Một ngày có bao nhiêu em bé ra đời?

Khi dân số tập trung về đô thị ngày càng nhiều sẽ đòi hỏi chỗ ở, công việc-thu nhập, trường lớp, bệnh viện, giao thông-phương tiện đi lại, nơi vui chơi giải trí... Không ít các đô thị đã và đang phải đương đầu với những khu nhà ổ chuột, tập trung nhiều loại tội phạm cướp bóc, ma túy, mại dâm... Giao thông đô thị luôn ở trạng thái quá tải bởi lượng người và phương tiện lưu thông trên đường quá dày đặc, trong khi đường sá không phát triển kịp.

Dự đoán, tình hình sẽ còn căng thẳng hơn khi mà xu hướng đô thị hóa vẫn đang tiếp diễn. Theo LHQ, hiện có 1,3 tỷ người châu Á sống trong các đô thị, nhưng đến năm 2030 con số này sẽ là 2,6 tỷ.

Thống kê của LHQ cho thấy 94% thu nhập của thế giới rơi vào tay 40% dân số thế giới và 6% còn lại được chia cho 60% dân số. Gần ½ dân số thế giới sống với mức thu nhập 2 USD/người/ngày.

SGGP

;

Tóm tắt

1 phút= 60 giây

1 giờ = 60 × 60 = 3600 giây

1 ngày= 24 × 3600 = 86400 giây

20 giây: 1 em bé ra đời

1 phút, 1 giờ, 1 ngày: ? em bé ra đời

Số em bé ra đời trong 1 phút là:

60 : 20 = 3 [em bé]

Số em bé ra đời trong 1 giờ là:

3600 : 20 = 180 [ em bé]

Số em bé ra đời trong 1 ngày:

86400 : 20 = 4320 [em bé]

UNICEF kêu gọi các Quốc gia trên Thế giới đảm bảo việc trẻ sơ sinh sống được qua ngày đầu tiên trong cuộc đời

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Hà Nội, Việt Nam, 1/1/2018 – Ước tính có khoảng 4268 trẻ sẽ được sinh ra tại Việt Nam trong ngày đầu năm mới, UNICEF công bố ngày hôm nay. Trong ngày này, cũng có khoảng 385,793 trẻ sẽ được sinh ra trên toàn thế giới.

Đảo Giáng sinh [Christmas] ở Kiribati, một hòn đảo nhỏ trên Thái Bình Dương, có nhiều khả năng được chào đón em bé đầu tiên của năm 2018 và Hoa Kỳ sẽ là quốc gia chào đón em bé cuối cùng của ngày đầu năm mới. Trên toàn cầu, hơn một nửa các em bé sinh ra trong ngày đầu sẽ ở 9 quốc gia sau:

  • Ấn độ  — 69,070
  • Trung Quốc  — 44,760
  • Nigeria — 20,210
  • Pakistan — 14,910
  • Indonesia — 13,370
  • Hoa Kỳ - 11,280
  • Congo — 9,400
  • Ethiopia — 9,020
  • Bangladesh — 8,370

Trong khi nhiều em bé khi sinh ra sẽ sống bình thường, nhưng cũng có những em sẽ không được sống hết ngày đầu tiên. Trong năm 2016, mỗi ngày có khoảng 2600 trẻ đã tử vong trong vòng 24 giờ đầu. Và với gần 2 triệu trẻ sơ sinh, tuần đầu tiên cũng là tuần cuối cùng của các em. Tổng cộng, có khoảng 2,6 triệu trẻ tử vong trước khi trẻ đầy tháng. Ở Việt Nam, ước tính hàng ngày có khoảng 50 trẻ sơ sinh tử vong. Hơn 80% số trẻ tử vong này đều do những nguyên nhân có thể phòng tránh và điều trị được như sinh non, tai biến khi sinh nở và nhiễm khuẩn như nhiễm trùng huyết và viêm phổi.

“Trong năm mới này, UNICEF quyết tâm hỗ trợ để trẻ em có thể sống hơn một giờ, hơn một ngày, hơn một tháng – và nhiều hơn nữa chứ không phải chỉ sống sót”, ông Youssouf Abdel-Jelil, Đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu. “Chúng tôi kêu gọi các chính phủ, các đối tác hãy tham gia cùng chúng tôi trong cuộc chiến cứu sống hàng triệu sinh mạng trẻ em bằng các biện pháp đã được chứng minh là có hiệu quả cao với chi phí thấp”

Trong hơn hai thập kỷ qua, thế giới đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc cứu sống trẻ em, giảm một nửa số trẻ em tử vong trước năm tuổi xuống còn 5,6 triệu trẻ trong năm 2016. Nhưng mặc dù có những thành tích nổi bật này, những tiến bộ cho trẻ sơ sinh còn tương đối chậm. Trẻ em tử vong trong tháng đầu chiếm 46% các ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Tháng sau, UNICEF sẽ phát động chiến dịch “Mọi trẻ em đều sống”, một chiến dịch nhằm yêu cầu và thực hiện các giải pháp chăm sóc sức khỏe có chất lượng với chi phí hợp lý cho tất cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh. Điều này bao gồm cung cấp đầy đủ nước sạch và điện cho các cơ sở y tế, được đỡ đẻ bởi cán bộ y tế được đào tạo, sát khuẩn dây rốn, cho trẻ bú sớm và hoàn toàn trong giờ đầu sau khi chào đời và tiếp xúc da kề da với mẹ, và chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo.

“Tôi đánh giá cao những nỗ lực đáng kể mà Việt Nam đang triển khai một cách thành công các can thiệp chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu trong những năm gần đây và tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thành công hơn nữa nếu các can thiệp này được triển khai nhân rộng trên toàn quốc, đến được với nhóm bà mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng sâu xa khó tiếp cận nhất”, ông Youssouf Abdel-Jelil, Đại diện UNICEF Việt Nam phát biểu.

“Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mà trẻ sơ sinh trên toàn thế giới nên có cơ hội để bước vào thế kỷ 22. Thật không may, gần một nửa trẻ em sinh ra trong năm nay không có được cơ hội này. Một em bé sinh ra ở Thụy Điển vào tháng 1 năm 2018 sẽ có nhiều khả năng sống được đến năm 2100, trong khi một trẻ em sinh ra ở Việt Nam sẽ ít có khả năng sống qua năm 2095”

###
 
Ghi chú cho BTV

Ước tính số sinh và tuổi thọ theo quốc gia, xem ở đây. Về số liệu, UNICEF hợp tác cùng World Data Lab. 

Các ước tính cho số trẻ sinh ra được lấy từ các chỉ số định kỳ và bảng dữ liệu về cuộc sống của UN’s World Population Prospects [2017].

ảnh và các thông tin/bài viet đi kèm, xem tại đây.

Liên hệ báo chí

Bà Raquel Fernandez

Trưởng Chương trình Truyền thông

UNICEF Việt Nam

ĐT: +84 [024] 3850 0100

ĐT: +84 [0]98 549 9748

Email: rafernandez@unicef.org

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương

Chuyên gia Truyền thông

UNICEF Việt Nam

ĐT: +84 [024] 38500225

ĐT: +84 [0]904154678

Email: ntthuong@unicef.org

Giới thiệu về UNICEF

UNICEF thúc đẩy quyền và phúc lợi của mọi trẻ em, trong tất cả các hoạt động của mình. Cùng với các đối tác, chúng tôi hoạt động tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để biến cam kết thành hành động thiết thực, tập trung nỗ lực đặc biệt vào việc tiếp cận những trẻ em dễ bị tổn thương nhất và bị loại trừ, vì lợi ích của tất cả trẻ em, ở khắp mọi nơi.

Để biết thêm thông tin về UNICEF và công việc mà chúng tôi đang làm vì trẻ em hãy truy cập //www.unicef.org/vietnam/vi 

Chủ Đề