Luật xử phạt giao thông đường bộ 2023

Ngày 12/9/2022, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo và Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị “Triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong học đường năm học 2022-2023”.

Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tình trạng học sinh vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông [TTATGT] đang có chiều hướng gia tăng. Lực lượng Cảnh sát giao thông trong toàn tỉnh đã tiến hành tuần tra kiểm soát và phát hiện, xử lý 1.123 trường hợp học sinh vi phạm TTATGT.

Các lỗi vi phạm Luật Giao thông đường bộ thường gặp ở học sinh là điều khiển xe gắn máy trên 50cc không có giấy phép lái xe, xe không lắp gương chiếu hậu, điều khiển xe máy điện không đội mũ bảo hiểm...

Hội nghị “Triển khai kế hoạch phối hợp tuyên truyền và ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong học đường năm học 2022-2023” tại Trường THPT Vĩnh Yên.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng học sinh vi phạm các quy định về TTATGT, Công an tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo và Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT năm học 2022-2023. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật giao thông cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong các đơn vị, trường học.

Phát biểu tại Hội nghị, Đại tá Trần Minh Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ còn hạn chế. Hậu quả của tai nạn giao thông gây ra là rất lớn, làm thiệt hại đến tiền của của gia đình, xã hội, gây cho con người cuộc sống khó khăn.

Đại tá Trần Minh Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị.

“Để thực hiện mục tiêu an toàn giao thông cho học sinh khi đến trường”, toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong các trường hãy thực hiện nghiêm Luật Giao thông đường bộ với mục đích giữ vững TTATGT, nâng cao chất lượng cuộc sống và vận động nếp sống văn minh, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đồng thời thông qua chương trình này tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến sâu rộng Luật Giao thông đường bộ tới toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh các trường, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong nhà trường”, Đại tá Trần Minh Dũng chia sẻ.

Tại Hội nghị, Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT trong năm học 2022-2023 trong các trường học và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị trong đó lực lượng Công an tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo, tỉnh đoàn Vĩnh Phúc là nòng cốt.

Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh, Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc hướng dẫn cách nhận biết về các loại biển báo, biển chỉ dẫn giao thông.

“Để nâng cao hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho học sinh, các cấp, các ngành đã đặc biệt quan tâm và có các giải pháp cụ thể. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến văn hoá giao thông trong thanh thiếu niên, học sinh, giáo dục an toàn giao thông, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích cho học sinh. Bên cạnh đó, rà soát các điểm trông giữ xe để không cho các em học sinh Trung học phổ thông [THPT] điều khiển xe mô tô đến trường, liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh để phản ánh ý thức của các em khi tham gia giao thông”, Thượng tá Nguyễn Kỳ Hanh thông tin thêm.

Bà Nguyễn Thị Anh Trâm, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Yên [TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc] khẳng định, đây là một chương trình mang lại rất nhiều ý nghĩa cho học sinh và cho cả cán bộ, giáo viên... Đặc biệt, đối với học sinh THPT, ở độ tuổi này nhu cầu sử dụng phương tiện đi lại phục vụ cho việc học tập là rất cần thiết. Nếu như các em được tuyên truyền, nắm được các quy định về Luật Giao thông đường bộ, sẽ thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nói chung và Luật Giao thông đường bộ nói riêng khi điều khiển phương tiện phù hợp tham gia giao thông, tránh được những hậu quả đáng tiếc trong lĩnh vực an toàn giao thông.

Mức phạt hành vi đua xe máy sẽ tăng từ 7-8 triệu lên 10-15 triệu đồng - Ảnh: MINH HÒA

Đó là những nội dung đáng chú ý trong nghị định số 123/2021/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ và đường sắt [nghị định 100], hàng không dân dụng.

Theo quy định mới, người đi môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai có mức phạt 400.000-600.000 đồng thay vì 200.000-300.000 đồng như nghị định 100.

Tăng mức phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng lên 1 - 2 triệu đồng đối với người chạy xe máy không có bằng lái, hoặc dùng bằng lái bị tẩy xóa, bằng lái không hợp lệ. Với người lái môtô trên 175 cm3, mức phạt hành vi này tăng từ 1,2 - 3 triệu đồng lên 2 - 4 triệu đồng.

Với tài xế ôtô không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ, mức phạt tăng từ 3 - 5 triệu đồng lên 6 - 8 triệu đồng, tước bằng lái xe 2 - 4 tháng.

Các hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để tài xế xe khác biết khi buộc phải dừng, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định, quay đầu xe trên đường cao tốc mức phạt tăng từ 6 - 8 triệu đồng lên 10 - 12 triệu đồng, tước bằng lái xe 2 - 4 tháng.

Hành vi lái ôtô có lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc hai bên thành xe bị phạt 1 - 2 triệu đồng thay vì 800.000 - 1 triệu đồng như hiện nay

Với những người lái ôtô gắn không đủ biển số hoặc biển số không đúng vị trí, không rõ chữ; bị bẻ cong, che lấp; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ số hoặc đổi màu của chữ số, nền biển mức phạt tăng từ 800.000 - 1 triệu đồng lên mức 4 - 6 triệu đồng. Với người điều khiển xe máy, hành vi này bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng thay vì 100.000 - 200.000 đồng như trước đây.

Với ôtô quá hạn kiểm định dưới 1 tháng, người lái xe sẽ bị phạt 3 - 5 triệu đồng thay vì 2 - 3 triệu đồng như hiện nay, tước bằng lái xe 1 - 3 tháng.

Người lái ôtô có bằng lái hết hạn dưới 3 tháng bị phạt 5 - 7 triệu đồng thay vì 4 - 6 triệu đồng như trước đây.

Người lái ôtô có bằng lái xe hết hạn trên 3 tháng; không có bằng lái xe; tẩy xóa, sử dụng bằng lái xe không hợp lệ bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng thay cho mức 4 - 6 triệu đồng như nghị định 100, bị tịch thu bằng lái xe.

Với hành vi đón, trả khách trên cao tốc nghị định tăng mức phạt từ 5 - 7 triệu đồng lên 10 - 12 triệu đồng, tước bằng lái 2 - 4 tháng.

Với hành vi bán biển số xe giả, mức phạt tăng từ 1 - 2 triệu đồng lên 10 - 12 triệu đồng với cá nhân, từ 2 - 4 triệu đồng lên 20 - 24 triệu đồng với tổ chức. Hành vi tổ chức sản xuất, lắp ráp biển số xe trái phép mức phạt tăng từ 3 - 5 triệu đồng lên 30 - 35 triệu đồng với cá nhân, từ 6 - 10 triệu đồng lên 60 - 70 triệu đồng với tổ chức.

Với hành vi đua mô tô, xe máy, xe đạp điện trái phép, mức phạt tăng từ 7 - 8 triệu lên 10 - 15 triệu đồng, tịch thu xe; hành vi đua ôtô trái phép mức phạt tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 20 - 25 triệu đồng, tịch thu xe.

Hành vi chở quá tải cũng được tăng mức phạt rất cao với tài xế lẫn chủ xe. Chở quá tải trên 10 - 20%, mức phạt tăng gấp đôi, lên 4 - 6 triệu đồng; chở quá tải trên 20 - 50% mức phạt tăng lên đến 15 triệu đồng, tước bằng lái đến 3 tháng...

Tài xế chở quá tải trên 50% mức phạt tăng từ 5 - 7 triệu đồng lên 40 - 50 triệu đồng, tước bằng lái 3 - 5 tháng thay vì 1 - 3 tháng như trước đây. Trường hợp này chủ xe là cá nhân mức phạt tăng từ 14 - 16 lên 70 - 75 triệu đồng, chủ xe là tổ chức mức phạt tăng từ 28 - 32 triệu đồng lên 140-150 triệu đồng.

Nghị định bổ sung mức phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển, chủ xe trốn tránh, không trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ khi lưu thông qua các trạm thu phí.

Với hành vi liên quan đến thu phí không dừng [ETC], nghị định mô tả lại hành vi là "điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí ETC [xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn ETC] đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức ETC tại các trạm thu phí". Người vi phạm bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng, tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Chủ Đề