Mối quan hệ của môi trường và việc dạy học

Bài tậpLÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌCĐề bài:Phân tích mối quan hệ giữa dạy và học ở trường đại học và nêu quanđiểm của mình về: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.Bài làm:Mối quan hệ dạy và học ở trường đại học: Dạy học là một hoạt động có2 chủ thể: Giảng viên và sinh viên.Dạy là hoạt động của giảng viên, dạy không chỉ là hoạt động truyền thụkiến thức cho sinh viên mà bao gồm cả công việc tổ chức các hoạt động, họctập của sinh viên từ lúc vào trường đến khi ra trường, điều khiển trí tuệ, nhậnthức của sinh viên, hình thành kỹ năng của sinh viên, hướng dẫn cho sinh viênphương pháp học tập, giáo dục cho sinh viên về động cơ, ý trí khuyến khíchđể sinh viên học tập đạt kết quả cao.Học là hoạt động nhận thức của con người về những quy luật của tựnhiên xã hội, tư duy. Đó là hoạt động phản ánh những mặt nhất định của hiệntượng khách quan vào ý thức người học, tuy nhiên nó chủ yếu hướng ngườihọc vào lĩnh hội những chân lý đã được nhân loại phát hiện nhưng chúng lại làmới đối với họ.Việc học trong trường đại học là hoạt động của sinh viên, các quy luậtcủa tự nhiên, xã hội và tư duy đã được nghiên cứu, xây dùng trong chươngtrình sách giáo khoa, sinh viên nhận thức các quy luật này thông qua sách giáokhoa cũng như cách nhận thức, cách nghiên cứu của các nhà khoa học,phương pháp nghiên cứu của sinh viên tiệm cận với phương pháp của các nhàkhoa học.Trong trường đại học việc dạy và học là hai hoạt động có mối quan hệbiện chứng với nhau, dạy và học là hai yếu tố cấu thành của quá trình dạy học.Nếu chỉ có dạy hoặc chỉ có học riêng rẽ, độc lập thì không có quá trình dạyhọc, các mục tiêu đề ra của trường đại học là không thể thực hiện được.Mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học còn thể hiện ở chỗ kết quả củahoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại. Trong qua strình dạyhọc giảng viên tác động đến sinh viên bằng các biện páhp sư phạm, sinh viêntiếp nhận sự tác động của giảng viên. Nếu giảng viên dạy tốt, có phương pháptốt sẽ phát huy được khả năng sáng tạo của sinh viên sẽ tạo ra được kết quảhọc tập tốt đồng thời sinh viên cũng là những chủ thể tích cực, họ là nhữngthực thể có ý nghĩa của xã hội. Họ ý thức được yêu cầu và nhiệm vụ học tập,tự giác và chủ động tích cực tiếp nhận sự tác động từ phía giảng viên. Vai tròchủ thể của sinh viên càng được phát huy, kết quả học tập của sinh viên càngcao thì hiệu quả của quá trình dạy càng cao.Sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học đòi hỏi hoạt động dạy đóngvai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn hoạt động học. Giảng viên phải chỉ rõphương hướng, nội dung và phương pháp học cho sinh viên khơi dậy tiềmnăng phát huy được tính độc lập sáng tạo của sinh viên. Giảng viên phải thựcsự có chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, sáng tạo và nhạy cảm để có thểđóng vai trò người gợi mở, trợ giúp, hướng dẫn, cố vấn, trọng tài trong quátrình dạy học. Thực tiễn chỉ ra rằng chương trình, sách giáo khoa, điều kiệnhọc tập tốt đến đâu mà người thầy non kém thì không thể có kết quả dạy họctốt được. Vậy dạy và học nói chung và trong trường đại học nói riêng là hai hoạtđộng của hai chủ thể riêng nhưng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lạilẫn nhau. Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo củangười sinh viên dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giảng viên nhằm giúp sinhviên nắm vững chương trình đào tạo để trở thành chuyên gia có trình độ caophục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.“Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là một quan điểm tiến bộ, mới vềqua strình dạy học.Dạy học là một hoạt động có hai chủ thể tham gia đó là giảng viên vàsinh viên. Giảng viên làm nhiệm vụ giảng dạy, học sinh làm nhiệm vụ học tậphai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng với nhau gắn bó với nhau khôngtách rời nhau. Nếu chỉ có giảng viên mà không có học sinh và ngược lại thìmục tiêu, mục đích của nhà trường là không đạt được.Sản phẩm của nhà trường là học sinh, chất lượng của học sinh là cơ sởđánh giá hoạt động dạy học của nhà trường. Một trường có đội ngò giáo viêncó trình độ cao cơ sở vật vật chất hiện đại nhưng chất lượng của học sinh thấpthì có thể đánh giá trường đó cũng không phải là trường tốt.Quá trình dạy học là quá trình người giáo viên truyền thụ kiến thức chohọc sinh, điều khioển trí tuệ, nhận thức của học sinh, hướng dẫn cho học sinhhọc tập hình thành nên các kỹ năng. Giáo viên giáo dục cho học sinh động cơý chí nhu câug học tập học sinh đến trường từ những hoàn cảnh khác nhau cótrình độ nhận thức không đồng đều, động cơ, mục đích học tập không giốngnhau . Do vậy việc dạy học phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp đểhọc sinh đạt được kết quả cao nhất.Dạy học ở đại học là một quá trình đào tạo những chuyên gia tương laivề chuyên môn nhất định cho xã hội đất nước. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một quan điểm đổi mới theoNghị quyết đại hội Đảng về đổi mới giáo dục ở nước ta. Quan điểm giáo dụclấy học sinh làm trung tâm phát huy được vai trò tích cực, chủ động, độc lập,sáng tạo của học sinh nhưng ngược lại không có nghĩa là hạ thấp vai trò củangười giáo viên mà quan điểm giảng dạy này giáo viên phải là người có trìnhđộ chuyên môn, trình độ sư phạm, sáng tạo nhạy cảm mới có thể đóng vai tròlà người gợi mở, hướng dẫn, trợ giúp, tổng kết kết luận cho học sinh trong quátrình học tập. Quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một quan điểmđổi mới tiến bộ phù hợp với sự phát triển trí tuệ ngày càng cao của nhân loại.

“Tất cả giáo dục là giáo dục môi trường. Theo những gì được bao gồm hoặc loại trừ, học sinh được dạy rằng chúng là một phần của hoặc ngoài thế giới tự nhiên. " David W. Orr

Trái đất trong tâm trí, 1994


Là một phần của chương trình nghiên cứu của Trường Công lập Arlington, học sinh phát triển sự hiểu biết về cách con người ảnh hưởng đến hệ sinh thái theo nhiều cách khác nhau.

Khoa học Xã hội

Khoa Nghiên cứu Xã hội cung cấp hướng dẫn về các vấn đề môi trường. Học sinh phát triển hiểu biết cơ bản về tác động qua lại của xã hội với môi trường tự nhiên trên quy mô địa phương, khu vực và toàn cầu thông qua việc nghiên cứu các khái niệm liên quan đến địa lý vật lý, kinh tế, văn hóa, đô thị, chính trị, lịch sử và môi trường. Ví dụ về nghiên cứu này bao gồm các hoạt động về sự nóng lên toàn cầu, các vùng cực, tái chế, tiêu thụ năng lượng, các bãi thải hạt nhân, sự suy thoái của Rừng nhiệt đới, các sáng kiến ​​“Xanh”, ô nhiễm ở Trung Quốc, “Cách mạng Xanh” của Ấn Độ, v.v. Một loạt các nguồn tài liệu được sử dụng để giảng dạy các vấn đề liên quan đến môi trường bao gồm các chuyến đi thực tế, báo / tạp chí, các vấn đề Địa lý Quốc gia, phim (The Day After Tomorrow), Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia đưa tin về khí hậu, dữ liệu nhân khẩu học, loạt phim CNN trên Planet in Peril, v.v.

Tìm hiểu thêm về chương trình giảng dạy Khoa học xã hội

VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TÁC ĐỘNG ĐẾN NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỘC DUY TÂN HIỆN NAY

VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TÁC ĐỘNG ĐẾN  NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CHO SINH VIÊN ĐẠI HỘC DUY TÂN HIỆN NAY

Con người là một thực thể của những điều kiện tự nhiên và xã hội. Con người bao giờ cũng tồn tại trong một môi trường nhất định. Môi trường của con người là toàn bộ những điều kiện, những quan hệ mà ở đó con người tồn tại và phát triển. Người ta có thể phân chia môi trường thành hai cấp độ, môi trường rộng, đó là đất nước, xã hội và môi trường hẹp là phạm vi, khu vực cùng những quan hệ cụ thể, trực tiếp tác động hàng ngày đến cuộc sống và nhân cách của con người. Theo cách phân chia đó, môi trường giáo dục được đề cập ở đây là môi trường theo nghĩa hẹp, môi trường giáo dục - đào tạo trong phạm vi trường Đại học Duy Tân. Môi trường đó gồm toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của Nhà trường, là toàn bộ không gian và thời gian, sự vận động tương tác của các mối quan hệ trong Nhà trường, nơi sinh viên học tập và rèn luyện, trong đó cần chú trọng tương tác tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa giảng viên với sinh viên; cán bộ, nhân viên các cơ quan Nhà trường với sinh viên… Song môi trường theo nghĩa hẹp (phạm vi Nhà trường) không thể khép kín biệt lập với cuộc sống xã hội, đất nước, địa phương mà trực tiếp nở đây là thành phố Đà Nẵng. Nhà trường là môi trường mở, nhưng phải có định hướng chính trị rõ ràng.

Vai trò của môi trường có tác động rất lớn đến mọi mặt hoạt động của con người. C.Mác chỉ rõ: Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào, thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy, con người là sản phẩm của lịch sử, “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Như vậy, C.Mác đã khẳng định tính tất yếu của môi trường xã hội đến việc hình thành nhân cách của mỗi con người và chỉ có như vậy khi được tổ chức chặt chẽ, môi trường xã hội mới trở thành môi trường tích cực, phát huy tính giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Chất lượng giáo dục LLCT sẽ được nâng cao, việc rèn luyện phẩm chất chính trị cho người học sẽ thuận lợi, sẽ có kết quả hơn nếu như xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh.

Một môi trường giáo dục lành mạnh mà ở đó có sự đoàn kết quyết tâm với nhau trên cơ sở thống nhất lợi ích, mục tiêu và biện pháp đạt được mục tiêu, thì sẽ góp phần giữ vững niềm tin, tâm trạng lạc quan, thúc đẩy cổ vũ các thành viên học tập lý luận chính trị (LLCT), rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Trong Nhà trường, xây dựng môi trường lành mạnh, tích cực cũng chính là xây dựng Nhà trường vững mạnh toàn diện, để Nhà trường đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thực chất là kiến tạo những cơ sở vật chất, tinh thần, những lực lượng sư phạm, những tổ chức, tập thể ngang tầm chức năng nhiệm vụ của Nhà trường. Chính vì vậy, tính quy định của môi trường tác động đến hiệu quả quá trình giáo dục LLCT rất lớn.

Môi trường rất đa dạng và phong phú, bao gồm: môi trường chính trị - xã hội, môi trường văn hóa, môi trường sinh hoạt vật chất, môi trường tinh thần, cảnh quan, môi trường sinh thái ... Trong đó môi trường chính trị giữ vai trò quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả giáo dục LLCT cho sinh viên. Vai trò của môi trường chính trị - xã hội trước hết thể hiện ở chỗ nó góp phần định hướng về chính trị. Đó là sự khẳng định những giá trị xã hội chân chính, đích thực của CNXH, phát huy được tính tích cực chính trị - xã hội của người học. Mặt khác, nó còn có tác động định hướng nghề nghiệp, đây là một yêu cầu quan trọng, vì nó khẳng định vị trí, vai trò xã hội của sinh viên sau này, khẳng định những phẩm chất nghề nghiệp, bồi dưỡng, củng cố tri thức, kỹ năng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp, tạo điều kiện và chuẩn bị tâm thế để họ sẵn sàng bước vào một cuộc sống mới, một lĩnh vực hoạt động mới tốt hơn.

Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, đặc biệt môi trường chính trị, cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ khác nhau, trong đó cần tập trung thực hiện tốt dân chủ hóa đời sống chính trị, tinh thần của Nhà trường, làm lành mạnh các quan hệ giữa các thành viên, xây dựng bầu không khí tích cực, góp phần nâng cao tinh thần lạc quan, tin tưởng và nhất trí cao cho mọi sinh viên./