Mẹ bầu nghén trong bao lâu

Ốm nghén là tình trạng phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải gây không ít ảnh hưởng cho sức khỏe thai kỳ. Vậy mang thai bao lâu thì nghén? Làm sao để khắc phục? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Mẹ bầu nghén trong bao lâu
Tìm hiểu mang thai bao lâu thì nghén? Làm sao để khắc phục hiệu quả?

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là một triệu chứng đặc trưng của thai kỳ, nó được biểu hiện bằng cảm giác buồn nôn và thỉnh thoảng có nôn ói. Các cảm giác khó chịu này có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 90% phụ nữ từng trải qua cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói ở các mức độ khác nhau khi mang thai.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Tuy nhiên sự thay đổi nội tiết tố của thai kỳ hay lượng đường trong máu giảm được cho là những yếu tố có liên quan trực tiếp.

Tình trạng buồn nôn hoặc nôn ói nhẹ khi mang thai thường sẽ không gây ra bất cứ biến chứng nào cho mẹ bầu và em bé. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nôn ói nhiều có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể như mất nước, mất cân bằng điện giải, giảm đi tiêu và buộc mẹ bầu phải đến bệnh viện để được điều trị.

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Ngoài ra, tình trạng ốm nghén kéo dài còn khiến cho mẹ bầu bị mệt mỏi và chán ăn. Điều này có thể gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, thậm chí khiến cho thai nhi bị tăng cân kém từ khi còn trong bụng mẹ.

Mang thai bao lâu thì bị ốm nghén?

Rất nhiều mẹ bầu quan tâm đến vấn đề “mang thai bao lâu thì bị ốm nghén?”. Bởi trên thực tế, đây là tình trạng gây ra nhiều ám ảnh cho các mẹ bầu cả trước và ngay khi vừa bước vào thai kỳ.

Các chuyên gia cho biết, mang thai bao lâu thì nghén còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu. Trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ, đa phần các mẹ bầu sẽ chưa thấy triệu chứng hay những dấu hiệu đặc biệt.

Tình trạng nghén thường sẽ bắt đầu vào khoảng giữa tuần thứ 4 của thai kỳ, ngay sau khi mẹ bầu phát hiện mình bị trễ kỳ hành kinh. Thông thường, từ tuần thứ 4 cho đến tuần thứ 6 là khoảng thời gian mà các mẹ bầu sẽ có hiện tượng ốm nghén nhiều nhất.

Qua tuần thứ 6, ốm nghén sẽ bắt đầu có xu hướng thuyên giảm dần. Và sau tuần thứ 12 thì sẽ hết hẳn. Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp, các mẹ bầu bị nghén kéo dài tới 3 tháng giữa thai kỳ.

Mẹ bầu nghén trong bao lâu
Mang thai bao lâu thì nghén còn tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu, thường là bắt đầu từ tuần thứ 4

Tùy thuộc vào cơ địa cũng như các yếu tố liên quan khác mà mẹ bầu có thể bị ốm nghén nhẹ hoặc nặng với biểu hiện cụ thể như sau:

  • Ốm nghén nhẹ: Theo số liệu thống kê, có khoảng gần 80% mẹ bầu bị ốm nghén dạng này. Các mẹ bầu thường bị buồn nôn và nôn ói ở mức độ nhẹ và vẫn giữ được thức ăn ở trong dạ dày. Vì thế mà mẹ bầu có thể bị mệt mỏi nhưng ít bị sụt cân. Tình trạng nghén nhẹ thường chỉ ảnh hưởng trong một thời gian ngắn rồi giảm dần và biến mất hẳn.
  • Ốm nghén nặng: Thực tế, có rất ít mẹ bầu bị ốm nghén nặng, chỉ chiếm khoảng 1 – 1.5%. Tình trạng buồn nôn và nôn ói nặng có thể khiến cho mẹ bầu tống hết tất cả thức ăn trong dạ dày ra. Nôn ói liên tục sẽ gây sụt cân, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt. Các biểu hiện này có thể kéo dài dai dẳng cho tới tận khi sinh nở.

Cách khắc phục chứng ốm nghén giúp mẹ bầu khỏe mạnh

Như đã đề cập, tình trạng ốm nghén khi mang thai thường không quá nghiêm trọng và gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên với các trường hợp bị ốm nghén kéo dài ở mức độ nặng, thì sức khỏe của cả mẹ và bé đều sẽ bị tác động xấu.

Mẹ bầu nên chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục ốm nghén để có một thai kỳ khỏe mạnh:

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng với một thai kỳ khỏe mạnh. Ngoài giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé thì việc ăn uống lành mạnh còn giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén.

Với các mẹ bầu bị ốm nghén thì cần đặc biệt chú ý đến vấn đề điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Bởi trên thực tế, việc tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp hay ăn uống thiếu khoa học có thể làm cho triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Mẹ bầu cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Thay vì ăn 3 bữa chính mỗi ngày thì mẹ bầu có thể chia nhỏ ra, ăn khoảng 5 – 6 bữa, đồng thời giảm bớt lượng thức ăn trong mỗi bữa. Điều này sẽ hạn chế việc gây ra quá nhiều áp lực cho dạ dày và cơ quan tiêu hóa. Từ đó tránh được hiện tượng trào ngược, buồn nôn và nôn ói.
  • Mẹ bầu có thể ăn các loại đồ ăn yêu thích và hợp khẩu vị để cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên cần tránh các loại thức ăn có mùi và dễ gây buồn nôn.
  • Nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chua cay, thức ăn chiên, thực phẩm chứa nhiều gia vị. Các nhóm đồ ăn này thường dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa và khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn sau khi ăn.

2. Uống nhiều nước

Bổ sung đủ nước cho cơ thể là vấn đề đặc biệt quan trọng cả khi bạn mang thai hay không. Với các mẹ bầu, việc uống đủ nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khử nước với những hậu quả như đau đầu, chuột rút, chóng mặt, phù nề. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, tình trạng khử nước rất dễ kích thích dạ con co bóp và gây sẩy thai.

Mẹ bầu nghén trong bao lâu
Uống nhiều nước có thể giúp mẹ bầu cải thiện đáng kể các triệu chứng ốm nghén

Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn nhận thấy, việc uống nước thường xuyên sẽ giúp làm giảm đáng kể tình trạng ốm nghén, khó tiêu và ợ nóng. Đặc biệt, bổ sung đủ nước sẽ hỗ trợ duy trì thân nhiệt và làm mát cơ thể, nhất là trong những ngày thời tiết nóng bức.

Khi mang thai, nhu cầu về nước của cơ thể sẽ dần tăng lên trong suốt thai kỳ. Mẹ bầu cần uống khoảng 3 lít nước/ ngày (từ 10 – 12 cốc). Và nên uống thêm 1 ly sau khi tập thể dục nhẹ nhàng.

Vào mùa hè thì cần uống thêm khoảng 1 – 2 ly nữa để bù lại lượng nước đã bị thất thoát qua đường mồ hôi. Ngoài nước lọc thì mẹ bầu có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ rau củ quả tươi. Tuyệt đối không được tiêu thụ các loại thức uống có chứa cồn, caffeine hay chất kích thích.

3. Bổ sung vitamin và khoáng chất

Tình trạng ốm nghén có thể khiến cho mẹ bầu bị chán ăn và ăn uống kém. Lúc này cần bổ sung viên uống sắt phối hợp với acid folic, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho phụ nữ mang thai.

Đặc biệt, việc bổ sung vitamin B6 được cho là rất quan trọng, có thể giúp cân bằng tiêu hóa và làm giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói. Hơn nữa đây là một trong những loại vitamin tương đối an toàn cho cả mẹ bầu và em bé.

Vitamin B6 có nhiều trong một số loại thực phẩm phổ biến hằng ngày như chuối, bơ, các loại hạt… Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên sử dụng với liều lượng phù hợp khoảng 25mg/ ngày. Trong các trường hợp dùng viên uống vitamin B6 để trị ốm nghén thì cần sử dụng đủ liều theo chỉ định của bác sĩ.

4. Sử dụng trà thảo mộc

Thực tế cho thấy, việc uống một số loại trà thảo mộc khi mang thai có thể giúp mẹ bầu cải thiện chứng buồn nôn, nôn ói do ốm nghén. Dưới đây là một số loại trà phù hợp:

– Trà gừng:

Gừng có vị tay và tính ấm với nhiều tác dụng như ôn trung, tán hàn và giải độc nên thường được dùng để làm giảm cảm giác buồn nôn. Khi bị buồn nôn, mẹ bầu có thể cắt 1 lát gừng tươi để ngậm trực tiếp vài ba phút. Ngoài ra có thể pha trà để uống:

  • Chuẩn bị 50g gừng tươi đem gọt vỏ rồi rửa sạch
  • Cho vào cối giã đập rồi cho vào ly
  • Thêm vào 150ml nước sôi nóng hãm trong 15 phút
  • Có thể cho thêm 1 ít đường, quấy đều và uống trực tiếp khi còn ấm

– Trà bạc hà:

Đây cũng là một trong những thức uống đặc biệt phù hợp với các mẹ bầu bị ốm nghén. Mùi thơm dịu của bạc hà sẽ giúp làm giảm cảm giác buồn nôn. Hơn nữa thảo dược này còn chứa nhiều thành phần giúp kháng khuẩn, chống virus và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Mẹ bầu nghén trong bao lâu
Trà bạc hà là thức uống rất phù hợp với những mẹ bầu bị ốm nghén
  • Chuẩn bị 5 – 7 lá bạc hà đem rửa thật sạch
  • Vò nhẹ rồi cho vào nồi đun sôi cùng 200ml nước
  • Lọc lấy nước, thêm vào 1 ít mật ong, khuấy đều rồi uống trực tiếp

– Trà cam thảo:

Theo các tài liệu y học cổ truyền, cam thảo là một loại thảo mộc có vị ngọt giúp làm giảm chứng buồn nôn, nôn ói và hỗ trợ tốt cho hoạt động tiêu hóa. Trường hợp bị buồn nôn do thai nghén, mẹ bầu có thể pha 1 tách trà cam thảo để thưởng thực. Tuy nhiên tuyệt đối không được uống quá nhiều bởi có thể gây tăng huyết áp.

  • Chuẩn bị 2 – 3 lát cam thảo đem rửa sạch
  • Cho vào ấm rồi hãm với 150ml nước sôi nóng trong 10 phút
  • Chờ cho trà nguội bớt rồi uống trực tiếp

– Trà chanh mật ong:

Đây là thức uống rất quen thuộc với mọi người. Ngoài bổ sung vitamin, khoáng chất và nhiều loại acid amin cho cơ thể thì trà chanh mật ong còn hỗ trợ làm giảm chứng buồn nôn do ốm nghén. Hơn nữa, thức uống này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng hiệu quả.

  • Chuẩn bị 2 thìa cà phê nước cốt chanh và 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • Cho 2 nguyên liệu trên vào 150ml nước ấm rồi khuấy đều
  • Uống trực tiếp khi trà còn đủ độ ấm

5. Liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương là một giải pháp chữa bệnh bằng tinh dầu thơm chiết xuất từ các loại thảo dược. Khi hít vào hay thoa lên da, các loại tinh dầu trị liệu này sẽ giúp cải thiện tốt một số vấn đề sức khỏe mà không cần dùng thuốc.

Với các mẹ bầu bị ốm nghén, thường xuyên có cảm giác bị buồn nôn, nôn ói thì hãy thử qua liệu pháp mùi hương. Thực tế, mùi cam, chanh, bạc hà có thể giúp làm giảm cảm giác buồn nôn và giúp cơ thể thư thái, dễ chịu hơn.

Mẹ bầu nghén trong bao lâu
Mẹ bầu bị ốm nghén có thể thử áp dụng liệu pháp mùi hương để khắc phục

Liệu pháp mùi hương có thể được thực hiện theo một số cách sau:

  • Khuếch tán 1 hoặc nhiều loại tinh dầu thơm vào không khí
  • Trực tiếp ngửi hương tinh dầu trong chai hay từ 1 miếng vải
  • Pha tinh dầu thơm vào nước tắm để ngâm mình
  • Xoa tinh dầu trực tiếp lên da
  • Sử dụng tinh dầu để massage

6. Dùng thuốc khi cần thiết

Đa phần các trường hợp bị ốm nghén khi mang thai đều được kiểm soát bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp bị ốm nghén kéo dài ở mức độ nặng thì mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ.

Lúc này, một số loại thuốc có thể được kê toa:

  • Doxylamine: Đây là một loại thuốc kháng histamine có thể sử dụng trong thai kỳ để làm giảm nôn. Bác sĩ thường chỉ định uống nửa viên vào buổi sáng và 1 viên trước khi đi ngủ. Thực tế, việc kết hợp Doxylamine và vitamin B6 có thể mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Benadryl: Cũng là một loại thuốc kháng histamine khác có thể dùng điều trị thai nghén ở bà bầu. Benadryl được chỉ định dùng 1 viên 25mg x 4 lần/ ngày. Cần thận trọng bởi thuốc có thể gây buồn ngủ khi sử dụng.

Với các trường hợp bị nôn ói nhiều có thể gây mất nước và mất các chất điện giải qua dịch nôn. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung nước, điện giải và năng lượng thông qua dịch truyền.

Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc mang thai bao lâu thì nghén. Đồng thời đề cập đến một số giải pháp giúp khắc phục tình trạng ốm nghén hiệu quả. Riêng với trường hợp bị ốm nghén nặng, mẹ bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc và chăm sóc đúng cách,

Có thể bạn quan tâm:

  • Dấu hiệu thụ thai thành công sau quan hệ (3 ngày – 1 tuần)
  • Danh sách những điều cần biết khi mang thai lần đầu