Ma sống ở đâu

Đối với các định nghĩa khác, xem Ma [định hướng].

Ma [hay hồn ma] là một từ ngữ theo quan niệm dân gian ở hầu hết các quốc gia để chỉ linh hồn của người chết [hoặc các sinh vật khác như động vật, thực vật] xuất hiện ở thế giới của người đang sống.[1][2] Những phác hoạ về hình thái tồn tại của ma rất đa dạng và có thể khác nhau tùy theo từng khu vực, nền văn hóa; từ những trường hợp mô tả ma vô hình, bóng mờ cho đến những mô tả ma có thể xác như một người sống. Mặc dù khoa học công nghệ hiện đại ngày nay đang phát triển mạnh mẽ, những phân tích và nghiên cứu về ma nói riêng hay về lĩnh vực tâm linh cho rằng ma là không có thật. Những quan niệm lâu đời về sự sống sau cái chết cũng là một trong những điều khiến nhiều người tin rằng ma hay sự trở về của linh hồn người chết là không có thật.

Ngôi nhà này bị đồn là có ma tại Hàn Quốc.

Mục lục

  • 1 Tên gọi
  • 1.1 Nơi xuất hiện
  • 1.2 Việt Nam
  • 1.3 Trung Quốc
  • 1.4 Thái Lan
  • 1.5 Nhật Bản
  • 1.6 Châu Âu
  • 2 Các tôn giáo
  • 2.1 Phật giáo
  • 2.2 Ki-tô giáo
  • 3 Cơ sở khoa học
  • 4 Các sự kiện
  • 4.1 Lễ hội ma
  • 4.2 Du lịch
  • 5 Trong nghệ thuật
  • 5.1 Văn học
  • 5.1.1 Việt Nam
  • 5.1.2 Trung Quốc
  • 5.1.3 Anh
  • 5.2 Điện ảnh
  • 5.2.1 Việt Nam
  • 5.2.2 Mỹ
  • 5.2.2.1 Thây ma
  • 5.2.3 Tại các nước
  • 5.3 Truyện tranh
  • 5.4 Hội họa Nhật Bản
  • 5.5 Một số bức ảnh ma
  • 6 Xem thêm
  • 7 Chú thích
  • 8 Liên kết ngoài

Tên gọiSửa đổi

Ma là một từ để chỉ sự hiện hình của người chết.[2] Cũng cần phải phân biệt giữa ma và quỷ. Quỷ là oan hồn [linh hồn người chết oan] vất vưởng lâu năm, chất chứa nhiều cảm xúc tiêu cực [oán hận], trong truyện kể dân gian các nước thường lưu truyền những câu chuyện rất hãi hùng dễ sợ về quỷ từng giết và ăn thịt người [hoàn toàn không có thật]. Phật giáo gọi linh hồn người mới mất là hương linh[3][4].

Nơi xuất hiệnSửa đổi

Theo các nền văn hóa đông tây, hồn người chết có thể:

  • Tập trung theo kiểu xã hội giống người sống ở nơi được gọi là "âm ti", hoặc "địa phủ" đối nghịch với xã hội của người sống ở nơi được gọi là "trần gian", "trần thế" hay "dương gian".
  • Ở "nhà mới" là cái mộ. Có quan niệm "sống cái nhà thác cái mồ", vì vậy những người giàu có thường xây dựng nhà mồ rất đẹp tạo nên nghĩa địa khang trang như một thành phố.[5]
  • Ở những nơi có liên quan đến họ khi còn sống hoặc xảy ra sự kiện chết oan của họ thường là những nơi tăm tối, vắng vẻ. Đây còn được gọi là hiện tượng ma ám, quỷ ám.

Việt NamSửa đổi

Nền văn hóa Việt Nam hơn 4000 năm gắn liền với truyền thống thờ cúng ông bà và niềm tin về cuộc sống sau cái chết cộng với những ảnh hưởng của các tôn giáo đã hình thành những niềm tin nhất định vào sự tồn tại của ma quỷ cũng như vong hồn của người đã khuất. Cũng như nhiều nền văn hóa khác, phần lớn người Việt Nam đều có quan niệm về sự tồn tại của linh hồn trong thể xác, Linh hồn cũng là một khái niệm được thần thánh hóa từ những khái niệm về tinh thần. Linh hồn theo người Việt Nam và các nước Đông Nam Á tách ra làm hai phần: hồn và vía. Người Việt cho rằng con người có ba hồn, nhưng vía thì nam có bảy, còn nữ có chín. Như vậy khái niệm ma, đơn giản chính là hồn và vía của con người.[6]

Trung QuốcSửa đổi

Có các cương thi, oan hồn, hồ ly, yêu tinh.

Thái LanSửa đổi

Một số hồn ma như: Nang Tani [Ma cây chuối], ma lai, ma búp bê v.v.

Nhật BảnSửa đổi

Có Yūrei, yêu tinh, ma gấu, ma một mắt, ma cổ dài, ma dù, Ma búp bê, v.v.

Châu ÂuSửa đổi

NIềm tin về ma qủy trong các nền văn hóa ở Châu Âu cũng dựa trên quan niệm về sự trở về hoặc là sự hồi sinh của người chết. Các hình tượng về ma quỷ tiêu biểu trong văn hóa Tây Phương có thể thấy như gjenganger[7] [một từ để chỉ ma trong tiếng Na Uy] trong nền văn hóa các nước vùng Scandinavi, Strigoi trong thần thoại Romania,[8] vrykolakas trong thần thoại Hy Lạp,[9] ma cà rồng, ma sói, v.v. Một hình tương ma quỷ nổi tiếng khác cũng xuất phát từ văn hóa Tây Phương chính là quỷ Sa-tăng, tuy nhiên hình tượng quỷ Sa-tăng lại mang màu sắc tôn giáo nhiều hơn là những loại ma quỷ thông thường. Các câu chuyện dân gian Châu Âu cũng thường đề cập đến những lâu đài ma.

Các tôn giáoSửa đổi

Phật giáoSửa đổi

Theo Phật giáo, có một số cõi mà một người khi chết có thể tái sinh vào, một trong số đó là cõi ngạ quỷ.[10]

Ki-tô giáoSửa đổi

Witch of Endor của Nikolai Ge, mô tả cảnh vua Saul nhìn thấy hồn ma của Samuel [1857]

Sách Torah và Kinh Thánh bằng tiếng Do Thái có vài chỗ nói về ma, thuật chiêu hồn bằng những hoạt động huyền bí bị cấm.[11] Trường hợp đáng lưu ý nhất là trong Sách I Sa-mu-ên,[12] kể về chuyện Vua Saul đã cải trang đi gặp bà đồng Endor để triệu hồi linh hồn hay hồn ma của Samuel. Trong Kinh Tân Ước, Jesus đã phải thuyết phục các tông đồ rằng ông không phải là một hồn ma sau khi phục sinh[13]. Cũng thế, các đệ tử của Jesus ban đầu đã tin rằng ông là một hồn ma khi thấy ông bước đi trên mặt nước.[14]

Cơ sở khoa họcSửa đổi

Một số thuyết khoa học cho rằng con người gồm thể xác [mang tính chất vật chất] và linh hồn [mang tính chất phi vật chất]. Do đó, một vấn đề vẫn đặt ra thách thức cho khoa học đó là linh hồn sẽ đi đâu và ở đâu sau khi chết? [thuyết nhị nguyên]. Cho đến nay, ngoài ma trơi là một hiện tượng tự nhiên duy nhất các nhà khoa học có thể giải thích được bằng tri thức khoa học thì ma vẫn là bí ẩn đối với nhân loại. Sự bí ẩn này xuất phát từ giới hạn tri thức và khả năng hiểu biết của con người [nói chung] và các nhà khoa học [nói riêng], chủ yếu mang tích chất suy đoán, tưởng tượng.

Các nhà khoa học [gồm các nhà cận tâm lý học] có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng ma quỷ nhưng vẫn chưa có khẳng định khoa học nào [chưa thể chứng minh hay bác bỏ hoàn toàn hiện tượng ma được]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về ma cũng như các hiện tượng tâm linh nói chung cho đề nay vẫn đạt được một số thành tựu nhất định. Các nhà khoa học đưa ra một số giả thuyết sau về hiện tượng ma:

  • Ma có thể là do các sóng hạ âm gây ra, gió biển mạnh thổi nhanh dọc theo các hành lang và tháp canh của những lâu đài và biệt thự cổ tạo ra các sóng hạ âm được cho là nguyên nhân gây ra hiện tượng nghe tiếng ma ở các nơi này.[15]
  • Mỗi con người chúng ta đều phát ra một điện từ trường có tần số dao động riêng, khi con người chết đi, nguồn điện từ trường vẫn tồn tại. Khi có một ai đó có tần số phù hợp, sẽ kích thích từ trường này, làm cho người đó thấy lại những cảnh sinh hoạt trước đây của người chết.

Các sự kiệnSửa đổi

Lễ hội maSửa đổi

Được tổ chức ở các nước như Thái Lan, Hồng Kông, Nhật Bản. Ở một số nước như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Halloween là một ngày lễ của trẻ em, được tổ chức vào ngày 31 tháng 10, còn gọi là lễ hội Ma lộ hình. Vào dịp này, người ta thường hoá trang mình thành những hình thù kì dị, ma quỷ hay mặt nạ dúm dó, v.v. để doạ mọi người. Trong dịp lễ này, trẻ con thường mặc trang phục ma đi gõ cửa nhà hàng xóm, đồng thanh hô to "Trick or treat" [tạm dịch: Cho kẹo hay bị ghẹo] để xin kẹo. Tuy là một lễ hội ma, nhưng nó lại được nhiều trẻ em và các bậc phụ huynh yêu thích.

Du lịchSửa đổi

Ngành công nghiệp du lịch Anh dùng ma để thu hút du khách, mở các tour tham quan những lâu đài bị đồn là có ma.

Trong nghệ thuậtSửa đổi

Những vấn đề về ma quỷ nói riêng và những vấn đề về tâm linh nói chung xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật ở mọi nền văn hóa. Các đề tài này xuất hiện rất nhiều trong các tác phẩm văn học dân gian như cổ tích, truyền thuyết; trong tiểu thuyết, hội họa, điêu khắc, và cả trong những tác phẩm văn học mang đậm màu sắc tôn giáo.[16] Ngày nay, với sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh, các hình ảnh ma quỷ còn được tái hiện trên các phim ảnh truyền hình và cả trong phim hoạt hình. Một số phim hoạt hình có sự xuất hiện của ma quỷ lại không có màu sắc rùng rợn nên phù hợp với trẻ em[17] trong khi một số phim hoạt hình thuộc thể loại này lại mang nhiều yếu tố máu me, kinh dị và do đó luôn được khuyến cáo là không dành cho trẻ em. Cũng giống như hoạt hình, chủ đề ma quỷ cũng xuất hiện trong truyện tranh với Nhật Bản là quốc gia có số lượng áp đảo về các truyện tranh kinh dị và hầu hết đều được khuyến cáo là không dành cho những độc giả nhỏ tuổi.[18][19]

Văn họcSửa đổi

Việt NamSửa đổi

Đề tài về ma quỷ đã xuất hiện trong văn học dân gian Việt Nam từ lâu, các truyền thuyết, cổ tích: Con Rồng Cháu Tiên, An Dương vương xây thành, v.v. cũng có những yếu tố kì quái cũng như sự xuất hiện ma quỷ, yêu quái. Văn học Việt Nam trung đại có những tác phẩm về ma qủy tiêu biểu như: Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Chuyện tướng Dạ Xoa [Truyền kỳ mạn lục  Nguyễn Dữ], Khách chôn của [Nam thiên trân dị tập  Khuyết danh], Biết chuyện kiếp trước [Thoái thực ký văn  Trương Quốc Dụng], Kim quy hiến kế giết yêu tinh [Tân đính Lĩnh Nam chích quái]. Thời trung đại, thể loại này để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng: Thánh Tông di cảo, Công Dư tiệp ký, Truyền kỳ tân phả, Tân truyền kỳ lục [Phạm Quý Thích, thế kỷ XIX], Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Lĩnh Nam chích quái.

Sang thế kỷ 20, khi Việt Nam chính thức hoàn thiện và sử dụng chữ Quốc ngữ, các tác phẩm văn học về ma quỷ và các đề tài siêu nhiên xuất hiện ngày một nhiều hơn như: Vàng và Máu, Bên đường Thiên Lôi [Thế Lữ],[20] Ai hát giữa rừng khuya [Tchya], v.v.[21] Ngày nay, với tốc độ phát triển của công nghê in ấn và sự bùng nổ Internet ở Việt Nam, các truyện ma, kinh dị được các tác giả Việt Nam trong và ngoài nước sáng tác ngày một nhiều hơn, được đăng tải và bày bán ở nhiều nơi. Có một số tác giả khá thành công với những truyện, tiểu thuyết thể loại này như Người Khăn Trắng [Huỳnh Thượng Đẳng],[22] Nguyễn Ngọc Ngạn, v.v.

Trung QuốcSửa đổi

  • Tây du ký của Ngô Thừa Ân: xuất hiện nhiều yêu tinh, ma quái.
  • Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh: bao gồm cả ma thiện lẫn ma ác và ma có hình dạng giống hệt như người trần.

AnhSửa đổi

Trong series truyện Harry Potter, ma xuất hiện nhiều, nhưng đặc biệt ở chỗ ma cũng là một nhân vật bình thường như bao người khác và không giống như tính chất của ma làm người ta sợ. Thực chất ma sống trong lâu đài chung với các học sinh và giáo viên.

Điện ảnhSửa đổi

Điện ảnh các nước khai thác yếu tố tâm lý "sợ ma" cũng như tò mò về những hiện tượng siêu nhiên của con người để sản xuất nhiều bộ phim. Nhiều phim trong số đó đạt được nhiều giải thưởng. Đa số các phim kinh dị đều dùng các yếu tố ma quái. Càng ngày, những bộ phim kinh dị càng được sản xuất nhiều để đáp ứng sự thích thú được cảm giác run sợ vì ma. Những bộ phim này có thể có cốt truyện ma ăn thịt người, ma hào hiệp, ma "có tình người" chuyên giúp đỡ người khác, ma hại người. Cũng có những bộ phim nói về ma nhưng theo thể loại hài.

Việt NamSửa đổi

Tại Việt Nam, thể loại ma trước đây ít được khai thác do chưa phải là đề tài được khuyến khích thì nay các bộ phim với nội dung đề tài ma được khai thác nhiều. Điển hình như:

  • Bộ phim: Đoạt hồn
  • Bộ phim Mười.
  • Bộ phim Ngôi nhà bí ẩn - Suối Oan Hồn.
  • Bộ phim Oan hồn [phim 2004].
  • Bộ phim Bệnh viện ma - Biệt thự trắng.,...

MỹSửa đổi

Tại Mĩ, bộ phim The Ring [Vòng tròn định mệnh], sản xuất năm 2002, được xếp thứ 20 trong top 100 khoảnh khắc kinh dị nhất mọi thời đại của kênh truyền hình cáp Bravo. Sau khi công chiếu vào ngày 18, tháng 10 năm 2002, bộ phim xếp thứ nhất tại Mĩ với doanh thu 15 triệu đô la. Tổng doanh thu bộ phim đạt $249.348.933, là một trong những phim kinh dị thành công nhất mọi thời đại.

Thây maSửa đổi

Khác với khái niệm về ma thì trong bộ phim kinh dị của Mỹ, zombie là một loại xác sống chuyên đi ăn thịt người sau khi bị ăn thịt thì chính họ lại trở thành một thây ma khác và được gọi chung là zombie. Lý do xuất hiện zombie đó là họ bị một loại virus gây nên ăn thẳng vào cơ thể nhưng không chết hoàn toàn mà vẫn tồn tại theo hướng khác bản năng và không còn tính người.

Tại các nướcSửa đổi

Một ngôi nhà trừ ma tại Thái Lan

  • Tại Campuchia, hầu như các phim kinh dị về ma luôn luôn đông khách và nền điện ảnh nước này năm nào cũng cho ra đời những bộ phim ma mà đề tài về ma cũng rất đa dạng. Hầu như rạp chiếu phim nào tại đất nước này cũng trình chiếu phim ma.
  • Tại Trung Quốc, bộ phim Thiến nữ u hồn là bộ phim nổi tiếng trong dòng phim ma tại nước này. Phim ma Trung Quốc thường đi theo lối mòn là mang yếu tố thần thoại, cốt truyện mang nội dung gần giống với Liêu trai chí dị. Bộ phim Thiến nữ u hồn đã mang lại nhiều giải thưởng cao cho điện ảnh Trung Quốc.
  • Tại Thái Lan, các phim ma kinh dị và các phim ma hài hước được khai thác tối đa. Truyền hình có cả kênh chuyên đề ma là chuyện kể các nhân chứng gặp được ma.
  • Tại Hàn Quốc, thể loại phim ma kết hợp giữa hư và thực hay sử dụng kỹ xảo điện ảnh cho ra đời các phim truyện ma có nội dung rõ ràng và giáo dục con người nhiều hơn là kinh dị câu khách.

Truyện tranhSửa đổi

  • Ở Hồng Kông: Âm dương lộ

Hội họa Nhật BảnSửa đổi

Đây là những bức tranh vẽ ma do họa sĩ Nhật sáng tác:

Một số bức ảnh maSửa đổi

Các bức ảnh do những người chụp ảnh rửa ảnh nhìn thấy đã công bố trên các mạng truyền thông và cho tới giờ vẫn chưa tìm ra câu trả lời thích đáng dù những ảnh này không hề dùng kỹ thuật phần mềm hay bất cứ thủ thuật nào khác. Tuy nhiên, một số hình ảnh này nhiều khi do hiệu ứng ánh sáng, tốc độ chụp nhanh và bị lệch, hình ảnh cho ra sẽ khác.

Xem thêmSửa đổi

  • Gọi hồn
  • Kết giới

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Nghĩa từ "ma".
  2. ^ a ă "ma", vi.wikitionary.
  3. ^ Cúng cơm cho hương linh sau ngày chung thất?. 01/12/2008 10:38 [GMT+7]. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= [trợ giúp]
  4. ^ Nghi Thức Cúng Hương Linh. Thứ tư, 13 Tháng 10 2010 11:43. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= [trợ giúp][liên kết hỏng]
  5. ^ Thành phố không người. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2006.
  6. ^ theo Cơ sớ văn hóa Việt Nam - Trần Ngọc Thêm - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2003 - Trần Ngọc Thêm - trang 137: Tín ngưỡng sùng bái con người
  7. ^ gjenganger: Tiếng Na Uy.
  8. ^ strigoi.
  9. ^ Vampires, Burial, and Death-Folklore and Reality by Paul Barber [1988] Vali-Ballou Press, Birmingham, NY. trang 26.
  10. ^ Firth, Shirley. End of Life: A Hindu View. The Lancet 2005, 366:682-86
  11. ^ Deuteronomy 18:11
  12. ^ I Samuel 28:319 KJV
  13. ^ Phúc Âm Luca 24:3739
  14. ^ Ehrman, Bart D. [2006]. Peter, Paul, and Mary Magdalene: the followers of Jesus in history and legend. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-530013-0. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2015. Jesus then walks out to them, on the water. When they see him, in the middle of the lake, the disciples are terrified, thinking it is a ghost. Jesus assures them it is he, and then Peter, in a characteristically unreserved moment, calls out, "Lord if it is you, command me to come to you on the water" [Matt. 1428].
  15. ^ Bóng ma xuất hiện khi có sóng hạ âm
  16. ^ Góc nhìn về ma trong Phật giáo.
  17. ^ Casper The friendly ghost.
  18. ^ Brenner, Robin E. [2007-06-30]. Understanding Manga and Anime. Greenwood Publishing Group. ISBN 9780313094484.
  19. ^ Horror manga.
  20. ^ Phạm Đình Ân [2006], Thế Lữ - về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 18-19
  21. ^ Theo Từ điển Văn học [bộ mới. Nhà xuất bản Thế giới, 2004, tr.1617], các tác phẩm của tác giả Tchya
  22. ^ Những bí mật về "ông trùm" viết truyện kinh dị số một VN.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ma.
  • MA QUỶ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM, Trần Minh Thương.

Chủ Đề