Máy tính không vào được User Accounts

Trong bài hướng dẫn này mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách vô hiệu hóa một User bất kỳ trên hệ điều hành Windows.

Cách vô hiệu hóa trực tiếp trên hệ điều hành thì khá đơn giản, nhưng bài viết này còn có một điều thú vị nữa đó là bạn có thể thực hiện vô hiệu hóa tài khoản người dùng thông qua môi trường Mini Windows [Win PêE] một cách cực kỳ đơn giản.

Đọc thêm:

#1. Vô hiệu hóa Local User trực tiếp trên hệ điều hành Windows

Vâng ! vào ngay vấn đề chính thôi chứ nhỉ, việc vô hiệu hóa User người dùng khi bạn đang ở trong hệ điều hành Windows là một việc làm cực kỳ đơn giản. Chi tiết cách thực hiện như sau:

Bạn hãy truy cập vào Local Users and Group bằng cách : Nhấn chuột phải vào This PC [Computer] => chọn Manage => chọn tiếp Local Users and Group => chọn thư mục Users => nháy đúp chuột vào User mà bạn muốn vô hiệu hóa.

Tips: Ngoài cách trên ra, bạn có thể mở nhanh Local Users and Group bằng cách sử dụng lệnh lusrmgr.msc trong hộp thoại Run nhé.

Okey, ví dụ như mình muốn vô hiệu hóa tài khoản Administrator chẳng hạn, mình sẽ nháy đúp chuột vào User đó.

=> Sau đó mình sẽ tích chọn vào dòng Account is disabled như hình bên dưới để thực hiện tắt tài khoản người dùng này đi => nhấn OK để xác nhận.

Ngược lại, nếu như bạn muốn kích hoạt tài khoản này thì chỉ cần bỏ tích dòng đó đi là được nhé.

#2. Thực hiện vô hiệu hóa User bằng lệnh trong CMD

Sử dụng lệnh trong cửa sổ cmd để thực hiện tắt User người dùng cũng rất đơn giản thôi, và mình đã có bài hướng dẫn cho các bạn trước đó rồi.

Thực hiện:

Mở cmd với quyền quản trị => sau đó sử dụng lệnh sau đây là xong.

  • net user  /active:no : Lệnh này sẽ vô hiệu hóa tài khoản user mà bạn muốn.
  • net user  /active:yes : Lệnh này sẽ kích hoạt lại tài khoản user mà bạn muốn.

Rất đơn giản như vậy thôi, bạn hãy nhấn nhấn Enter để thực hiện lệnh nhé. Ví dụ cụ thể như hình bên trên là mình vừa thực hiện vô hiệu hóa Local User có tên là BlogChiaSeKienThuc rồi đó.

Note: Có nhiều User bạn đặt dấu cách, ví dụ như User có tên là Kien Nguyen Blog. Lúc này muốn sử dụng lệnh để tắt/bật tài khoản User này thì bạn hãy để tên user đó trong dấu ngặc kép là được. Ví dụ:

net user “Kien Nguyen Blog” /active:no

#3. Tắt User trong Win PêE [Mini Windows]

Cách này sẽ tỏ ra hữu ích trong rất nhiều trường hợp đó, tuy nhiên bạn cần phải có công cụ cứu hộ như USB BOOT thì mới có thể làm được.

Thực hiện như sau:

+ Bước 1: Đầu tiên bạn hãy truy cập vào Win PêE => sau đó chạy cmd với quyền Administrator [xem hướng dẫn tại đây nếu bạn chưa biết]. Tiếp theo bạn hãy chạy lệnh sau:

reg load HKLM\KienNguyenBlog C:\Windows\system32\config\SAM

Trong đó KienNguyenBlog – bạn viết thế nào cũng được nhưng viết liền không dấu và không dấu cách nhé. Sau khi chạy lệnh trên thành công thì nó sẽ được tạo ra bên dưới khóa HKEY_LOCAL_MACHINE [viết tắt là HKLM ]

+ Bước 2: Bây giờ bạn hãy mở hộp thoại Run [Windows + R] => nhập vào lệnh regedit => nhấn Enter để mở cửa sổ Registry Editor để thực hiện chỉnh sửa.

  • Đọc thêm: Thủ thuật mở nhanh một đường dẫn bất kỳ trong Registry – 1 Click

Bây giờ bạn hãy đi đến đường dẫn sau:

HKEY_LOCAL_MACHINE\KienNguyenBlog\SAM\Domains\Account\Users

Như các bạn có thể thấy ở hình bên trên, ở trong thư mục Names chứa tất cả các User có trên máy tính của bạn. Bạn muốn bật/tắt User nào thì chỉ cần nhấn chọn User đó là được. Ví dụ mình muốn tắt User có tên là KienNguyen chẳng hạn.

Bạn hãy nhấn vào User KienNguyen => nhìn sang bên phải, tại dòng Type, chính là mã mà chúng ta quan tâm, ở đây mã là 0x3e9. Bây giờ bạn hãy nhìn lại sang cột bên trái, ở thư mục User => tìm mã tương ứng với cột Type, ví dụ ở đây là 000003E9.

+ Bước 3: Bạn hãy nhấn chọn thư mục 000003E9 đó => ở cột bên phải, bạn hãy tìm đến khóa F [REG_BINARY]. Bạn hãy nháy đúp chuột vào khóa này để chúng ta thực hiện chỉnh sửa [tắt hoặc bật User này].

+ Bước 4: Cửa sổ Edit Binary Value hiện ra, bạn hãy tìm đến giá trị 0038 như hình bên dưới.

Theo mặc định thì tài khoản Administrator và các tài khoản trong nhóm Admin sẽ tương ứng với giá trị 10 [Enable] 11 [Disable]. Còn tất cả tài khoản Local User còn lại sẽ có giá trị là 14 [Enable] và 15 [Disable].

=> Như vậy User của chúng ta đang có giá trị là 10 [tức là nó nằm trong nhóm User Admin đó] => để tắt User này thì bạn hãy xóa giá trị 10 đi, và thay thế bằng giá trị 11 => nhấn OK để lưu lại.

+ Bước 5: Bây giờ bạn hãy tắt cửa sổ Registry Editer đi => và bạn hãy sử dụng lệnh sau để hoàn tất quá trình tắt User bạn muốn.

reg unload HKLM\KienNguyenBlog

Như vậy là xong rồi đó, bây giờ thì bạn có thể Restart lại máy tính để kiểm tra nhé 😀 chắc chắn là thành công !

#4. Lời kết

Vâng ! như vậy là mình đã chia sẻ với các bạn 3 cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp bạn bật/tắt, vô hiệu hóa User bất kỳ trên hệ điều hành Windows rồi đó.

Đây là một thủ thuật hay mà mình nghĩ bạn nên biết, ngoài 3 cách trên ra nếu như bạn còn biết thêm phương pháp nào nữa thì hãy chia sẻ cho mọi người với nhé.

Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Việc bị mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10 không phải hiếm gặp, nhất là với những máy tính truy cập không an toàn, vào các địa chỉ web lạ khiến bị virus và bị mất quyền truy cập. Khi đó bạn sẽ không được sử dụng quyền cao nhất trên máy tính. Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn sửa lỗi mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10.


Khi bạn bị mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10 đồng nghĩa với việc bạn chỉ được sử dụng tài khoản Guest mà thôi. Mà với tài khoản Guest thì các tính năng rất bị bạn chế, quyền cài đặt các phần mềm lên trên máy tính sẽ bị giới hạn lại. Ngoài cách đơn giản nhất là cài lại Win ra thì vẫn có cách giúp bạn sửa lỗi mất quyền Admin trên Windows 7 iso, 8, 8.1, 10.

Sửa lỗi mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10

Nghiêm trọng hơn nếu bạn bị mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10 thì sẽ không thể sử dụng một số tính năng cao cấp như mở CMD trong Win 10 bằng quyền admin để truy cập sâu vao các tùy chỉnh khi cần thiết, hoặc cũng có thể là các Registry cần sự đồng ý của hệ thống. Chính vì lý do đó mà chúng ta cần phải khắc phục ngay lỗi mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10 ngay nhé.

Sửa lỗi mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10.

Lưu ý: Phương pháp thực hiện trên áp dụng cho tất cả các phiên bản Windows, vì thế bạn cũng có thể áp dụng để sửa lỗi mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10,

Bước 1: Đầu tiên bạn ấn tổ hợp phím Windows + R sau đó nhập “Lusrmgr.msc” để truy cập vào Local Users and Groups.

Bước 2: Trong Local Users and Groups tiếp tục click chọn Users >Administrator >Properties.

Bước 3: Trong Administrator Properties, bỏ tích chọn Account is disabled sau đó OK.

Sau đó bạn tiến hành khởi động lại máy để xem lỗi mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10 đã được khắc phục chưa nhé.

Trong trường hợp cách trên không hiệu quả, các bạn có thể tiến hành theo các cách sau, xin lưu ý là cách này giành cho người có chút ít kiến thức về máy tính:

- Một USB có dung lượng lớn hơn 2GB, tốt nhất chọn loại 8GB.
- Bộ cài Hiren Boot để tạo usb hiren boot, bạn có thể tải bộ cài mới nhất tại đây:tải Hiren Boot.
- Bộ cài phần mềm tạo usb boot Grub4dos: tải Gub4dos.

- Hướng dẫn tạo USB boot với Hiren boot được hướng dẫn chi tiết bởi Taimienphi.vn.

Bước 1: Sau khi tạo USB boot với Hiren boot xong xuôi, hãy kết nối USB vào chế độ Boot như thông thường và chọn chế độ Mini Windows 7 Portable.

Bước 2: Trong Windows 7 Mini bạn lựa chọn khay Menu như trong hình rồi vào Password >Admin Password Resetter, trong phần này sẽ giúp bạn kích hoạt lại tài khoản Admin với password được thiết lập lại.

Bước 3: Lựa chọn hệ điều hành thích hợp, ở đây hỗ trợ các phiên bản Windows như Windows 7, 8, 8.1 và Windows 10 rồi lựa chọn tài khoản là Administrator nhé.

Bước 4: Sau khi Reset xong, bạn ấn tiếp OK để xác nhận.

Bước 5: Thêm một lần nữa hệ thống sẽ xác nhận lại nữa, bạn chọn YES.

Bước 6: Khi có thông báo Password is reset succcesfully, công việc đã hoàn tất, lúc này bạn hãy khởi động lại máy nhé.

Bước 7: Truy cập lại vào Local Users and Groups, lựa chọn tài khoản Guest >Properties.

Bước 8: Tích vào Account is Disable để tắt tài khoản này đi, như vậy máy bạn sẽ mặc định là tài khoản Administartor vừa reset lại xong nhé.

Với hướng dẫn trên Taimienphi.vn hy vọng bạn sẽ sửa mất quyền Admin trên Windows 7, 8, 8.1, 10 thành công, giúp lấy lại được quyền cao nhất trong Windows. Sau khi lấy lại được quyền rồi, những vấn đề như lỗi Access Denied trên Windows 10 cũng sẽ rất dễ xử lý vì nếu bạn muốn sửa lỗi Access Denied trên Windows 10 chắc chắn cần phải có quyền Administrator.

//thuthuat.taimienphi.vn/sua-loi-mat-quyen-admin-tren-windows-7-8-8-1-10-22470n.aspx

Video liên quan

Chủ Đề