Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1

22.02.2022

WElearn Wind

Là giáo viên với kinh nghiệm đầy mình về phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 nhưng Chị Trang vẫn suốt ngày gào thét: học chưa? làm bài chưa hả? sao lại học như thế này? Bài hôm qua học rồi sao quên nữa rồi? Muôn màu câu chuyện dành cho trẻ bước vào lớp 1 dở khóc dở cười. Vậy làm sao để giúp trẻ  học tốt? Khiến chúng đam mê việc học hành?

Thời gian đầu quý phụ huynh không cố ép bé học. Hãy động viên hỏi han tạo điều kiện để bé hòa nhập thoải mái với việc học. Nôm na là “dụ” cho bé thích học, sau đó từ từ nâng dần sức ép cho bé vô nề nếp học tập bằng những “đe dọa” kiểu như “hôm nay con không viết xong trang này là mẹ sẽ không cho con đi chơi nữa”.

>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 1 tại nhà

Mỗi ngày khi di chuyển bằng xe máy từ nhà đến trường mẫu giáo quý phụ huynh có thể hướng dẫn bé tự học sớm như:

⚡ Nhận biết số: ban đầu thì đếm ngược theo đèn đỏ, từ vài số rồi nâng dần lên.

⚡ Đọc số trên các biển số xe trước mặt. Ban đầu từng số đơn, sau đó đến số cặp đôi, rồi bộ 3 số, 4 số và 5 số.

⚡ Làm toán thực hành trên vở: nên cho bé làm quen toán cộng trừ, cộng 2 số với nhau, rồi 3 số, 4 số và 5 số. Sau đó nâng lên cộng 2 số có 2 chữ số với nhau.

Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1

giáo trình dạy bé chuẩn bị vào lớp 1

Đối với lớp 1, các em phải vừa làm quen mặt chữ vừa phải ghi nhớ cách phát âm quả là khó khăn. Có rất nhiều phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1, nhưng việc dạy như thế nào là đúng mới quan trọng. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp trẻ học tiếng việt đơn giản nhưng hiệu quả.

>>>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Dạy Con Học Toán Lớp 3

2.1. Cho trẻ làm quen với bảng chữ cái

Bằng các bộ thẻ chữ. Kết hợp cho trẻ tập viết và tập đọc để nhận dạng chữ tốt hơn, một ngày khoảng 3-4 chữ. Sau đó quý phụ huynh kiểm tra trẻ viết đúng chưa. Khi đi chơi công viên hay thú nhún quý phụ huynh có thể yêu cầu bé đánh vần chữ cái. Nếu đúng hãy cho bé chơi, nếu chưa đúng thì “hướng dẫn” lại cho trẻ. Đừng quá bó buộc trẻ ngồi một chỗ mà học vì trẻ sẽ không thoải mái, làm chúng khó nhớ bài hơn.

Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Bảng chữ cái tiếng Việt

Thanh quản trẻ ở độ tuổi này chưa thực sự phát triển đầy đủ. Vì vậy quý phụ huynh không nên ép trẻ đọc bằng được, trẻ thấy khó sẽ bỏ cuộc và đâm ra ghét việc học. Đa số trẻ đều bị “ngọng” một số chữ cái do vậy một số từ trẻ sẽ nói “đớt”. Điều này lớn lên sẽ không còn nữa. Thay vì gây áp lực khắc khe với chúng quý phụ huynh hãy chấp nhận điều này như một lẽ thường tình.

2.3. Thường xuyên cho trẻ “học nghe”

Khi dạy trẻ học nói người lớn hay nói trước rồi “dụ” trẻ nói theo. Khi học chữ cũng vậy, quý phụ huynh nên luyện nghe cho trẻ trước. Tranh thủ mỗi tối trước khi đi ngủ anh/chị hãy đọc cho trẻ nghe một câu chuyện nhỏ. Đồng thời duy trì thói quen này thường xuyên. Song song đó hãy hỏi trẻ về những tình tiếc trong câu chuyện để tăng khả năng tập trung của chúng. Sau một vài ngày  hãy kể lại câu chuyện đã kể rồi hỏi trẻ diễn biến tiếp theo của đoạn bạn vừa kể để kiểm tra khả năng ghi nhớ của chúng.

Bước vào lớp 1, không ít thì nhiều trẻ có phần lì hơn, lười biếng hơn vì phải “chịu đựng” sự quá tải của chương trình học như hiện nay. Hồi xưa Ad không cần học anh văn ở bậc tiểu học. Một ngày chỉ học một buổi và không học thêm giờ nào. Nhưng với thực trạng hiện nay, các bậc phụ huynh, các thế hệ đi trước đều phải thốt lên rằng “học gì mà lắm thế!”

Mỗi lớp đều hơn 20 em liệu chỉ có một giáo viên thì làm sao đủ thời gian kèm cập từng em một. Do vậy việc học không còn thể phó thác toàn bộ cho nhà trường. Nhưng với lịch học 2 buổi ở trường liệu có hiệu quả với các em?

Với các vấn đề bất cập của việc học tại trường là không thể thay đổi. Thế nên quý phụ huynh cần thiết kế lịch trình, phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 phù hợp với con em mình. Để trẻ học vừa sức mà không áp lực. Giúp trẻ có một tuổi thơ hồn nhiên vui tươi mà không bị việc học đè nặng.

Ba mẹ biết rằng cột mốc vào lớp 1 đối với trẻ là cột mốc vô cùng quan trọng, nó quyết định thái độ và niềm yêu thích học tập của trẻ hay tâm lý sợ đến trường. Do đó, ba mẹ chuẩn bị càng tốt hành trang cho trẻ với lớp 1, càng giúp con vững vàng khi bước vào chặng đường hoàn toàn mới.

Hành trang thứ 1: Chuẩn bị tâm lý cho trẻ

Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi vào lớp 1

Để chuẩn bị tốt tâm lý cho con chuẩn bị vào lớp 1

Ngay đầu mùa hè cuối cùng ở trường mầm non, phụ huynh hãy nói với con mình về ngôi trường tiểu học mà con sẽ học. Tốt hơn cả, dịp cuối năm học của học sinh tiểu học, phụ huynh nên đưa bé đến làm quen, tham khảo trước về trường lớp, cảnh quan xung quanh trường để tạo sự vững tâm cho trẻ.

Phụ huynh nên cho trẻ xem những tấm ảnh xung quanh trường mô tả lại quang cảnh học tập, sinh hoạt của các học sinh khóa trước và giới thiệu qua cho trẻ biết về những điều thú vị, hấp dẫn khi vào học lớp 1. Ngoài ra, có thể tìm hiểu những môn học thể thao, những sinh hoạt ngoại khóa trẻ có thể tham gia để kích thích sự tò mò, hứng khởi của trẻ.

Ví dụ, xung quanh các trường tiểu học, sẽ có sân chơi bóng rổ, hoặc những trò chơi dành cho trẻ, những lúc rảnh rỗi phụ huynh nên cho trẻ đến làm quen trước để trẻ dạn dĩ hơn với môi trường mới.

Hành trang thứ 2: Giúp trẻ làm quen với nề nếp, kỉ luật ở trường tiểu học

Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Chuẩn bị tốt giúp con nhanh chóng hòa nhập khi bắt đầu học lớp 1

Ba mẹ cần gần gũi, trò chuyện với con về nề nếp học tập của tiểu học. Hãy nói với các bé rằng những em bé mới vào lớp 1 cần phải giữ trật tự trong lớp, giơ tay xin phép thầy cô khi phát biểu hoặc ra ngoài, xếp hàng khi vào lớp, đứng lên chào cô khi vào lớp hay tan lớp.

Hành trang thứ 3: Dụng cụ học tập cần sắm sửa

Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Dụng cụ học tập thú vị góp phần giúp trẻ yêu thích đi học

Phụ huynh có thể mua trước một số sách vở, dụng cụ học tập vào lớp 1, giới thiệu cho trẻ làm quen với chúng và dạy trẻ cách thức giữ gìn những vật dụng đó. Phụ huynh nên cố gắng giới thiệu những điều tích cực, thú vị ở trường tiểu học, thay vì dọa con là trường học rất khó, không học là cô giáo phạt…Cố gắng mua sắm thật đầy đủ mọi tư trang và dụng cụ học tập cho trẻ. Đó là quần áo, giày, mũ, cặp, sách, vở, bảng con, bút chì, bút vẽ, thước kẻ…. Hiện nay các trường có may đồng phục cho trẻ vì vậy, khi đăng ký quần áo cho con, bố mẹ cần phải cẩn thận chọn và kiểm tra các số đo phù hợp với con. Khi lấy quần áo đồng phục về cần giặt giũ sạch sẽ để sẵn sàng cho con bước vào năm học mới.

Hành trang thứ 4: Giới thiệu với con vài người bạn cùng học lớp 1

Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Bạn bè giúp trẻ hào hứng đến trường

Có nhiều phụ huynh đã “ngắm” trước cho con những người bạn cùng học lớp 1, hoặc chí ít là cùng trường ngay mùa hè cuối cùng của bậc mầm non. Nếu có bạn cũ, trẻ sẽ cảm thấy yên tâm và tự tin hơn với môi trường mới. Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng may mắn có luôn “đôi bạn cùng tiến” ngay từ buổi đầu học lớp 1. Vì vậy, kỹ năng vui chơi cùng các bạn mới quen cũng hết sức quan trọng trong buổi đầu. Có thể sẽ khó khăn nhưng chúng ta có thể tin rằng với thời gian và sự giúp đỡ của các cô, các con sẽ ổn thôi.

Hành trang thứ 5: Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đến trường

Ngày đầu vào lớp 1 là ngày thiêng liêng của mỗi đứa trẻ. Vì vậy, bố mẹ nhất thiết phải đưa con đến trường nếu có cả ông bà và người thân khác càng tốt. Ngày hôm ấy mọi ưu tiên tốt đẹp nhất phải dành trọn cho trẻ vào lớp 1 để các cháu nhận được nhiều lời khen, nhiều nụ cười ngay trong buổi học đầu tiên.

Khi trẻ đi học về cần hỏi han chuyện trường lớp, hỏi xem ngày hôm đó có gì vui hay có gì làm cho trẻ phải lo lắng không để kịp thời động viên, khích lệ và an ủi.

Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Ba mẹ nên đưa đón đúng giờ vào những ngày đầu con vào lớp 1

Hành trang thứ 6: Rèn luyện các kỹ năng cho trẻ trước khi vào lớp 1

Vào lớp 1 đòi hỏi bé phải chuẩn bị các kỹ năng từ trước, những kỹ năng như tự xúc cơm ăn, sắp xếp sách vở, đi giày dép, mặc đồng phục, vệ sinh cá nhân cần phải được huấn luyện trước khi vào lớp 1. Thực chất, các kỹ năng này đã được hình thành ở trường mẫu giáo. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh, giáo viên mẫu giáo, bảo mẫu vẫn cưng chiều và làm thay cho con.

Hành trang thứ 7: Việc giao tiếp, làm quen ở môi trường mới

Kỹ năng giao tiếp cần phải được học hỏi trong cả quá trình mẫu giáo. Đó cũng là kỹ năng mềm được rèn luyện trong cả môi trường gia đình, những mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, khi vào lớp 1, trẻ cũng cần phải học hỏi nhiều hơn, vì vậy trẻ phải rèn luyện thêm kỹ năng lắng nghe khi người khác nói, trả lời khi được hỏi, đặt câu hỏi cho thầy cô, bạn bè hi hi vọng,thắc mắc, phát âm to và rõ ràng.

Hành trang thứ 8: Làm quen chữ viết và con số

Lớp học cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Làm quen với con số giúp trẻ không sốc khi học Toán ở lớp 1

Đến với Superbrain, các bé không chỉ làm quen với các con số, mà còn có thể thực hiện những bài tính đơn giản cùng Toán trí tuệ FingerMath.

Trẻ chưa phải học chữ trước khi vào lớp 1; nhưng việc làm quen như cách cầm bút, làm quen chữ cái, những phép tính đơn giản thì các phụ huynh nhất thiết phải trang bị cho con. Trước khi vào lớp 1, ít nhất trẻ cần biết viết, đọc được tên mình và nhớ số nhà, số điện thoại của bố mẹ.

Hiểu được nỗi lo của Ba mẹ chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1, Superbrain xây dựng chương trình “Hè là để trưởng thành”, là bước chuyển giữa môi trường mẫu giáo và tiểu học.

Ở Superbrain trẻ vừa học vừa chơi; do đó con làm quen với con số một cách dễ dàng, tạo nền tảng tốt vào lớp 1. Đồng thời, con được gặp nhiều bạn bè mới, sống trong môi trường thân thiện, giao tiếp cởi mở, giúp con tự tin hơn.

Superbrain Việt Nam

ĐĂNG KÝ HỌC TRẢI NGHIỆM CHƯƠNG TRÌNH MIỄN PHÍ