Mô đun 03 gvpt - tin học - tiểu học bài tập cuối khóa

Đáp án Mô đun 03 GVPT – Tin học – Tiểu học

Giới thiệu môn học

Mời thày/cô hãy liệt kê 03 nội dung trong Mô đun 3.0 – Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực mà thày/cô thấy là quan trọng nhất đối với việc kiểm tra, đánh giá môn Tin học 

ND1: Phương pháp đánh giá

ND2: Khung năng lực và đường phát triển năng lực

ND3: Quy trình tổ chức và thực hiên hoạt động đánh giá

Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0, thày/cô mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề gì để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực? Hãy liệt kê ít nhất 3 vấn đề thày/cô muốn tìm hiểu thêm.

Sau khi hoàn thành Mô đun 3.0 tôi mong muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề sau đây để nâng cao năng lực kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực:

– Đánh giá định hướng sản phẩm số đối với cả hai mạch kiến thức Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng.

– Đánh giá chú trọng khả năng tư duy máy tính đối với mạch kiến thức về Khoa học máy tính (CS), cụ thể là đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của CS trong đó có sử dụng hoặc không sử dụng máy tính.

– Đánh giá chú trọng khả năng ứng dụng Tin học đối với mạch kiến thức về Tin học ứng dụng (ICT), cụ thể là đánh giá khả năng giải quyết vấn đề của ICT dựa trên máy tính.

Đặc điểm môn Tin học

Các thầy/cô hãy trình bày năng lực của HS ở cuối cấp tiểu học

Học sinh biết sử dụng các phầm mềm hỗ trợ học tập tạo ra được các sản phẩm đơn giản.

Biết sử dụng các thiết bị số thông dụng theo hướng dẫn và chia sẻ được với người thân và bạn bè….

Các thầy/cô hãy nêu cách xác định các mốc biểu hiện trong khung năng lực tin học thành phần giữa các cấp học của môn Tin học.

Để xác định được các mốc biểu hiện trong khung năng lực tin học thành phần ta cần xác định khung phát triển năng lực

1 .Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.

Môn Tin học góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù.

Học sinh hình thành, phát triển được năng lực tin học với năm thành phần năng lực sau đây:

– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

– NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

– NLe: Hợp tác trong môi trường số.

Thầy/cô hãy chọn một năng lực thành tố của năng lực Tin học ở cuối cấp tiểu học và phân tích xem nó “phân bố” ở những chủ đề nào của một lớp học trong cấp tiểu học (lớp 3, lớp 4 hoặc lớp 5)

Sử dụng năng lực tin học: NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

– Lớp 3

  • Chủ đề A: Mạng máy tính và em
  • Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hoá trong môi trường số

– Lớp 4: Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hóa trong môi trường số.

– Lớp 5: Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

Khung năng lực tin học ở bậc tiểu học

Các thầy/cô hãy phân tích đặc điểm khối kết cấu kiến thức của môn Tin học.

Khối kết cấu kiến thức: bao gồm các chủ đề xuyên suốt từ cấp tiểu học đến thpt. Các chủ đề từ A đến F ở các khối lớp đều góp phần hình thành các năng lực. Trong khối kết cấu tin học các nội dung được lặp lại ở lớp các lớp nhưng được nâng cao hơn về nội dung và năng lực

– NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

– NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

– NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

– NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

– NLe: Hợp tác trong môi trường số.

  • Chủ đề A. Máy tính và xã hội tri thức
  • Chủ đề B. Mạng máy tính và Internet
  • Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin
  • Chủ đề D. Tin học, pháp luật và văn hoá trong môi trường số
  • Chủ đề E. Ứng dụng tin học
  • Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính
  • Chủ đề G. Hướng nghiệp với tin học

Các thầy/cô hãy trình bày các bước xây dựng một khung năng lực tin học thành phần ở cấp tiểu học.

Bước 1: Xác định các cụm từ khóa biểu thị năng lực thành phần hay nội dung kiến thức thuần túy

Bước 2: Mô tả biểu hiện cho một mốc ứng với một lớp trong khung năng lực.

Các thầy/cô hãy trình bày cách xác định đường phát triển của một năng lực tin học thành phần cụ thể.

  • Tìm các cụm từ khoá trong mô tả các biểu hiện yêu cầu cần đạt ở các chủ đề.
  • Tại nơi xuất hiện các cụm từ khoá đó hoặc các cụm từ tương đương rút ra được 1 biểu hiện cần tìm
  • Tập hợp tất cả các biểu hiện được rút ra chính là biểu hiện của một mốc ứng với mức đang xét trong khung năng lực

Tìm các cụm từ khoá trong mô tả các biểu hiện yêu cầu cần đạt ở các chủ đề. Tại nơi xuất hiện các cụm từ khoá đó hoặc các cụm từ tương đương rút ra được 1 biểu hiện cần tìm Tập hợp tất cả các biểu hiện được rút ra chính là biểu hiện của một mốc ứng với mức đang xét trong khung năng lực

Qua đánh giá tìm được các cụm từ khoá mô tả các biểu hiện cần đạt của chủ đề.

Tại nơi xuất hiện từ khoá rút ra biểu hiện.

Tập hợp các biểu hiện được rút ra chính là biểu hiện của một mốc ứng với mốc đang xét trong khung năng lực.

Ví dụ: chủ đề A: máy tính và em

Khi đánh giá: nhận biết được các loại máy tính.

Em đạt nla: nêu được các bộ phận máy tính.

Định hướng đánh giá kết quả củng cố và phát triển năng lực đặc thù

Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển một số phẩm chất chủ yếu: Một số chủ đề củ môn Tin học giúp giáo viên hình thành và phát triển một cách hiệu quả những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Các chủ đề tập trung vào nội dung thuật toán và lập trình ( chủ đề f), các chủ đề: D, E tạo ra nhiều tình huống bộc lộ được phẩm chất qua cách ứng xử, đặc biệt trong môi trường số. GV cần căn cứ vào các biểu hiện của phẩm chất được mô tả trong chương trình tổng thể để bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh trong suốt quá giáo dục tin học.

Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung:

  • Định hướng đánh giá năng lực tự chủ và tự học thông qua dạy hoc môn Tin học.
  • Định hướng đánh giá năng lực giao tiếp hợp tác thông qua dạy học môn Tin học.
  • Định hướng đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy học môn Tin học.

Thầy cô nêu ví dụ qua đó chứng minh được:

a) Có thể đánh giá năng lực chung tự chủ và tự học thông qua đánh giá hai năng lực NLb và NLd.

b) Có thể đánh giá năng lực chung giao tiếp và hợp tác thông qua đánh giá Nle..

c) Có thể đánh giá năng lực chung giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua đánh giá NLc.

a, NLb: biểu hiện Biểu hiện thành tố của năng lực Năng lực thành tốt

  • Nêu được sơ lược lí do cần bảo vệ Học sinh biết khẳng định và bảo vệ Tự khẳng định và bảo vệ quyền nhu cầu và biết bảo vệ thông tin hóa của cá nhân, và nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo chính đáng.
  • Biết và thực hiện quyền sở hửu trí tuệ đạo đức và pháp luật ở mức đơn giản
  • Biết bảo vệ sức khỏe khi sử dụng thiết bị kĩ thuật số.

b. Nle: biểu hiện Biểu hiện năng lực thành tố Năng lực thành tố

  • Sử dụng được các công cụ kĩ thuật số thông
  • Nhận ra được ý nghĩa của giao tiếp Xác định mục đích, nội dung, phương pháp dụng theo hướng dẫn để chia sẻ, trao đổi thông trong việc đáp ứng nhu cầu của bản thân, thái độ giao tiếp tự tin với bạn bè và người thân
  • Có thói quen trao đổi, giúp xác định mục đích giúp đỡ nhau trong học tập, biết phương thức hợp tác. Cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của thầy cô.

c. Nlb biểu hiện Biểu hiện năng lực thành tố Năng lực thành tố

  • Nhận biết và nêu được nhu cầu tìm kiếm thông tin Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc, tìm được đối với bản thân từ các nguồn tài liệu có sẵn theo thông tin trong máy tính và internet theo hướng dẫn hướng dẫn
  • Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra vấn đề – Phát hiện và làn rõ vấn đề đơn giản và đặt được câu hỏi đề
  • Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản theo – Đề xuất và lựa chọn hướng dẫn phương án

Câu hỏi tương tác

Các thầy/cô hãy trình bày các định hướng về đánh giá kết quả hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực sau đây thông qua dạy học môn Tin học ở tiểu học:

1) một số phẩm chất chủ yếu .

2) năng lực tự chủ và tự học

3) năng lực giao tiêps và hợp tác

4) năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

5) năng lực tin học

Nêu ví dụ minh họa cho trường hợp trên.

  1. Năng lực tự chủ và tự học.
  2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
  3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Thầy/cô hay hiểu như thế nào về dạy học kiến tạo theo con đường biện chứng của quá trình nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn”, cho ví dụ minh họa.

Xây dựng diễn đàn trực tuyến để cho HS bộc lộ các quan niệm của mình theo từng chủ đề mà giáo viên đặt ra.

– Sử dụng các phần mềm để mô phỏng các nguyên lý, hoạt động, xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập, kiểm tra các kiến thức cũ, cũng như vận dụng để khắc sâu kiến thức mới cho HS.

– Mô phỏng các quá trình nguyên lý hoạt động, chuyển động kết hợp với để nêu vấn đề.

– Sử dụng các thư viện mô phỏng để HS kiểm tra giả thuyết, phân tích kết quả để rút ra các kết luận.

Thầy/cô hãy nêu một ví dụ trong đó có sự đề xuất điều chỉnh cách tổ chức dạy học dựa trên phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá HS trước đó về hành vi, thái độ, quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Ví dụ: ở chủ đề khám phá máy tính.

Hãy chỉ ra các bộ phận của máy tính: giáo viên dạy học theo kiểu thuyết trình. Nhưng cô giáo tổ chức dưới dạng trò chơi, dùng phương pháp dạy học nhận dạng và thể hiện…..

Câu hỏi tương tác

Các thầy/cô hãy trình bày cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển PC, NL trong môn Tin học.

Bài tập cuối khóa modun 3 – giáo viên sử dụng công nghệ thông tin…

Địa chỉ: Giang Thành – Kiên Giang.

Liên hệ: