Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền

Cùng với việc phát huy dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, thời gian qua MTTQ các cấp trong tỉnh đã triển khai toàn diện và ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Qua đó, phát huy vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, tạo động lực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền
Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn MTTQ tham gia công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền được MTTQ các cấp và tổ chức thành viên thực hiện thường xuyên thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri của ĐBQH và HĐND các cấp; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở; tham gia xây dựng các dự án luật, văn bản dưới luật, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền các cấp có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân; phát huy hiệu quả hoạt động của ban thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng. Cụ thể, thời gian qua MTTQ đã tổ chức 37 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, trước Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh (trong đó có 14 cuộc tổ chức bằng hình thức trực tuyến) với hơn 6.500 cử tri tham dự, có 186 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được ban thường trực MTTQ các cấp tổng hợp, phản ánh tại các kỳ họp Quốc hội, HĐND và theo dõi giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trọng tâm là tuyên truyền về pháp luật phòng, chống tham nhũng”, năm 2021 và quý I-2022, MTTQ các cấp đã phối hợp tổ chức 1.300 lớp tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho 129.000 người tham gia; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi về pháp luật phòng, chống tham nhũng... Tập trung làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, MTTQ các cấp trong tỉnh đã tiếp 463 lượt công dân; tiếp nhận 684 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân. Việc làm tốt công tác tiếp công dân đã góp phần quan trọng trong việc củng cố niềm tin, tạo cầu nối giữa Nhân dân với chính quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước ở địa phương.

Thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), công tác giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của mặt trận các cấp đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Nội dung giám sát gắn với các nhiệm vụ chính trị của địa phương, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân. MTTQ các cấp đã chủ trì, tổ chức 3.219 cuộc giám sát, trong đó trọng tâm về công tác bầu cử, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại cộng đồng, việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, việc chấp hành pháp luật tại các cơ sở y tế tư nhân, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Thông qua các cuộc giám sát, các kiến nghị của MTTQ các cấp trong tỉnh đều được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và trả lời. Các ban thanh tra Nhân dân trong toàn tỉnh đã giám sát được 1.224 vụ việc, ban giám sát đầu tư của cộng đồng đã giám sát 786 công trình, dự án. Qua giám sát, đã kiến nghị với chính quyền cơ sở xử lý 137 công trình có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và cộng đồng dân cư.

Hoạt động hòa giải ở cơ sở được triển khai có hiệu quả. Thông qua công tác hòa giải đã tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp Nhân dân, góp phần giải quyết các mâu thuẫn nhỏ ở cơ sở, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, đoàn kết nội bộ Nhân dân, làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật.

Trong công tác phản biện, MTTQ đã tập trung phản biện các dự thảo về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. MTTQ các cấp tổ chức 1.361 cuộc góp ý, phản biện đối với các cơ chế, chính sách của tỉnh, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham gia góp ý đối với 15 dự thảo về các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến đời sống Nhân dân; tham gia phản biện bằng văn bản với 8 dự thảo nghị quyết, tờ trình của HĐND và UBND tỉnh...

Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí được MTTQ các cấp đẩy mạnh. Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp với các tổ chức thành viên tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; theo dõi, phát hiện và tố giác các hành vi tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Bên cạnh đó, mặt trận các cấp phối hợp với chính quyền tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện nội dung “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát” theo quy định của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Với những kết quả đạt được trong tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, MTTQ các cấp đã tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính trị của tỉnh, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân.

Bài và ảnh: Phan Nga

Mặt trận TQVN các cấp đẩy mạnh công tác tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền vững mạnh 

   Những năm qua, hệ thống Mặt trận các cấp trong tỉnh đã được củng cố, kiện toàn ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Công tác Mặt trận ngày càng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền và các tổ chức thành viên Mặt trận. 

.
   Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động an sinh xã hội do Mặt trận chủ trì phát động với nội dung, phương thức triển khai đa dạng, phong phú và thiết thực đã được sự đồng thuận hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân. Qua đó, đóng góp quan trọng vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh. Công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng có chiều sâu, nhất là hoạt động giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền.. từng bước khẳng định vai trò, vị trí của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội.

   Ngày 4 tháng 11 năm 2016 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quyết định số 381- QĐ/TU về Quy định trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc tiếp thu ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân, đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho Mặt trận TQVN và các đoàn thể thực hiện tốt Quyết định 218- QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh tổ chức quán triệt, y sao gửi Quyết định đến Mặt trận các cấp cơ sở để nắm rõ nguyên tắc, phạm vi, chủ thể tiếp thu và các hình thức tham gia góp ý đối với cấp ủy Đảng, chính quyền; xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định 381- QĐ/TU trong hệ thống Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh.

  Hàng năm, ngay từ đầu năm, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh đã xây dựng Hướng dẫn công tác tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền; đồng thời ban hành Kế hoạch trên từng lĩnh vực cụ thể, như Kế hoạch giám sát, phản biện xã hội; công tác Mặt trận tham gia phòng chống tham nhũng; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Kế hoạch giám sát cán bộ, đảng viên và công tác tổ chức cán bộ… Căn cứ vào các Hướng dẫn, Kế hoạch và Chương trình hành động hàng năm, Mặt trận các cấp đã chủ động trong triển khai nhiệm vụ; thường xuyên lắng nghe, nắm bắt, tiếp nhận các thông tin, ý kiến, kiến nghị từ đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để đóng góp xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo quy định của Quyết định 218-QĐ/TW.

Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền

Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 bầu cử QH và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026

   Để thực hiện tốt công tác góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận các cấp thường xuyên nắm bắt tình hình Nhân dân, tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và Nhân dân thông qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; tham gia tiếp công dân; tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong 5 năm qua, Ban Thường trực UBMT cấp tỉnh phối hợp với Ban Thường trực UBMT cấp huyện tổ chức 340 cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND tỉnh, tiếp nhận hơn 3.000 ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội; quốc phòng, an ninh; chế độ, chính sách; đất đai; bảo vệ môi trường...; thường xuyên tham gia các cuộc tiếp công dân định kỳ của tỉnh và tiếp công dân tại cơ quan; đã tiếp nhận và nghiên cứu xử lý 217 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

  Các cấp Mặt trận không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội. Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN các cấp đã lựa chọn những vấn đề Nhân dân quan tâm để tổ chức 2.287 cuộc giám sát chuyên đề; phối hợp tham gia giám sát với HĐND và các cơ quan có thẩm quyền 1.881 cuộc. Tổ chức 1.826 cuộc phản biện xã hội và góp ý dự thảo văn bản. Trong đó, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức 05 Hội nghị phản biện xã hội và tổ chức gửi văn bản lấy ý kiến góp ý của các tổ chức thành viên, các Hội đồng tư vấn Uỷ ban Mặt trận tỉnh đối với 37 văn bản dự thảo Luật và trên 90 văn bản dự thảo quy phạm pháp luật. Thông qua công tác giám sát, phản biện xã hội, Mặt trận các cấp đã phát hiện và kiến nghị, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc cũng như những hạn chế của các Sở, ngành, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên một số nội dung như: việc thực hiện quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân và giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; về an toàn thực phẩm; cải cách thủ tục hành chính; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; bảo hiểm y tế; công tác cán bộ; việc vận động, quản lý các khoản thu, nộp của một số trường học; việc thực hiện dân chủ ở cơ sở trong huy động và sử dụng nguồn lực của Nhân dân theo quy định để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; chế độ chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh…

   Mặt trận và đoàn thể các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân trên một số lĩnh vực liên quan đến dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, thương mại và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình; bồi thường sự cố môi trường biển; về công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dời đối với việc xây dựng Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch; về dự án Thủy lợi Rào Nan ở xã Quảng Sơn…Thông qua đối thoại, Mặt trận đã tiếp nhận những ý kiến tham gia góp ý, đề xuất và tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân đối với cấp ủy Đảng, chính quyền.

  Trên cơ sở tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân; qua hoạt động cụ thể của mình, Mặt trận TQVN các cấp đã lựa chọn và kịp thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất những ý kiến chính đáng của Nhân dân, phù hợp với quy định pháp luật đến cấp ủy, chính quyền các cấp. Hình thức góp ý được Ban thường trực UBMT các cấp thực hiện thông qua văn bản hoặc báo cáo trực tiếp tại các kỳ họp thường kỳ của cấp ủy; Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cùng cấp. Nhất là, tại các kỳ họp HĐND các cấp, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận TQVN đã báo cáo ý kiến, kiến nghị của cử tri và kiến nghị, đề xuất trên các lĩnh vực về phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, quốc phòng an ninh, xây dựng tổ chức bộ máy chính quyền, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quản lý tài nguyên, môi trường, xây dựng nông thôn mới… Riêng Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh, mỗi kỳ họp HĐND tỉnh bên cạnh tổng hợp ý kiến của cử tri và Nhân dân, Ban Thường trực đã đề xuất, kiến nghị với chính quyền từ 5-7 vấn đề. Những ý kiến của Mặt trận đề xuất, cơ bản được cấp uỷ, chính quyền quan tâm tiếp thu, chỉ đạo giải quyết. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh của tỉnh.

Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền

Ban TT Uỷ ban MTTQ tỉnh ban giao danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử QH và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026

   Qua 5 năm triển khai thực hiện Quyết định 381 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, vẫn còn một số hạn chế trong công tác góp ý của Mặt trận và đoàn thể cũng như công tác tiếp thu góp ý của cấp ủy, chính quyền như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Quyết định 381-QĐ/TU của một số cấp ủy, người đứng đầu chính quyền, sở, ngành chưa được quan tâm thực hiện. Việc tiếp nhận ý kiến đóng góp của Mặt trận và chỉ đạo giải quyết những ý kiến, kiến nghị của một số cấp ủy, chính quyền chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều kiến nghị, đề xuất của Mặt trận sau giám sát chưa được các đơn vị liên quan giải quyết, trả lời. Việc tổ chức thực hiện Quyết định 381-QĐ/TU của Mặt trận và các đoàn thể, nhất là ở cấp cơ sở chưa thường xuyên. Công tác vận động Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền còn hạn chế. Cơ chế xử lý đối với việc tiếp thu ý kiến góp ý của Mặt trận, đoàn thể chính trị xã hội và Nhân dân chưa được quy định cụ thể. Cán bộ Mặt trận một số địa phương còn hạn chế về năng lực, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, còn nể nang, ngại va chạm.

   Trong thời gian tới, các cấp, các ngành tích cực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. Các tầng lớp nhân dân đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền. Dân chủ ở cơ sở được phát huy, Nhân dân quan tâm đóng góp nhiều ý kiến cho sự phát triển của tỉnh nhà và địa phương. Các cấp ủy, chính quyền hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Việc tiếp thu ý kiến của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân sẽ được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Mặt trận các cấp trong tỉnh tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cùng hệ thống chính trị thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt Quyết định 381 trong hệ thống Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân. Chủ động triển khai các nhiệm vụ Mặt trận tham gia xây dựng đảng, xây dựng chính quyền. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Quyết định 381 của cấp ủy Đảng, chính quyền... để phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy, chính quyền thông qua các hình thức khác nhau. Quan tâm công tác bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận các cấp.

   Trong điều kiện tỉnh ta kinh tế phát triển chưa thực sự bền vững; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu ngày càng tác động tiêu cực, ảnh hưởng nặng nề; các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá; trật tự, an toàn xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp...Những vấn đề đó đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận không ngừng phát huy cao độ tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, thường xuyên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của Mặt trận, đoàn thể và Nhân dân để ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh./.

( Văn Minh-MT tỉnh)