đeo tai nghe khi chạy xe máy, nhưng đội mũ ¾ nên khả năng bị phạt khá thấp. Việc đeo tai nghe để nghe Google Maps dẫn đường hay để gọi điện thoại khi cần là nhu cầu rất chính đáng, nhưng nếu anh em có dùng nghe nhạc thì mình nghĩ nên mở xuyên âm và đừng bao giờ mở chống ồn.

    Tai sao không nên đeo tai nghe khi tham gia giao thông?

    Theo đó, việc đeo tai nghe khi lái xe tham gia giao thông khiên người điều khiển phương tiện mất tập trung, sao nhãng việc quan sát, không thể nghe được tín hiệu giao thông như còi xe khác. Do đó, việc đeo tai nghe có gây nguy hiểm cho chính người sử dụng và những người cùng tham gia giao thông khác.

    Đeo tai nghe khi lái xe máy có bị phạt bao nhiêu tiền?

    Cũng theo quy định tại điểm h, khoản 4, điều 6 Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021, người điều khiển xe bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tai nghe khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy.

    Tai sao không nên đeo tai nghe khi ngủ?

    Trước tiên, đeo tai nghe khi ngủ có thể gây ra rối loạn giấc ngủ. Tai nghe có thể gây khó chịu, đau tai hoặc cảm giác bóp chặt, khiến người dùng khó ngủ hoặc bị gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, nếu tai nghe không được lựa chọn và sử dụng đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng đau tai, tê bì tay, chóng mặt hoặc buồn nôn.

    Đeo tai nghe nhiều có ảnh hưởng gì không?

    Khi đeo tai nghe nhiều, sóng âm thanh quá lớn hoặc quá thường xuyên sẽ khiến tế bào lông mất đi chức năng nhạy cảm với rung động, bị uốn cong và có thể dẫn đến ù tai suy giảm thính lực. Về lâu dài, tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn làm giảm khả năng nghe.