Mô tơ quay kính ô tô

Hệ thống nâng hạ kính trên ô tô là tiện nghi phải có trên mọi chiếc xe ô tô. Với những chiếc xe ô tô đầu tiên trên thế giới hệ thống này thường được điều chỉnh nên, xuống bằng tay.

Hiện nay chức năng này hoàn toàn được điều chỉnh tự động bằng điện. Với nhiều chế độ khác nhau từ Auto tới điều chỉnh theo ý người sử dụng.

Các hệ thống nâng hạ cửa kính ô tô

Mục lục nội dung bài viết

  • Cấu tạo hệ thống nâng hạ kính trên ô tô
    • Nâng hạ kính sử dụng dây cáp kéo
    • Nâng hạ kính không sử dụng cáp có dạng hình “ cái kéo”
  • Các chức năng của hệ thống nâng hạ kính trên ô tô
  • Nguyên nhân khiến hệ thống nâng hạ kính trên ô tô hư hỏng

Cấu tạo hệ thống nâng hạ kính trên ô tô

Dựa vào cấu tạo về mặt cơ khí ta có thể phân thành 2 loại khác nhau :

  • Nâng hạ kính sử dụng dây cáp kéo
  • Nâng hạ kính không sử dụng cáp nó có dạng hình “ cái kéo”

Sơ đồ nâng hạ kính Bowden kép

Để hệ thống này có thể làm việc được thì phải nhờ tới chuyển động của Motor điện. Hay còn được gọi là Motor nâng hạ kính ô tô.

Sau đây chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu chi tiết về cấu tạo cùng nguyên lý hoạt động của 2 cơ cấu nâng hạ này.

Nâng hạ kính sử dụng dây cáp kéo

Tùy vào loại cáp được dùng ta lại tiếp tục phân cơ cấu nâng hạ này thành 2 loại:

  • Sử dụng cáp kéo xoắn
  • Sử dụng cáp Bowden kép hoặc đơn

Với sử dụng cáp kép xoắn hệ thống gồm 3 thành phần. Bao gồm một motor điện một chiều, dây cáp xoắn và một thanh ray trượt.

Nguyên lý hoạt động rất đơn giản thanh ray trượt đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ tấm kính. Tạo bề mặt phẳng cho tấm kính di chuyển lên hoặc xuống.

Hệ thống nâng hạ cửa kính cáp kéo

Một phần di động được gắn liền với thân tâm kính. Nhờ chuyển động quay của motor kết hợp với dây cáp.

Kéo phần di động đó trượt trên trục của thanh trượt kéo theo tấm kính. Sẽ được đẩy lên hoặc đẩy xuống phụ thuộc vào chiều quay của động cơ.

Khi động cơ quay thuộc tấm kính sẽ được kéo nên và ngược lại động cơ quay nghịch tấm kính sẽ được kéo xuống.

Sử dụng cáp Bowden kép nó chỉ khác ở chỗ sẽ bổ sung thêm một thanh trượt và một đoạn dây kéo. Khi thanh trượt được bổ sung gấp đôi, sức kéo vì thế sẽ được tăng lên. Khả năng lên xuống của kính vì thế sẽ ổn định hơn. Di chuyển nhanh hơn, tin cậy hơn.

>> Xem Thêm

  • Tất tần tật về đánh bóng xe ô tô và những sai lầm thường gặp
  • Cách âm chống ồn DPRO – Cách chọn vật liệu chuẩn và kỹ thuật thi công phù hợp

Nâng hạ kính không sử dụng cáp có dạng hình “ cái kéo”

Về mặt thiết kế cơ khí cơ cấu nâng hạ kính này hoàn toàn khác biệt. Hiệu quả mang lại cũng khá tốt nên được khá nhiều hãng lựa chọn.

Thành phần cấu tạo của nó gồm một động cơ điện, bánh răng, thanh tay đòn dạng hình chữ “X” và bệ đỡ kính.

Hệ thống nâng hạ cửa kính bánh răng

Nguyên lý hoạt động khi động cơ quay sẽ làm cho bánh răng quay. Bánh răng này được ăn khớp cơ khí với bánh răng trên cánh tay đòn. Kéo theo nó sẽ di chuyển, thanh chữ “X” sẽ được nâng hạ lên hoặc xuống.

Cửa kính ô tô sẽ được nâng lên hoặc hạ xuống theo chiều quay của động cơ. Cơ cấu chuyển động này hoàn toàn không sử dụng dây cáp. Khá đơn giản dễ dàng cho sửa chữa và lắp đặt.

Các chức năng của hệ thống nâng hạ kính trên ô tô

Trên tất cả các tay cửa đều gắn các nút điều khiển chức năng nâng hạ cửa kính tương đương với vị trí cửa đó. Chỉ có vị trí người lái là có thể điều khiển được tất cả cửa kính trong xe.

Sơ đồ hệ thống điện hệ thống nâng hạ kính ô tô

Chúng được kết nối với nhau bởi hệ thống điện. Sơ đồ điện khá đơn giản chủ yếu dùng các Rơ-le để đóng mở. Điều khiển động cơ quay thuận, nghịch để đóng hoặc mở kính.

Thao tác sử đóng mở ấn liền kính sẽ được mở từ từ tới khi bạn nhả tay ra. Ngược lại kéo nút nên cửa kính sẽ từ từ được đóng lại.

Ngoài ra còn có chức năng Auto bạn chỉ cần ấn một lần tất cả kính sẽ được đóng hoặc mở ra tức khắc khá là đơn giản.

Nguyên nhân khiến hệ thống nâng hạ kính trên ô tô hư hỏng

Tùy vào cấu tạo về mặt cơ khí mà mỗi hệ thống lại có những nguyên nhân hư hỏng khác nhau.

Bảo dưỡng hệ thống nâng hạ kính ô tô

  • Nguyên nhân thứ nhất có thể do hệ thống điện bị trục trặc, các cuộn hút trong Rơ-le bị hỏng khiến động cơ không được cấp điện. Vì thế động cơ không thể hoạt động được.
  • Nguyên nhân thứ hai do bị đứt cáp. Mặc dù cáp rất bền nhưng sau khoảng thời gian dài sử dụng nó có thể bị han gỉ. Do không được kiểm tra bơm dầu bảo dưỡng thường xuyên. Khi gặp phải vấn đề này thì bạn cần thay đoạn cáp mới.
  • Nguyên nhân thứ ba do bánh răng bị mòn. Các bánh răng bị va chạm với nhau liên tục. Do vậy chắc chắn nó sẽ bị mòn, hiệu quả hoạt động bị giảm đi sức kéo không đảm bảo. Công việc của bạn cần làm là thay thế chiếc bánh răng mới.

Chủ Đề