Lương tối thiểu vùng 2023 đóng bảo hiểm

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, từ ngày 1/4/2022 tới đây sẽ tiến hành điều tra về lao động, tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2022.

Điều này nhằm cung cấp cơ sở cho việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2023 và hoạch định chính sách về lao động, tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp.

Theo kế hoạch, việc khảo sát sẽ được tiến hành tại 2.000 doanh nghiệp ở 18 tỉnh, thành phố đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước có số lượng doanh nghiệp lớn, thị trường lao động phát triển.

Cụ thể gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng [TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc]; vùng Đông Bắc [Quảng Ninh]; vùng Tây Bắc [Hòa Bình]; Bắc Trung Bộ [Thanh Hóa, Nghệ An]; Duyên hải Nam Trung Bộ [TP. Đà Nẵng, Khánh Hòa]; Tây Nguyên [Đắk Lắk]; Đông Nam Bộ [TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu] và Đồng bằng sông Cửu Long [Long An, TP. Cần Thơ].

Trong đó, 3 địa phương có số doanh nghiệp được khảo sát nhiều nhất là: TP. Hà Nội, TP. HCM và TP. Đà Nẵng với mức 150 doanh nghiệp/thành phố.

Các doanh nghiệp thuộc diện khảo sát phải được thành lập và có hoạt động sản xuất, kinh doanh trước ngày 1/1/2021 và đến thời điểm này vẫn đang hoạt động. 

Ngoài tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí, quỹ tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, lợi nhuận trươc thuế và các khoản phải nộp, nội dung khảo sát còn bao gồm việc thực hiện một số nội dung của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động; tuyển dụng và đào tạo lại.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng khảo sát về tình hình lao động, tiền lương của doanh nghiệp bao gồm: số lượng và cơ cấu lao động, tiền lương tối thiểu, thang bảng lương, quy chế trả lương, các mức tiền lương trong doanh nghiệp, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác có tính chất lương, tình hình đóng – hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…

Ngoài ra, khảo sát phương thức thực hiện điều chỉnh tiền lương của doanh nghiệp khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2022 và ý kiến của doanh nghiệp về mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng dự kiến năm 2023.

Các doanh nghiệp được điều tra thuộc cả 4 nhóm loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; công ty cổ phần có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh.

Đồng thời, doanh nghiệp phải thuộc 3 nhóm sản xuất kinh doanh, nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - thương mại - dịch vụ. 

Trước đó, do tác động của dịch Covid-19, Chính phủ không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi, người lao động duy trì việc làm, tái tham gia thị trường lao động.

Theo quy định tại Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Hiện nay, theo Nghị định số 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đang được áp dụng cụ thể là: vùng 1: 4,42 triệu đồng/tháng; vùng 2: 3,92 triệu đồng/tháng; vùng 3: 3,43 triệu đồng/tháng và vùng 4: 3,07 triệu đồng/tháng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

[Thanhuytphcm.vn] - Phát biểu tại phiên thảo luận tổ Quốc hội ngày 22/10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin về vấn đề tăng lương cũng như tình trạng cán bộ, công chức bỏ việc.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, tinh thần Nghị quyết 27 của Trung ương là từ năm 2021 sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định lùi thời điểm cải cách tiền lương. Việc tăng lương cơ sở cũng chưa thực hiện được do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chính phủ đề xuất Quốc hội tăng lương cơ sở thêm 20%, từ ngày 1/7/2023, lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Tỷ lệ tăng này tiệm cận với chính sách cải cách tiền lương với khung cải cách dự kiến thấp nhấp là 29%, cao nhất khoảng trên 40%. Nếu năm 2023 đất nước phát triển kinh tế - xã hội tốt và năm 2024 tăng trưởng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững, không bị tác động bởi cách yếu tố khách quan như 3 năm qua thì có thể triển khai được chính sách cải cách tiền lương.

Liên quan đến vấn đề này, ĐB Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TPHCM cho rằng, người lao động đang rất lo lắng vì nhiều khó khăn. “Người lao động rời bỏ khu vực công, không phải chỉ đơn thuần là lương thấp, mà do áp lực công việc lớn hơn đồng lương họ nhận được, nên họ sẵn sàng rời bỏ. Những quy định chồng chéo khiến người lao động bị áp lực khi thực hiện công việc, khó để đáp ứng yêu cầu của người dân trong thực thi công vụ.” - ĐB Trần Thị Diệu Thúy nêu.

ĐB Trần Thị Diệu Thúy đề nghị cần tăng lương sớm, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng ngay từ 1/1/2023 thay vì 1/7/2023 vì mức độ trượt giá hiện nay đã quá cao. ĐB cũng cho rằng, nếu chưa đủ nguồn lực để tăng lương cho tất cả các nhóm thì cần có chính sách hỗ trợ tiền lương cho nhóm có thu nhập thấp. Mặt khác, cần tính đến việc xây dựng Luật lương tối thiểu vùng để xác định tiền lương cho từng đối tượng cụ thể hơn.

ĐB Trần Thị Diệu Thúy

ĐB Trương Trọng Nghĩa [TPHCM] cũng đề nghị trong thời gian sớm nhất phải tăng tiền lương. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nếu như đủ nguồn lực chưa đủ thì tăng có trọng điểm, không dàn đều, đơn cử như tăng ngay lập tức tăng lương cho những người có mức lương thấp, còn người đã có lương cao, lương hưu cao thì có thể tăng chậm hơn. Bên cạnh đó, lương tối thiểu cũng phải xác định lại để đảm bảo mức sống tối thiểu theo từng nơi. Như ở TPHCM, từ cắt tóc, đi xe ôm cũng tốn nhiều tiền, thì lương 7-8 triệu đồng/tháng chưa chắc đã đủ sống.

Về tình trạng cán bộ, công chức nghỉ việc, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết, 6 tháng đầu năm, số công chức, viên chức thôi việc trên cả nước là 39.500 người. Trong đó, công chức hơn 4.000 người, viên chức là 35.500 người, chủ yếu ở hai ngành giáo dục và y tế. Riêng giáo dục, trong hơn 2,5 năm qua, số người xin thôi việc là 16.400, trong đó trình độ đại học trở lên chiềm 49%. Y tế có 12.190 người xin thôi việc, hơn 56% có trình độ đại học trở lên. Số liệu báo cáo là 2,5 năm nhưng thực tế số lượng công chức, viên chức nghỉ việc nhiều rơi vào 6 tháng cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022.

Công chức, viên chức nghỉ việc chủ yếu ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, đặc biệt là nơi có khu công nghiệp, chế xuất lớn như TPHCM, Đồng Nai, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Cần Thơ. Nguyên nhân là họ phải chịu áp lực rất lớn về công việc, trong khi thu nhập không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống. Trong khi đó, các dịch vụ y tế, giáo dục ngoài công lập có điều kiện phát triển mạnh mẽ, chế độ đãi ngộ tốt, đã thu hút nguồn nhân lực dịch chuyển từ công sang tư.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, điều chỉnh tăng lương cơ sở chính là một cách để giảm bớt khó khăn cho người lao động, khắc phục tình trạng người lao động rời bỏ khu vực công. Nhưng về lâu dài phải xem xét lại tổng thể, công tâm, khách quan công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức. Từ đó thay đổi toàn diện việc quản lý, sử dụng, đặc biệt là tuyển dụng công chức, viên chức, nhất là đội ngũ đang thực hiện nhiệm vụ công ích trong bối cảnh cơ chế thị trường. Thêm vào đó, cần xây dựng môi trường làm việc văn hóa, thân thiện để người lao động yên tâm làm việc…

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề