Mianma có tên gọi khác là gì

Myanmar

Đất nước mang hơi thở của đức tin và truyền thống trong cuộc sống mỗi người

 Myanmar là một đất nước huyền bí và lôi cuốn, tự hào với những ngôi chùa Phật giáo tráng lệ và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Myanmar [trước đây là Miến Điện] là một quốc gia Đông Nam Á giáp với Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Lào và Thái Lan. Myanmar chia ra làm 8 nhóm dân tộc lớn nhưng nếu tính cả các dân tộc thiếu số thì có đến hơn 100 dân tộc.
 Tại Yangon, thành phố lớn nhất của đất nước, nơi đặt văn phòng của MyanmarCAD - một công ty trong Tập đoàn Yabashi, nổi bật với những ngôi chùa rực rỡ ánh vàng, chùa Shwedagon với đỉnh tháp cao chót vót, có rất nhiều công viên xanh, hồ nước đẹp, những khu chợ sôi động. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đã tăng lên và Myanmar đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng.

Longyi

"Longyi" - trang phục truyền thống của người Myanmar là một trang phục quấn tròn quanh eo bằng một miếng vải hình trụ dài khoảng 2m. Cả nam giới và nữ giới đều mặc Longyi, chân thường đi dép sandal. Longyi được coi là một trang phục chính thức nên thường được mặc ở cả những nơi công cộng.

 Longyi là tên gọi chung của một loại váy quấn truyền thống, Longyi của nam giới thì gọi là “Paso”, Longyi của nữ giới thì gọi là “Thamein”. “Paso” thì quấn và thắt nút ở đằng trước, mặc kết hợp với Taipon [áo truyền thống] hoặc áo sơ mi. “Thamein” thì quấn và gập tà ở ngang hông, mặc kết hợp với áo bó sát người nên áo thường được đặt may theo yêu cầu. Mặc Longyi khi trời nóng sẽ thấy mát mẻ, khi trời lạnh sẽ thấy ấm áp, vì thế mà Longyi được mặc quanh năm.  Nam giới thường mặc Longyi kẻ ca rô, nữ giới thì có nhiều màu sắc, hoa văn đa dạng như có loại màu sặc sỡ, loại in hình hoa, chấm bi… Sự kết hợp màu sắc giữa áo và Longyi cũng đa dạng, bạn có thể kết hợp màu áo cùng tông với màu của Longyi hoặc cũng có thể kết hợp màu áo cùng tông với màu của họa tiết trên Longyi.

 Bức ảnh trên là lễ cưới của nhân viên Công ty [cô dâu]. Các nhân viên tham dự lễ cưới cũng mặc Longyi. Không chỉ những dịp trang trọng như lễ cưới, nhiều nhân viên còn mặc Longyi đi làm. Ngày nay, Longyi đã trở nên quen thuộc hơn như một trang phục hàng ngày.

Bagan

Nằm ở Mandalay, miền Trung Myanmar "di tích Bagan" là một trong ba di tích Phật giáo lớn nhất thế giới và là thánh địa của Phật giáo Myanmar. Hiện nơi đây còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử và di sản văn hóa, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Bagan nổi tiếng với nhiều chùa chiền, tượng Phật và đền thờ... Đến với Bagan, các bạn có thể thưởng thức cảnh đẹp bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể ngắm cảnh từ trên cao bằng khinh khí cầu hay thuê một chiếu xe đạp điện có tên là "E-bike" để tự do di chuyển, tham quan các chùa tháp [Pagoda] khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể khám phá di tích này bằng xe ngựa- từng là một phương tiện giao thông của vùng này xưa kia. Bagan cũng rất phổ biến với các loại hàng thủ công như sơn mài, bạn cũng có thể tham quan các xưởng thủ công mỹ nghệ. Tại các cửa hàng trong chùa, bạn có thể mua tranh sơn mài, tranh cát hay tranh vẽ để làm quà tặng. Bên cạnh việc ngắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, bạn cũng cơ thể trải nghiệm hình thức nghệ thuật "Body paint" - dùng màu vẽ hoa văn lên mu bàn tay. Một điểm hấp dẫn tại Bagan là bạn có thể nhìn thấy văn hóa làng xã Myanmar - một nét văn hóa đang dần biến mất. Ví dụ, bạn có thể uống "rượu cọ [nhựa của cây cọ]" được coi là rượu truyền thống của Myanmar tại những ngôi nhà trên cây.

Tại Bagan cũng có những nhà hàng buffet, bạn có thể thưởng thức thỏa thích các món ngon của vùng này với giá 3000 kyat [khoảng 300 yên] / 1 người cho một bữa ăn.

Thông tin chung

Quốc kỳ Myanmar

Cộng hoà Liên bang Myanmar [the Republic of the Union of Myanmar], có thủ đô là Nay Pyi Taw, là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có biên giới chung với Trung Quốc [2.185 km], Lào [235 km], Thái Lan [1.800 km], Ấn Độ [1.463 km], và Băng-la-đét [193 km] và bờ biển dài 2.276 km với biển An-đa-man [Andaman] và Vịnh Ben-gan [Bengal].

Myanmar có iện tích 676.577 km2, dân số 51,4 triệu người [2014] gồm 135 dân tộc và bộ tộc, trong đó người Miến Điện [Burma] chiếm 68%, người Xan [Shan] chiếm 9%, người Ca-ren [Karen] chiếm 7%, người Ra-khai [Rakhine] chiếm 4%, người Hoa chiếm 3%, người Ấn chiếm 2%, người Mon chiếm 2% và các dân tộc khác chiếm 5%. Ngôn ngữ chính là tiếng Miến Điện. Tôn giáo chính là Phật giáo [89,3%], ngoài ra có  Hồi giáo [4%], Thiên chúa giáo [4%] và các tôn giáo khác. Đơn vị tiền tệ: chạt [kyat, ký hiệu quốc tế MMK]. Quốc khánh là ngày 04/01/1948.

Khí hậu đặc trưng của Myanmar là khí hậu khô nóng, có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Đa phần diện tích Myanmar nằm giữa Hạ chí tuyến và Xích đạo, trong vùng gió mùa châu Á, Lượng mưa hàng năm tại vùng đồng bằng gần 2.500 mm, vùng bờ biển có lượng mưa trung bình 5.000 mm [197 in] hàng năm còn vùng Khô, nằm ở trung tâm Myanmar lượng mưa trung bình hàng năm chưa tới 1.000 mm. Các vùng phía bắc đất nước có khí hậu lạnh nhất, nhiệt độ trung bình 21 °C [70 °F]. Các vùng duyên hải và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 32 °C

Myanmar giàu tài nguyên thiên nhiên. Với hơn 50% diện tích là rừng, mỗi năm Myanmar cung cấp cho thế giới khoảng 40 triệu m3 gỗ. Myanmar là nước sản xuất đá quý thứ nhất châu Á  với sự đa dạng về thể loại. Mi-an-ma cũng dồi dào các khoáng sản khác như vàng, sắt thép và đồng; có trữ lượng dầu và khí tự nhiên rất lớn, đứng thứ 10 trên thế giới với trữ lượng dầu khoảng 3,2 tỷ thùng và khí ước tính 89,7 nghìn tỷ m3.

Thể chế chính trị

Myanmar theo chế độ Cộng hòa với 7 Bang [Shan, Chin, Kachin, Rakhine, Mon, Kayin, Kayah] và 7 Khu hành chính [tương đương bang] [Yangon, Mandalay, Bago, Magwe, Ayeyarwady, Tanninthayi, Sagaing]. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống. Quốc hội gồm có Thượng viện và Hạ viện. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng.

Chế độ quân chủ thiết lập ở Myanmar một thời gian dài được coi là nguyên nhân gây sự trì trệ trong phát triển của nước này. Từ cuộc bầu cử ngày  8 tháng 11 năm 2015, đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ [NLD] Myanmar  do bà  Aung San Suu Kyi  lãnh đạo giành thắng lợi với 75% số ghế ở Quốc hội được kỳ vọng  sẽ mở ra giai đoạn dân chủ mới cho Cộng hòa liên bang Myanmar.

Lịch sử

Người Môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady [ở phía nam Myanma] và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này.

Sau đó, vào thế kỷ 1 trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc.

Vào khoảng trước những năm 800, người Bamar [người Miến Điện] bắt đầu di cư tới châu thổ Ayeyarwady từ Tây Tạng hiện nay. Người Miến điện đã 03 lần tạo dựng nên Đế chế Miến Điện tại Myanmar vào thế kỷ thứ 12 [vương quốc Pagan], thế kỷ thứ 16 [Vương quốc Toungoo] và đầu thế kỷ 18 [Triều đại Konbaung]. Cùng với đó, lịch sử Myanmar có các giai đoạn bị xâm lược bởi Mông Cổ, Trung Quốc.

Thế kỷ 19, trong các cuộc chiến tranh với đế quốc Anh [1823-26, 1852-53 và 1885-87], Myanmar mất một số lãnh thổ vào tay người Anh và trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Ngày 1 tháng 4 năm 1937, Myanmar trở thành một thuộc địa của Anh. Trong thập niên 1940, dưới sự lãnh đạo của  Aung San  Quân đội Miến Điện độc lập được thành lập. Quân đội Miến Điện độc lập dưới quyền chỉ huy của Aung San và Quân đội quốc gia Arakan đã chiến đấu với Nhật Bản từ 1942-1944, nhưng đã nổi lên chống lại người Nhật năm 1945.Trong Chiến tranh thế giới thứ hai Myanmar trở thành một mặt trận chính tại Mặt trận Đông Nam Á giữa Nhật Bản và quân Đồng minh. Năm 1947, Aung San trở thành Phó chủ tịch Uỷ ban hành pháp Miến Điện, một chính phủ chuyển tiếp. Tuy nhiên, trong tháng 7 năm 1947, các đối thủ chính trị đã ám sát Aung San và nhiều thành viên chính phủ khác[15]. Ngày 4 tháng 1 năm 1948, quốc gia này trở thành một nước cộng hòa độc lập, với cái tên Liên bang Myanmar, với Sao Shwe Thaik là tổng thống đầu tiên và U Nu là thủ tướng

Văn hóa

Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo.  

Trong các làng Myanmar truyền thống, chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hóa. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Lễ nhập tu được gọi là shinbyu là lễ đánh dấu sự trưởng thành quan trọng nhất của một chú bé khi vào chùa tu trong một khoảng thời gian ngắn. Văn hóa Myanmar được thể hiện rõ rệt nhất tại những ngôi làng nơi các lễ hội địa phương được tổ chức trong suốt năm, lễ hội quan trọng nhất là lễ chùa.

Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu. Thời kỳ cai trị thuộc địa của Anh cũng đã để lại một số ảnh hưởng phương Tây trong văn hóa Myanmar. Hệ thống giáo dục Myanmar theo khuôn mẫu hệ thống giáo dục Anh Quốc. Những ảnh hưởng kiến trúc thuộc địa là điều dễ nhận thấy nhất tại các thành phố lớn như Yangon.

Tiếng Myanma, tiếng mẹ đẻ của người Bamar và là ngôn ngữ chính thức của Myanmar, về mặt ngôn ngữ học có liên quan tới tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc. Nó được viết bằng ký tự gồm các chữ hình tròn và nửa hình tròn, có nguồn gốc từ ký tự Môn.

Ẩm thực Myanmar bị ảnh hưởng nhiều từ ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, và các nền văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác. Món chủ yếu trong ẩm thực Myanmar là gạo, tôm, cá, patê cá lên men, thịt lợn và thịt cừu. Thịt bò, bị coi là món cấm kỵ, rất hiếm được sử dụng.

Các nhạc cụ truyền thống của Myanmar gồm bộ trống được gọi là pat waing, bộ cồng gọi là kyi waing, đàn tre gọi là pattala, chũm chọe, nhạc cụ bộ hơi như hnè hay oboe và sáo, bamboo clappers, và nhạc cụ bộ dây, thường được kết hợp thành một giàn giao hưởng gọi là saing waing. Saung gauk, một nhạc cụ bộ dây hình chiếc thuyền gồm các dây tơ và thủy tinh trang trí dọc theo thân từ lâu đã đi liền với văn hóa Myanma. Từ thập niên 1950, các nhạc cụ phương Tây đã trở nên phổ biến, đặc biệt tại các thành phố lớn.

Kinh tế

Kinh tế Myanmar là một trong những nền kinh tế kém phát triển nhất thế giới, đã phải chịu hàng thập kỷ trì trệ do quản lý yếu kém và cấm vận quốc tế.  EU, Hoa Kỳ và Canada đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế Myanmar,[5] nhưng những lệnh cấm vận này đã được dỡ bỏ từ năm 2011 sau khi Myanmar chuyển từ chính phủ quân sự sang chế độ dân sự

Theo số liệu thống kê năm 2014, GDP của nước này đạt 244,4 tỉ USD, GDP đầu người đạt 4.800 USD, GDP chia theo lĩnh vực là nông nghiệp: nông nghiệp: 37.1%, công nghiệp: 21,3%, dịch vụ: 41,6%.  Các ngành sản xuất chính của Myanmar là: chế biến nông sản; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; đồng, thiếc,Volfram, sắt; xi măng, vật liệu xây dựng; dược phẩm; phân bón; dầu mỏ và khí tự nhiên; dệt may, cẩm thạch và ngọc.

Thị trường xuất khẩu chính của Myanmar là Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản với các mặt hàng xuất khẩu là khí tự nhiên, sản phẩm gỗ, đỗ,cá, gạo, quần áo, cẩm thạchvà ngọc. Giá trị xuất khẩu năm 2011 đạt 9,543 tỉ USD.

Đối tác nhập khẩu chính của Myanmar là Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản với các mặt hàng vải, dầu mỏ thành phẩm,nhựa, phân bón, máy móc, phương tiện giao thông, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô; thực phẩm, dầu ăn. Giá trị nhập khẩu năm 2011 là 5,498 tỷ USD.

Địa chỉ Đại sứ quán, Lãnh sự quán của hai nước:
Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar:
 Tòa nhà số 70-72, đường Thanlwin, quận Bahan, thành phố Yangon.

Myanmar 


 289A Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội.

                                                                           Phòng Hợp tác quốc tế [ tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề