Lòng đen của mắt gọi là gì

Mắt người cũng là một phần của não, hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Cấu tạo bên ngoài

Nhìn bên ngoài, đôi mắt cơ bản có các bộ phận: lông mày, lông mi, mí mắt, tròng trắng, tròng đen...

Cấu tạo bên trong

Mắt là một cơ quan có cấu trúc bên trong hết sức tinh vi, trong đó Thủy tinh thể và Võng mạc là hai bộ phận cơ bản và có vai trò quan trọng nhất để đảm bảo được chức năng nhìn - thị lực - của mắt.

Thủy tinh thể

Vị trí - chức năng của thủy tinh thể

Thủy tinh thể [lens] làm nhiệm vụ như một thấu kính hội tụ trong suốt nằm sau mống mắt [còn gọi là tròng đen] bên trong nhãn cầu.

Tầm quan trọng của Thủy tinh thể

Thủy tinh thể là thành phần quang học mắt quan trọng nhất, cho ánh sáng đi qua, hội tụ, tập trung các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét.

Do vậy, Thủy tinh thể phải luôn trong suốt để giúp mắt điều tiết tốt. Đồng thời điều chỉnh linh hoạt được độ dày, mỏng khi mắt nhìn gần hoặc nhìn xa.

Võng mạc

Vị trí - chức năng của võng mạc

Võng mạc [retina]: là một màng bên trong của đáy mắt có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại.

Khi ánh sáng đi vào trong mắt, sẽ xuyên qua giác mạc và thủy tinh thể và được hội tụ trên võng mạc.

Võng mạc sẽ chuyển năng lượng ánh sáng thành tín hiệu thị lực và gửi về trung khu phân tích tại vỏ não [thông qua dây thần kinh thị giác].

Cấu thành phần quan trọng của võng mạc 

Hoàng điểm

Hoàng điểm [còn gọi là điểm vàng] là phần quan trọng của võng mạc, nơi tập trung nhiều tế bào thị giác. Hố trung tâm hoàng điểm có ít tế bào thần kinh, nơi tế bào thị giác nhạy cảm nhất, giúp nhận diện nội dung và độ sắc nét của hình ảnh. Đặc biệt, hố trung tâm không có mạch máu trực tiếp nuôi dưỡng mà phải thông qua sự hấp thu dưỡng chất từ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc

Hoàng điểm bị thoái hóa theo tuổi tác sẽ khiến thị lực cũng giảm theo

Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc RPE

Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc là thành phần rất quan trọng của võng mạc:

Vị trí:

Là nơi tiếp nối và nhận tín hiệu trực tiếp từ 2 loại tế bào thị giác là tế bào nón [hoạt động trong điều kiện đủ ánh sáng] và tế bào que [hoạt động trong điều kiện ánh sáng yếu]

Chức năng:

- Bảo vệ: Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có vai trò hấp thụ các tia cực tím và các chất chuyển hoá gây hại, giúp bảo vệ tế bào thị giác

- Nuôi dưỡng: Tế bào biểu mô sắc tố võng mạc có nhiệm vụ gắn chặt và nuôi dưỡng các tế bào thị giác, là yếu tố thần kinh quan trọng, đặc biệt là vùng hố trung tâm hoàng điểm.

Do đó, nếu các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc bị tổn thương, tế bào thị giác bị bong ra và nhanh chóng bị teo đi, chức năng cảm nhận ánh sáng và thị lực giảm dần, nặng hơn có thể gây mù lòa.

Mắt là cơ quan tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não bộ xử lý và lưu trữ.

Về vị trí, mắt người nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, phía trên có gò lông mày và trán, phía dưới giáp xương má khuôn mặt.

Cấu tạo của mắt được hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.

2.1. Cấu tạo bên ngoài

Nhìn tổng thể bên ngoài, đôi mắt được cấu thành bởi các bộ phận sau:

  • Lông mi và mi mắt: chuyển động nhắm vào mở ra của mắt là nhờ cơ chế hoạt động của hai mi mắt, phản xạ nhắm mở này giúp mắt điều tiết tránh bị khô, nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với khói, bụi, nước hàng ngày. Trên mi mắt cũng có lớp lông mi giúp bảo vệ mắt khỏi các dị vật: mí trên có lông mi dài cong, lông mi của mí dưới ít hơn và ngắn hơn.

  • Củng mạc: là một màng chắc dày và rất cứng bao quanh và tạo nên hình thể của nhãn cầu [hình cầu].

  • Giác mạc: nằm ở phía trước củng mạc, có hình chỏm cầu hơi nhô ra khỏi ổ mắt, đóng vai trò như một thấu kính, hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp ta có thể nhìn thấy vật.

  • Kết mạc: là lớp niêm mạc che phủ phần củng mạc [lòng trắng] của nhãn cầu có chức năng duy trì sự ổn định lớp nước mắt và tiết ra một số chất có trong nước mắt chống lại mọi sự xâm nhập vào giác mạc.

  • Mống mắt: Ngay phía sau giác mạc là màng sắc tố bao quanh đồng tử được gọi là mống mắt. Mống mắt có đặc điểm riêng quyết định màu mắt của con người [ nâu, xanh, đen…]

  • Đồng tử: là lỗ tròn màu đen nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể điều chỉnh co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt giúp cân bằng lượng ánh sáng vào mắt.

Đây là các phần thuộc cấu tạo bên ngoài mắt có thể thăm khám bằng mắt thường hoặc qua các dụng cụ đơn giản như đèn pin, kính lúp.

2.2. Cấu tạo bên trong

Cấu tạo bên trong của mắt rất tinh vi và kì công, trong đó thủy tinh thể và võng mạc là hai bộ phận cơ bản có vai trò quan trọng nhất để đảm bảo chức năng nhìn của mắt. Hầu hết các bộ phận thuộc cấu tạo bên trong của mắt đều chỉ có thể thăm khám bằng các phương tiện chuyên khoa:

  • Thủy dịch: Là chất dịch do thể mi tiết ra tiền phòng [khoang nằm giữa giác mạc và thể thuỷ tinh] và hậu phòng [khoang nằm sau mống mắt], tạo nên áp lực dương [gọi là nhãn áp] để duy trì hình dạng cầu căng cho mắt và cung cấp dinh dưỡng cho giác mạc và thể thuỷ tinh.

  • Thủy tinh thể: là thành phần quang học mắt quan trọng nhất, có cấu trúc trong suốt nằm phía sau đồng tử, có tác dụng như một thấu kính giúp hội tụ các tia sáng đúng vào võng mạc để tạo thành hình ảnh rõ ràng, sắc nét.

  • Võng mạc: là một lớp màng mỏng trong cùng của nhãn cầu có nhiệm vụ tiếp nhận ánh sáng từ thủy tinh thể hội tụ lại, cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu đến não thông qua hệ dây thần kinh thị giác, não bộ sẽ cho chúng ta ý thức về vật chúng ta đang nhìn thấy.

  • Dịch kính: Là một cấu trúc giống như thạch, trong suốt, nằm ở giữa thể thuỷ tinh và võng mạc, có vai trò như một môi trường đệm giúp nhãn cầu giữ được hình thể ổn định. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy mọi vật khi giác mạc, thể thuỷ tinh và dịch kính còn trong suốt, cho phép ánh sáng đi qua đến võng mạc.

  • Hắc mạc: Là lớp màng mỏng nằm giữa củng mạc và võng mạc, hắc mạc nối tiếp với mống mắt ở phía trước và có nhiều mạch máu giúp nuôi dưỡng con mắt.

Cơ chế hoạt động

Về cơ bản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự cơ chế hoạt động của một máy chụp ảnh. Cấu tạo của mắt có hệ thấu kính bao gồm giác mạc, thủy tinh thể.

Đầu tiên, ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây các tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não bộ thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để chúng ta nhìn thấy một vật, một sự việc nào đó.

Nếu như đối với máy ảnh, chúng ta thường phải điều chỉnh tiêu cự thấu kính và mức độ ánh sáng, phải lau chùi và bảo dưỡng khi ống kính bị bẩn thì trên thực tế, mắt chúng ta đã thực hiện những chức năng đó hoàn toàn tự động. Thông qua thay đổi độ cong thủy tinh thể, độ co giãn của mồng mắt, kích thước của đồng tử,...từ đó điều khiển tiêu cự, cường độ chùm sáng đi vào.

Bên cạnh đó, để mắt liên tục điều tiết chống khô rát, các tuyến lệ chính và phụ luôn hoạt động để bôi trơn giác mạc. Đây là một cơ chế vệ sinh hoàn toàn tự nhiên của cơ thể giúp bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân khói, bụi, nhiễm khuẩn...

Cách chăm sóc và bảo vệ mắt

Bổ sung chế độ ăn tốt cho mắt

  • Để có một đôi mắt sáng khỏe, bạn nên chú ý ăn nhiều rau xanh [đặc biệt các loại có lá màu xanh đậm], trái cây có màu vàng cam [cà rốt, đu đủ, cam..], các loại gan động vật, trứng, cá, thịt vịt,...

  • Những loại thực phẩm trên đều có hàm lượng vitamin A, C, E, Beta - caroten, Lutein, selenium cao giúp cải thiện nhãn lực, đem lại dưỡng chất cho mắt.

Tránh hoạt động mắt trong thời gian dài

  • Sau mỗi giờ làm việc trên máy tính, nên thư giãn mắt bằng cách nhìn ra xa khỏi màn hình máy tính, nhắm mắt lại hoặc chớp mắt nhiều lần để mắt điều tiết đỡ khô do nhìn quá lâu.

  • Nơi đọc sách hay làm việc phải đủ ánh sáng, không quá xa hay quá gần. Khi sử dụng máy tính nên giữ tư thế ngồi thẳng, đối diện trực tiếp với màn hình [cách từ 30 - 40cm], trung tâm màn hình nên cao ngang vùng ngực, đặt máy tính ở những nơi có độ sáng thích hợp, không chói lóa nhưng cũng không quá tối.

Tránh tổn thương vùng mắt

  • Khi gặp ánh sáng chói lóa như đèn hàn xì, lò đúc thủy tinh, đèn pha ô tô: bạn nên tránh nhìn trực tiếp vào những luồng ánh sáng này.

  • Hạn chế sử dụng kính áp tròng trong thời gian dài, giữ vệ sinh sát trùng kính áp tròng cẩn thận.

  • Khi đi ra ngoài trong trời nắng gắt hay trong khoảng thời gian từ 11h đến 4h chiều, nên đeo kính dâm để tránh ánh nắng hay tia cực tím chiếu trực diện vào mắt.

  • Tránh dụi mắt khi đôi tay chưa được rửa sạch sẽ.

Thường xuyên massage, tập thể dục cho mắt

  • Bạn nên ngủ đủ 7-8h mỗi ngày, nhắm mắt nghỉ trưa tầm 15 phút để mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.

  • Nên massage đôi mắt mỗi ngày giúp mắt khỏe mạnh: dùng hai bàn tay cọ xát vào nhau cho nóng lên rồi sau đó áp lên đôi mắt, vuốt nhẹ từ trong ra ngoài, dùng tay day nhẹ nhàng đôi mắt, massage cho mắt khỏe.

  • Có thể cắt lát các lát dưa chuột, cà chua đắp lên đôi mắt để mắt được thư giãn hơn.

  • Bạn phải sử dụng khăn lau mặt riêng, thường xuyên giặt sạch và sau một ngày làm việc nên rửa mặt sạch. Trường hợp cần thiết [cảm giác cộm xốn bụi mắt] có thể nhỏ vài giọt thuốc sát khuẩn nhẹ.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt phù hợp theo chỉ định

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nhu cầu sử dụng thuốc nhỏ mắt lâu dài.

  • Nên dùng nước muối sinh lí 0,9% để vệ sinh rửa mắt mỗi ngày

  • Mau chóng tới gặp bác sĩ nếu thấy mắt mình có vấn đề như đau mắt, quáng gà, nhìn mờ, đỏ và rát mắt, nhìn chói sợ ánh sáng.

  • Nên Kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện kịp thời những bất thường hay bệnh lý về mắt giúp điều trị kịp thời.

Chủ Đề