Luật 2023 giao thông

Chiều ngày 15/9, Trường THPT Nguyễn Huệ phối hợp với Công an Thành phố Yên Bái tổ chức hoạt động ngoại khóa Tuyên truyền phổ biến Luật giao thông, Luật an ninh mạng năm học 2022-2023.

NGOẠI KHÓA TUYÊN TRUYỀN LUẬT GIAO THÔNG, LUẬT AN NINH MẠNG NĂM HỌC 2022-2023

Chiều ngày 15/9, Trường THPT Nguyễn Huệ phối hợp với Công an Thành phố Yên Bái tổ chức hoạt động ngoại khóa Tuyên truyền phổ biến Luật giao thông, Luật an ninh mạng năm học 2022-2023.

Đến dự buổi ngoại khóa có sự hiện diện của đồng chí Thiếu tá Nguyễn Trung Hậu - Đội trưởng đội an ninh; Đại úy Hà Lan Anh - Cán bộ phân đội Cảnh sát giao thông; Trung úy Hoàng Văn Đức - Cán bộ Đội an ninh Công an thành phố Yên Bái. Về phía nhà trường có Thầy giáo Nguyễn Quang Hợp- Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô giáo và các em học sinh khối 10, 11.

Tại buổi ngoại khóa, giáo viên và học sinh trường THPT Nguyễn Huệ đã được nghe cán bộ Công an Thành phố giới thiệu về Luật Giao thông và Luật An ninh mạng. Đại úy Hà Lan Anh - Cán bộ phân đội Cảnh sát giao thông đã phổ biến những kiến thức cơ bản về các quy định của Luật Giao thông đường bộ; nêu lên thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của các vụ tai nạn giao thông hiện nay; các lỗi vi phạm trật tự an toàn giao thông thường gặp của các em học sinh cùng hình thức xử phạt.

Đại úy Hà Lan Anh - Cán bộ phân đội Cảnh sát giao thông phổ biến những kiến thức cơ bản về các quy định của Luật Giao thông đường bộ

Thiếu tá Nguyễn Trung Hậu - Đội trưởng đội an ninh Công an thành phố Yên Bái trao đổi về luật An ninh mạng. An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mạng xã hội mang đến rất nhiều lợi ích nhưng cũng nhiều rắc rối đối với lứa tuổi các bạn học sinh, cần tránh những hội nhóm phản động chống lại Đảng, nhà nước. Bài phát biểu đã cung cấp cho giáo viên và học sinh những hiểu biết cơ bản về mạng xã hội, vai trò và tác hại của mạng xã hội, các hành vi vi phạm phổ biến trên môi trường mạng và hình thức xử lí của cơ quan có thẩm quyền.

Đan xen với tuyên truyền luật là những câu hỏi tương tác, giao lưu rất gần gũi với lứa tuổi của các bạn học sinh, qua đó cung cấp kiến thức khi tham gia giao thông như đội mũ bảo hiểm, chuyển làn đường, chuyển hướng, quan sát khi sang đường, bảo dưỡng phương tiện, tránh điểm mù xe tải...Ngoài ra, các bạn học sinh còn được xem và nghe phân tích những clip cảnh báo về lừa đảo trên các trang mạng xã hội, những thủ đoạn tinh vi của tội phạm trên không gian mạng, xem clip các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên địa bàn thành phố, từ đó cảnh báo hậu quả của vi phạm luật giao thông.

Các bạn học sinh trả lời câu hỏi tương tác, giao lưu tại buổi ngoại khóa

Các khối, lớp kí cam kết đảm bảo thực hiện nghiêm Luật giao thông, Luật an ninh mạng

Buổi ngoại khóa đã cung cấp những kiến thức rất bổ ích về Luật giao thông, Luật an ninh mạng. Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vậy nên việc nắm vững luật, hình thành văn hóa giao thông và văn hóa sử dụng mạng xã hội là rất cần thiết.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ngày 12/9/2022, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo và Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị “Triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong học đường năm học 2022-2023”.

Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tình trạng học sinh vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông [TTATGT] đang có chiều hướng gia tăng. Lực lượng Cảnh sát giao thông trong toàn tỉnh đã tiến hành tuần tra kiểm soát và phát hiện, xử lý 1.123 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT.

Các lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ thường gặp ở học sinh là điều khiển xe gắn máy trên 50cc không có giấy phép lái xe, xe không lắp gương chiếu hậu, điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm...

Hội nghị “Triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong học đường năm học 2022-2023” tại Trường THPT Vĩnh Yên.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng học sinh vi phạm các quy định về TTATGT, Công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo và Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT năm học 2022-2023. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong các đơn vị, trường học.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại tá Trần Minh Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn hạn chế. Hậu quả của tai nạn giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền của của gia đình, xã hội, gây cho con người cuộc sống khó khăn.

Đại tá Trần Minh Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị.

“Để thực hiện mục tiêu an toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong các trường hãy thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ với mục đích giữ vững TTATGT, nâng cao chất lượng cuộc sống và vận động nếp sống văn minh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đồng thời thông qua chương trình này tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng Luật Giao thông đường bộ tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh các trường, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong nhà trường”, Đại tá Trần Minh Dũng chia sẻ.

Tại Hội nghị, Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong năm học 2022-2023 trong các trường học và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong đó lực lượng Công an tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo, tỉnh đoàn Vĩnh Phúc là nòng cốt.

Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn cách nhận biết về các loại biển báo, biển chỉ dẫn giao thông.

“Để nâng cao hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm và có các giải pháp cụ thể. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến văn hoá giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh, giáo dục an toàn giao thông, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh. Bên cạnh đó, rà soát các điểm trông giữ xe để không cho các em học sinh Trung học phổ thông [THPT] điều khiển xe mô tô đến trường, liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh để phản ánh ý thức của các em khi tham gia giao thông”, Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh thông tin thêm.

Bà Nguyễn Thị Anh Trâm, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Yên [TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc] khẳng định, đây là một chương trình mang lại rất nhiều ý nghĩa cho học sinh và cho cả cán bộ, giáo viên... Đặc biệt, đối với học sinh THPT, ở độ tuổi này nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại phục vụ cho việc học tập là rất cần thiết. Nếu như các em được tuyên truyền, nắm được các quy định về Luật Giao thông đường bộ, sẽ thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nói chung và Luật Giao thông đường bộ nói riêng khi điều khiển phương tiện phù hợp tham gia giao thông, tránh được những hậu quả đáng tiếc trong lĩnh vực an toàn giao thông.

Chủ Đề