Máy lạnh xe hơi bị hôi

Điều hòa ô tô có mùi hôi có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, do dàn lạnh, đường ống điều hòa bị ẩm mốc, do lọc gió tích tụ bụi bẩn lâu ngày, do rò rỉ khí gas điều hòa, hay mùi khét do cháy các thành phần điện, sự ma sát trong hoạt động của các chi tiết máy, nội thất trong xe… Vậy cách xử lý những tình trạng này là gì? Có những cách nào để hạn chế mùi hôi điều hòa? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Hà Thành Garage giải đáp trong bài viết ngay dưới đây.

1. Điều hòa ô tô có mùi hôi nguyên nhân do đâu? Cách xử lý?

Điều hòa ô tô có mùi hôi là một trong những vấn đề khá bức bối của chủ xe trong quá trình sử dụng.

Nhiều khách hàng phản ánh về tình trạng điều hòa của mình có mùi hôi như ẩm mốc, mùi chua, mùi khai, hay mùi khí gas, mùi khét rất khó chịu, làm không khí trong xe trở nên rất ngột ngạt, bí bách, thậm chí nhiều lái xe còn chia sẻ, họ cảm thấy khá ngại với những vị khách đi cùng xe.

Vậy, nguyên nhân nào khiến điều hòa ô tô xuất hiện mùi hôi?

Có 3 nguyên nhân chính sau đây:

  • Thứ nhất, mùi hôi do ẩm mốc và rác, thức ăn bị bỏ quên trên xe
  • Thứ hai, mùi hôi do rò rỉ khí gas
  • Thứ ba, mùi hôi khét do rò rỉ chất lỏng động cơ, do động cơ hay một số thiết bị trong xe bị cháy hoặc ma sát với nhau.

Vậy nguồn gốc dẫn đến những tình trạng này là gì?

1.1. Điều hòa có mùi mốc

1.1.1. Dàn lạnh, đường ống bị ẩm mốc

Nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc điều hòa có mùi ẩm mốc là do dàn lạnh, hệ thống đường ống của điều hòa bị ẩm mốc. 

Dàn lạnh, đường ống của điều hòa bị ẩm mốc sẽ khiến cho khí thoát ra từ điều hòa có mùi hôi, chua, hay khai rất khó chịu. 

Nguyên nhân: Do thay đổi nhiệt độ đột ngột sau khi tắt máy, cộng với việc xe bị đóng kín cửa, khiến điều hòa bị tích hơi, tụ ẩm, và lâu dần gây nấm mốc.

Cách khắc phục: Quý khách nên tắt điều hòa và để chế độ quạt gió khoảng 2 - 3 phút trước khi tắt máy xe.

>>> Có thể quý khách quan tâm: Vệ sinh dàn lạnh ô tô bằng phương pháp nội soi

1.1.2. Lọc gió bị bẩn

Nguyên nhân: Lọc gió qua quá trình sử dụng dễ dàng tích tụ bụi bẩn, hơi ẩm, lá cây… bám bẩn và có thể bị ẩm mốc.

Cách khắc phục: Thực hiện vệ sinh lọc gió thường xuyên và thay lọc gió định kỳ sau mỗi 20,000 km vận hành. Thậm chí với đất nước có khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì lọc gió còn được khuyến cáo nên thay thế sớm hơn để nâng cao hiệu quả lọc bui và chất lượng không khí cho người sử dụng.

>>> Xem thêm: Một số kinh nghiệm sử dụng điều hòa xe ô tô mùa hè 

1.1.3. Nội thất có mùi, rác, thức ăn thừa bị bỏ quên trên xe

Nguyên nhân: Điều hòa ô tô có mùi hôi có thể xuất phát từ mùi hôi của nội thất ô tô như ghế xe, sàn xe, trần xe… bị ẩm mốc hay rác, vỏ đựng thực phẩm, thức ăn lâu ngày bị bỏ quên trên xe.

Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra xe để kịp thời phát hiện rác hay thức ăn bị bỏ quên [do hành khách bỏ lại trên xe, hoặc trẻ nhỏ vô tình đánh rớt…]. Đồng thời, cần vệ sinh nội thất định kỳ.

1.2. Điều hòa ô tô có mùi gas do khí gas điều hòa bị rò rỉ

Điều hòa ô tô có mùi gas là một sự cố rất hiếm khi xảy ra, nhưng nếu như điều này thực sự xảy ra với ô tô của mình, quý khách cần đưa xe đến ngay các trung tâm hay garage sửa chữa để bộ phận kỹ thuật có thể đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

Việc xuất hiện khí gas thoát ra từ điều hòa không chỉ ảnh hưởng thông thường đến chất lượng không khí trong xe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chủ xe nếu tình trạng này diễn ra lâu dài.

Nguyên nhân: khí gas thoát ra từ giàn lạnh hở, thủng; từ bộ điều chỉnh áp suất nhiên liệu của động cơ, vòng O của kim phun nhiêm liệu trong khoang động cơ, hoặc ống xả và bộ giảm nhiên liệu.

1.3. Điều hòa ô tô có mùi hôi khét

1.3.1. Quạt gió điều hoà bị bẩn

Nguyên nhân: Quạt gió điều hoà tích tụ bụi bẩn trong quá trình sử dụng gây mùi khét. Nếu quý khách thấy quạt gió xuất hiện mùi khét nặng, bị trục trặc, thậm chí chạy yếu hơn bình thường thì rất có thể quạt đã bị bám bẩn nặng.

Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh quạt gió định kỳ.

1.3.2. Lọc gió bị bẩn

Nguyên nhân: Lọc gió bị bẩn không chỉ gây mùi ẩm mốc, mà còn có thể gây mùi khét, do ma sát giữa bụi bẩn và không khí, hay ma sát giữa lọc gió và bụi bẩn.

Cách khắc phục: Như cách khắc phục bên trên. Quý khách cần lưu ý thực hiện vệ sinh lọc gió thường xuyên và thay lọc gió định kỳ sau mỗi 20,000 km vận hành. Thậm chí với đất nước có khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam thì lọc gió còn được khuyến cáo nên thay thế sớm hơn để nâng cao hiệu quả lọc bụi và chất lượng không khí cho người sử dụng.

Mùi khét thoát ra từ điều hòa không chỉ đến từ việc hỏng hóc hay tích tụ bụi bẩn trong các bộ phận của điều hòa, mà còn có thể xuất phát từ việc hỏng hóc, cháy các đường dây điện, từ động cơ hay các thiết bị nội thất khác trong xe.

1.3.3. Các thành phần điện bị chập, cháy

Nguyên nhân: Một số thành phần điện trong xe ô tô hoàn toàn có thể bị chập cháy như lớp nhựa trên các dây điện trong xe hay cầu chì.

1.3.4. Khoang động cơ có trục trặc

Nguyên nhân: Điều hoà ô tô bị mùi khét có khả năng xuất phát từ khoang động cơ. Một hoặc một số các chi tiết trong hệ thống vận hành xe bị trục trặc cũng dễ ảnh hưởng đến hệ thống điều hoà xe.

1.3.5. Mùi khét xuất phát từ dây đai, dây puly

Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu là do máy nén điều hòa bị kẹt khiến dây đai không di chuyển theo đúng quỹ đạo vốn có, liên tục ma sát dẫn đến bị mài mòn, sinh nhiệt và thậm chí bị cháy, tạo ra mùi khét trong xe. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng có thể đến từ sự trục trặc của một số chi tiết máy trong xe khác như máy phát điện, máy bơm nước làm mát…

1.3.6. Cùi phanh bị kẹt

Nguyên nhân: Cùm phanh bị kẹt lại ở đĩa phanh khi người lái nhả chân phanh, tạo ma sát cực lớn, sinh nhiệt, gây ra mùi khét trong xe. Khi đó, điều hòa với chức năng luân chuyển, điều hòa không khí ra vào trong xe, sẽ khiến mùi khét bao trùm không gian xe, gây lầm tưởng điều hòa ô tô có mùi hôi.

Vấn đề này nếu không được phát hiện kịp thời, tiếp tục diễn ra nhiều lần sẽ khiến phanh có thể bốc cháy và mất tác dụng hoàn toàn, gây nguy hiểm cho những người ngồi trên xe khi đang di chuyển.
Cách khắc phục chung và tốt nhất cho cả ba hiện tượng trên là quý khách nên đưa xe đến những trung tâm sửa chữa, garage uy tín gần nhất để các bộ phận kỹ thuật kiểm tra, bắt đúng bệnh, đưa đúng thuốc và xử trí kịp thời.

1.3.7. Sử dụng côn xe sai cách 

Nguyên nhân: Mùi khét trong xe có thể xuất phát từ việc cháy côn xe ô tô khi người lái sử dụng côn xe sai cách, không nhả chân côn khi chuyển số xe, khiến bộ ly hợp phải làm việc quá sức, dẫn đến tình trạng quá nhiệt và cháy.

Cách khắc phục: Đưa xe đến ngay các trung tâm sửa chữa, garage uy tín gần nhất để các bộ phận kỹ thuật kiểm tra côn xe, phát hiện những bộ phận bị mòn do ma sát hoặc hỏng hóc cần thay thế kip thời. Bên cạnh đó, quý khách cũng cần nắm vững một số lưu ý để sử dụng côn xe đúng cách, tránh những trường hợp tương tự xảy ra sau này.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết côn xe ô tô bị mòn và những lưu ý để sử dụng côn xe đúng cách

1.4. Điều hòa ô tô có mùi khai

Nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa ô tô có mùi khai là do hộp quạt gió/khoang máy xe có chứa xác động vật.

Nguyên nhân: Nước tiểu, phân, xác động vật thối rữa lâu ngày bị kẹt trong hộp quạt gió hoặc khoang máy không được phát hiện gây mùi hôi [ hộp quạt gió và khoang máy là nơi dễ dàng cho các động vật nhỏ, đặc biệt là chuột chui vào và sinh sông].

Cách khắc phục: Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh hộp quạt gió, khoang máy xe nói riêng và thiết bị nội thất trong xe nói chung.

2. Điều hòa ô tô có mùi hôi hạn chế như thế nào?

Tóm lại, một số giải pháp mà quý khách cần nhớ để phòng mùi hôi từ điều hòa như sau:

  • Kiểm tra, vệ sinh nội thất định kỳ
  • Thay lọc gió, vệ sinh điều hòa định kỳ
  • Bật chế độ quạt gió sau từ 2 - 3 phút sau khi tắt điều hòa
  • Chọn chế độ lấy gió phù hợp
  • Hạn chế hút thuốc, sử dụng thức ăn nặng mùi trong xe
  • Tránh sử dụng các loại nước hoa, sáp thơm ô tô không rõ nguồn gốc.

>>> Xem thêm: Bảng báo giá sửa chữa - bảo dưỡng điều hòa ô tô tại Hà Thành Garage

Trên đây là toàn bộ giải đáp thắc mắc của quý khách về nguyên nhân và cách xử lý hiện tượng điều hòa ô tô có mùi hôi: mùi hôi từ ẩm mốc, từ rác, thức ăn thừa bị bỏ quên trên xe, hay mùi hôi khét do cháy, do bộ phận quạt gió, lọc gió điều hòa bám bụi… và mùi hôi có rò rỉ khí gas.

Để hạn chế mùi hôi từ điều hòa nói riêng, cũng như để đảm bảo phương tiện được vận hành tốt nhất nói chung, quý khách nên thường xuyên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa hay garage uy tín, nơi quý khách mua xe để bảo dưỡng định kỳ xe thường xuyên, kịp thời phát hiện và sữa chữa sớm nhất có thể nếu như có bất kỳ hỏng hóc nào xảy ra.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi. Chúc quý khách một ngày tốt lành.

Hà Thành Garage chuyên bảo dưỡng, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng, luôn đồng hành cùng quý khách!

>>> LIÊN HỆ TƯ VẤN NGAY: DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG Ô TÔ ĐỊNH KỲ TẠI HÀ THÀNH GARAGE

HÀ THÀNH GARAGE - HỆ THỐNG SỬA CHỮA, CHĂM SÓC Ô TÔ CAO CẤP

Website:Hà Thành Garage

Youtube: Hà Thành Car Spa Official

Fanpage:Hà Thành Garage - Dịch Vụ Chăm Sóc Xe Hơi Cao Cấp 

Hotline: 024.2205.1111 [Miễn phí cứu hộ 24/24]

Open: 8:00 - 17:30

HOẶC LIÊN HỆ TRỰC TIẾP TẠI HỆ THỐNG 12 CHI NHÁNH HÀ THÀNH GARAGE TRÊN TOÀN QUỐC [ XEM DANH SÁCH ]

Chủ Đề