Mẫu hóa đơn GTGT theo phương pháp trực tiếp

Bởi: Einvoice.vn - 08/12/2021 Lượt xem: 8794 Cỡ chữ

Mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào [Mẫu số: 01-2/GTGT] đã không còn đính kèm tờ khai thuế GTGT trên HTKK khi nộp báo cáo thuế hàng tháng, hàng quý. Để thuận tiện cho việc báo cáo thuế, kế toán doanh nghiệp có thể lập mẫu bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào trên Excel để báo cáo. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách lập mẫu bảng kê mua vào trên file Excel.

Hướng dẫn lập mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào.

1. Nguyên tắc khi lập bảng kê hóa đơn đầu vào

Theo Khoản 1, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và chịu thuế GTGT. Trong đó: - Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ. - Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng tạm phân bổ số thuế GTGT mua vào được khấu trừ trong tháng. Cuối năm doanh nghiệp phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng.

>> Tham khảo: Hướng dẫn kê khai thuế GTGT.

2. Những hóa đơn nào được kê khai, không được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT?

Các hóa đơn, chứng từ được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT: - Hóa đơn GTGT đủ điều kiện khấu trừ, gồm cả hóa đơn bỏ sót của các kỳ kê khai trước, vì doanh nghiệp được kê khai khấu trừ trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra tại doanh nghiệp. - Chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ mua vào trong kỳ tính thuế. - Chứng từ nộp thay thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài. Những hóa đơn, chứng từ không được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT: - Hóa đơn bán hàng mua của các doanh nghiệp kê khai tính thuế theo phương pháp trực tiếp. - Hóa đơn GTGT không đủ điều kiện khấu trừ theo quy định của thuế GTGT. - Hóa đơn không chịu thuế GTGT.

>> Có thể bạn quan tâm: Các đối tượng không chịu thuế GTGT.

Những hóa đơn được kê khai trên Mẫu 01-2/GTGT.

3. Hướng dẫn lập mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào

Mẫu 01-2/GTGT thường có 3 mục chính phân chia theo điều kiện khấu trừ thuế của hàng hóa, dịch vụ, cách lập như sau:

Dòng 1: “Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD không chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ”.

Mục này để kê khai các hóa đơn, chứng từ đủ điều kiện khấu trừ thuế. Trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêu hóa đơn, chứng từ đủ điều kiện khấu trừ thì thực hiện kê khai hết vào mục này.

Dòng 2: “Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ”

Mục này dùng để kê khai các hóa đơn, dịch vụ mua vào để sử dụng chung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế. Doanh nghiệp chỉ thực hiện kê khai vào mục này nếu vừa kinh doanh các mặt hàng chịu thuế, vừa kinh doanh các mặt hàng không chịu thuế. Cách kê khai như sau: - Những hóa đơn mua vào phục vụ cho SXKD mặt hàng chịu thuế: Kê khai vào dòng số 1. - Những hóa đơn mua vào phục vụ cho SXKD mặt hàng không chịu thuế: Không được kê khai trên phụ lục mà phải nhập số tiền và tiền thuế [nếu có] vào Chỉ tiêu 23, 24 bên Tờ khai. - Đối với những hóa đơn phục vụ cho cả SXKD mặt hàng chịu thuế và SXKD mặt hàng không chịu thuế: Kê khai vào dòng số 2, phân bổ số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ. Lưu ý: Sau khi kê khai tại PL 01-2, doanh nghiệp cần chuyển sang bên tờ khai, tính riêng số thuế GTGT đầu vào khấu trừ và không được khấu trừ để nhập sang các chỉ tiêu 23, 24, 25 của tờ khai.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Cách lập các chỉ tiêu trên bảng kê 01-2/GTGT.

Cách nhập các chỉ tiêu trên PL: - [Cột 2]: Ghi số hóa đơn. - [Cột 3]: Ghi ngày, tháng, năm trên hóa đơn. - [Cột 4]: Ghi tên công ty bán hàng. - [Cột 5]: Ghi MST công ty bán hàng. - [Cột 6]: Ghi giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào chưa có thuế, dòng tổng số ghi tổng cộng doanh số mua chưa có thuế GTGT.

Trường hợp hóa đơn mua vào là hóa đơn, chứng từ đặc thù, giá mua đã bao gồm thuế GTGT thì căn cứ giá mua đã có thuế GTGT để tính ra doanh số mua chưa có thuế GTGT theo công thức:

Giá mua chưa có thuế GTGT = [Giá bán ghi trên hóa đơn] / [1 + Thuế suất]

- [Cột 7]: “Tổng số thuế GTGT đầu vào” - Ghi số tiền thuế GTGT. - [Cột 8]: “Số thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ” - Ghi số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Lưu ý: Thông thường [Cột 7] sẽ bằng [Cột 8], nhưng trường hợp hóa đơn có thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ thì [Cột 8] sẽ nhỏ hơn [Cột 7]. Dòng 3: “Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế”. Dòng này thông thường không sử dụng để kê khai mà chuyển sang tờ khai riêng “Tờ khai GTGT cho dự án đầu tư [02/GTGT]”. Trên đây là mẫu bảng kê hóa đơn đầu vào lập trên file Excel. Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý các loại hóa đơn, chứng từ được kê khai, không được kê khai trên bảng kê 01-2/GTGT, cách thức ghi nội dung của từng chỉ tiêu trên bảng kê để thuận tiện cho việc báo cáo thuế.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!


CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

 

Các tin tức liên quan:

    23/11/2021-40333 lượt xem

    26/11/2021-33749 lượt xem

Bởi EasyInvoice.vn - 18/10/2019 72869 lượt xem

Hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn bán hàng trực tiếp là một trong những loại hóa đơn thông dụng. Tuy nhiên không nhiều người hiểu rõ về chúng.

Cùng tham khảo mục lục bài viết về hóa đơn bán hàng trực tiếp để nắm qua được những điều bạn sẽ đọc được trong bài viết về hóa đơn trực tiếp này nhé.

Hóa đơn trực tiếp là gì?

Hóa đơn trực tiếp [hóa đơn bán hàng, hóa đơn thông thường] là loại hóa đơn mà những cá nhân, tổ chức sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp xuất khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Những cá nhân, tổ chức này sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp sẽ không được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.

Lưu ý: Hóa đơn trực tiếp của hộ kinh doanh do Chi cục thuế cấp mới có giá trị hợp pháp.

Tham khảo bài viết: Hóa đơn điện tử là gì?

Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp

Cũng như các loại hóa đơn khác, hóa đơn bán hàng trực tiếp cũng được quy định về những đối tượng được phép sử dụng, họ là các cá nhân, tổ chức sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp.

Và đó là:

– Các tổ chức kinh doanh [không phải doanh nghiệp] có bao gồm nhà thầu nước ngoài, hợp tác xã hay các ban quản lý dự án.

– Các hộ và cá nhân kinh doanh

– Các doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp với tỉ lệ % doanh thu của doanh nghiệp.

– Các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế phải sử dụng hóa đơn đặt in, tự in.

– Các doanh nghiệp từng vi phạm vì hóa đơn, đã bị phạt hành chính vì trốn thuế, gian lận thuế phải dùng hóa đơn đặt in, tự in.

Có thể thấy điểm chung là các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp đều không sử dụng hóa đơn điện tử và không nộp thuế qua mạng được.

Những câu hỏi thường gặp về hóa đơn thông thường

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về hóa đơn bán hàng trực tiếp, nếu như bạn đọc còn câu hỏi nào ngoài lề hãy đặt câu hỏi cho chúng tôi ở phần bình luận nhé.

1. Hóa đơn trực tiếp có phải kê khai thuế không?

Rất nhiều bạn thắc mắc điều này với mình như là “Kê khai hóa đơn trực tiếp như thế nào?”. Vì vậy đây sẽ là câu hỏi thường gặp đầu tiên về hóa đơn thông thường nhé.

Trả lời: Sử dụng hóa đơn trực tiếp sẽ không phải kê khai thuế nữa.

Vì sao?

Theo Công văn số 3430/TCT-KK ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế về việc hướng dẫn kê khai đối với hóa đơn thông thường [cũng là hóa đơn bán hàng trực tiếp] thì:

Hóa đơn bán hàng thông thường [không phải hóa đơn GTGT] không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT.

Mà hiện nay trên phần mềm HTKK mới nhất cũng đã bỏ các phụ lục 01-1, 01-2, do vậy không cần kê khai thuế khi sử dụng hóa đơn trực tiếp nữa.

2. Hóa đơn trực tiếp có được khấu trừ thuế không?

Trả lời: Hóa đơn trực tiếp không được khấu trừ thuế

Tại sao?

Hóa đơn bán hàng trực tiếp là loại hóa đơn thông thường, người kinh doanh vẫn phải đóng thuế khoán hàng tháng theo quy định của nhà nước.

Các trường hợp đặc biệt khác bao gồm: Lệ phí & vé có dòng thuế suất % thanh toán, bao gồm cả thuế GTGT cũng không được tính khấu trừ, NHƯNG được tính phần truy thu.

3. Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không?

Với các hộ cá nhân sử dụng hóa đơn lẻ trực tiếp của Cơ quan thuế nếu có giá trị từ 20 triệu trở lên thì cần phải thanh toán qua hình thức chuyển khoản [ủy nhiệm chi, séc…] mới được tính vào chi phí hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Mua hóa đơn trực tiếp ở đâu?

Trả lời: Bạn nên mua hóa đơn trực tiếp ở Cơ quan thuế

Hiện nay có rất nhiều trường hợp đơn vị cung cấp hóa đơn thông thường vi phạm pháp luật, các bạn không nên ham rẻ mà để vướng vào những rắc rối không đáng có.

Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, hóa đơn trực tiếp được cấp bởi Chi cục thuế mới được coi là hợp pháp.

Chính vì vậy, tốt nhất hãy mua hóa đơn trực tiếp tại Cơ quan thuế nhé.

Đăng ký mua hóa đơn điện tử tại //easyinvoice.vn/dang-ky-mua-online/

Bạn nên mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại Cơ quan thuế

5. Mua hóa đơn bán hàng trực tiếp như nào?

Chuẩn bị hồ sơ thủ tục theo quy định trong Điều 12, Thông tư 39/2014/TT-BTC, hồ sơ bao gồm:

5.1. Hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp lần đầu

Với các trường hợp lần đầu mua hóa đơn trực tiếp, cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn theo mẫu số 3.3 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014.
  • Bản cam kết mẫu số CK01/AC theo mẫu số 3.16 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014 của Bộ Tài chính.
  • Bản sao giấy phép kinh doanh
  • Giấy ủy quyền của giám đốc
  • Chứng minh thư của người đi mua
  • Dấu mộc vuông

Lưu ý: Thông tin của người được ủy quyền và thông tin trong đơn đề nghị mua phải khớp.

5.2. Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp

Theo quy định về mua hóa đơn trực tiếp, trước khi mua hóa đơn doanh nghiệp sẽ phải đóng dấu: Tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn nên cần phải chuẩn bị dấu mộc vuông trước khi đi mua nhé.

5.3. Nơi nộp hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp

Các bạn nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình nhé.

5.4. Số lượng hóa đơn tối đa

Số lượng hóa đơn bán hàng bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh lần đầu sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.

5.5. Hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp từ lần 2 trở đi

Tương tự lần đầu, từ lần 2, cũng phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để mua, bao gồm:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn
  • Giấy ủy quyền của giám đốc
  • Chứng minh thư của người mua
  • Sổ mua hóa đơn [được phát khi mua lần đầu]
  • Quyển hóa đơn mua trước liền kề [quyển hóa đơn sắp hết mà doanh nghiệp đang sử dụng].
  • Dấu mộc vuông

6. Hóa đơn trực tiếp mua của Cơ quan thuế có phải thông báo phát hành không?

Trả lời: Không phải thông báo phát hành

Tất cả hóa đơn mua từ Cơ quan thuế đều đã được Cơ quan thuế thông báo phát hành. Chính vì vậy doanh nghiệp không cần làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn nữa.

Doanh nghiệp có thể tiến hành sử dụng hóa đơn đó ngay trong ngày.

So sánh bán hàng thông thường và hóa đơn giá trị gia tăng [VAT]

Hóa đơn trực tiếp và hóa đơn GTGT khác nhau như thế nào?

Hóa đơn trực tiếp và hóa đơn thuế giá trị gia tăng là 2 loại hóa đơn hoàn toàn khác nhau [dù chúng đều là hóa đơn đỏ].

Để các bạn có thể thấy rõ được sự khác biệt, mình sẽ lập một bảng cùng các tiêu chí so sánh giữa 2 loại hóa đơn này nhé.

Hóa đơn trực tiếp Hóa đơn giá trị gia tăng
1. Thuế suất Không ghi thuế suất về tiền thuế Thể hiện đầy đủ
2. Con dấu Dấu vuông Dấu tròn
3. Hình thức kê khai Chỉ kê khai đầu ra, không kê khai đầu vào Bắt buộc phải kê khai cả đầu ra và đầu vào đủ điều kiện khấu trừ
4. Chữ ký Chỉ cần chữ ký của người bán Chữ ký của người bán và giám đốc
5. Đối tượng lập hóa đơn – Các chủ thể, doanh nghiệp kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

– Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh phi thuế quan.

– Một số dịch vụ đặc thù theo quy định của pháp luật

– Hộ kinh doanh nộp thuế theo thuế khoán, hóa đơn của Cơ quan thuế.

Các doanh nghiệp kê khai thuế và tính thuế theo phương pháp khấu trừ
6. Đối tượng phát hành Cơ quan thuế phát hành Doanh nghiệp có thể đặt mua của Cơ quan thuế hoặc tự đặt in, tự mua.

Trên đây, EasyInvoice đã cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết về hóa đơn trực tiếp.

Nếu như bạn đọc còn điều gì vướng mắc vui lòng để lại thắc mắc của mình trong phần bình luận. EasyInvoice sẽ giúp bạn giải đáp.

Hóa đơn điện tử EasyInvoice – Giải pháp số hóa giấy tờ số 1 hiện nay

Quý doanh nghiệp nhanh tay đăng ký để trải nghiệm miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice:

  • Tiết kiệm 90% thời gian – chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản và lưu trữ hóa đơn doanh nghiệp;
  • Bảo mật dữ liệu an toàn tuyệt đối, chống làm giả, không lo cháy, thất lạc hay mất hóa đơn;
  • Gửi nhận hóa đơn ngay sau khi phát hành, thu nợ – quyết toán đơn giản, nhanh gọn;
  • Tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi. Tự động tổng hợp tờ khai thuế, hạch toán điện tử;

———————

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ NGAY VỀ SẢN PHẨM

Hotline: 0981 772 388 – 1900 56 56 53

Email:

Website: easyinvoice.vn

Facebook: Hóa đơn điện tử – EasyInvoice

Tags: hóa đơnkhái niệm

Video liên quan

Chủ Đề