Một ngày nên ăn bao nhiêu thịt gà

Thịt gà là một trong những loại thịt được tiêu thụ phổ biến nhất trong chế độ ăn uống hàng ngày của nhiều người. Thịt gà đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho những người đam mê thể dục vì nó cung cấp một lượng protein dồi dào.

Lượng protein trong thịt gà có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu về sức khỏe cũng như thể chất, chẳng hạn như duy trì và xây dựng cơ bắp, hoặc giảm mỡ. Tuy nhiên, lượng protein có thể khác nhau tùy thuộc vào từng bộ phận của thịt gà, bao gồm ức, đùi, cánh và cẳng gà. Mỗi một bộ phận sẽ cung cấp chất béo, calo và lượng protein nạp vào cơ thể khác nhau cho những mục đích nhất định.

1.1.Lượng protein có trong ức gà

Ức gà là một trong những bộ phận thường được tiêu thụ nhất của thịt gà. Một phần ức gà nấu chín không bao gồm da [172 gram] sẽ cung cấp khoảng 54 gram protein. Con số này tương đương với 31 gram protein / 100 gram ức gà.

Ngoài ra, một ức gà cũng có chứa 284 calo, hoặc 165 calo / 100 gram. Trong đó, 50% calo đến từ lượng protein và 20% đến từ chất béo trong ức gà.

Ức gà đặc biệt có lợi đối với những người thường xuyên tập thể hình và mong muốn giảm cân. Hàm lượng protein cao và calo thấp trong ức gà giúp bạn không cần phải lo lắng về việc tiêu thụ quá nhiều calo.

1.2.Lượng protein trong đùi gà

Trong một chiếc đùi gà không xương, không da và đã được nấu chín [52 gram] có chứa khoảng 13,5 gram protein. Con số này tương đương với 26 gram protein/100 gram đùi gà.

Mỗi đùi gà sẽ cung cấp khoảng 109 calo, hoặc 209 calo / 100 gram. Trong đó, 53% calo đến từ lượng protein và 47% calo đến từ chất béo. Thực tế, đùi gà có màu đậm hơn một chút so với ức gà. Điều này là do chân gà hoạt động nhiều hơn và chứa nhiều myoglobin hơn – một loại protein thường được tìm thấy trong mô cơ của động vật. Phân tử myoglobin sẽ giúp cung cấp lượng oxy cần thiết cho các cơ hoạt động và khiến chúng có màu đỏ hơn. Ngoài ra, nhiều người cũng nhận thấy rằng màu sắc tối của đùi gà giúp đem lại cho chúng một hương vị ngon hơn.

1.3.Lượng protein trong cẳng gà

Đùi gà bao gồm 2 phần chính là đùi và cẳng gà. Cụ thể, cẳng gà hay còn được gọi là bắp chân gà, thường nằm ở phần dưới của chân gà.Nhìn chung, lượng protein nạp vào cơ thể đến từ 44 gram cẳng gà không da hoặc xương sẽ khoảng 12,4 gram. Con số này tương đương với 28,3 gram protein / 100 gram cẳng gà.Mỗi bên cẳng gà sẽ cung cấp khoảng 76 calo, hoặc 172 calo / 100 gram. Trong đó, 70% calo đến từ lượng protein và 30% đến từ chất béo của cẳng gà. Hầu hết mọi người đều ăn cẳng gà bao gồm cả da. Đối với một cẳng gà có da thường chứa 112 calo, với 53 % calo đến từ lượng protein và 47% đến từ chất béo.

1.4.Lượng protein trong cánh gà

Cánh gà bao gồm 3 phần chính – âu cánh, cánh và phần đầu cánh. Hầu hết cánh gà thường được tiêu thụ dưới dạng đồ ăn nhẹ hoặc thức ăn nhanh.Lượng protein nạp vào cơ thể từ một cánh gà không da hoặc xương [21 gram] sẽ là 6,4 gram. Con số này tương đương với 30,5 gram protein / 100 gram cánh gà. Ngoài ra, mỗi cánh gà cũng cung cấp khoảng 42 calo, hoặc 203 calo / 100 gram. Trong đó, 64% calo đến từ lượng protein và 36% còn lại đến từ chất béo trong cánh gà.Đối với cánh gà có da sẽ chứa khoảng 99 calo, với 39% calo đến từ lượng protein và 61% calo còn lại đến từ chất béo.

Phần thịt gà mà bạn nên tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ cũng như mục tiêu tập thể dục của bản thân bạn. Mặc dù hầu hết các phần thịt gà đều là nguồn cung cấp lượng protein dồi dào, nhưng một số phần có thể ít hơn so với các phần thịt khác. Chẳng hạn, phần mỡ thừa ở đùi, cẳng và cánh gà có thể mang lại lợi ích cho một số mục tiêu sức khoẻ của bạn nhưng cũng có thể làm cản trở những mục tiêu khác.

Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân, phần ức gà sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Đây chính là phần nạc nhất của thịt gà, không chỉ chứa ít calo nhất mà còn cung cấp lượng protein nạp vào cơ thể dồi dào nhất. Ức gà là loại thực phẩm dinh dưỡng lý tưởng cho những người tập thể hình vì nó chỉ cung cấp một lượng nhỏ calo. Trong khi đó, việc theo dõi lượng calo tiêu thụ đặc biệt quan trọng đối với những vận động viên thể hình tham gia các cuộc thi, bởi đây là lúc họ cần có ít lượng mỡ cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những người đang tuân thủ theo chế độ ăn kiêng keto hoặc chế độ ăn kiêng low – carb có thể đạt được một số lợi ích khi ăn các phần thịt gà béo hơn, vì họ cần đến lượng chất béo nhiều hơn trong chế độ ăn uống của mình.

, bác sĩ Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch [TP.HCM] - cho biết trung bình lượng thịt đỏ được khuyến cáo tiêu thụ không quá 300 - 350g/người/tuần.

Đây là nguồn đạm có giá trị sinh học cao, cung cấp thêm vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin B12… Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thịt đỏ, cung cấp quá nhiều axit béo bão hòa sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến tim mạch và có thể gây tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư, đột quỵ...

"Một tuần chỉ nên ăn hai bữa sáng có thịt đỏ, các bữa còn lại phải ăn món khác ngoài thịt đỏ. Trong tuần chỉ cần hai bữa chính có thịt đỏ như một bữa thịt kho trứng, bữa còn lại là thịt bò xào. Đối với các bữa còn lại có thể sử dụng các thực phẩm khác như: cá [theo khuyến cáo là ăn 3 lần/tuần], tôm, thịt gà, đậu hũ, trứng…", bác sĩ Cường nói.

Bác sĩ Cường cho biết thêm, người dân cần phải chú ý đến việc bổ sung các chất xơ từ trong rau, củ, quả để hấp thụ các khoáng chất. Theo khuyến cáo hiện nay thì mỗi người nên ăn từ 3-4 đơn vị rau mỗi ngày, mỗi đơn vị là 80g, ít nhất một bữa ăn phải bao gồm hai đơn vị rau, ví dụ nấu được một món canh [80g rau] và món xào [80g rau].

"Thịt đỏ sẽ có nhiều cách chế biến khác nhau như: giò, chả, nem, xúc xích…, thịt xuất hiện trong nhiều món nên số lượng sẽ nhân lên. Tốt nhất là thịt nên kho, luộc, hấp, xào…, hạn chế nướng tại lò có nhiệt độ cao lên đến 200 - 300 độ C", bác sĩ Cường lưu ý.

Trước đó, tháng 4-2022, Bộ Y tế và Viện Dinh dưỡng đã công bố kết quả tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc. Cuộc điều tra này tiến hành trong hai năm 2019 - 2020, với sự tham gia của 22.400 gia đình tại 25 tỉnh thành đại diện cho sáu vùng sinh thái.

Theo kết quả điều tra, mức tiêu thụ thịt tăng rất nhanh trong những năm qua, từ 84g/người/ngày [mức tiêu thụ bình quân toàn quốc năm 2010] tăng lên 136,4g/người/ngày năm 2020, ở khu vực thành thị mức này đạt 155,3g/người/ngày.

Mức này là rất cao so với khuyến nghị, theo ông Lê Danh Tuyên - nguyên viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, tùy theo loại hình lao động từ nhẹ đến nặng, mỗi người chỉ nên sử dụng 1,2 - 2,2g thịt đỏ/kg thể trọng/ngày, trong đó người 50kg làm việc văn phòng chỉ nên dùng 60g thịt đỏ [thịt lợn, bò, phần thịt đỏ của gia cầm] mỗi ngày.

Ông Tuyên cũng khuyến cáo ăn nhiều thịt đỏ có liên quan tới bệnh ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác, trong khi rau quả cần tăng trong khẩu phần lại không tăng nhiều. Trong khi với số lượng thịt đỏ sử dụng như điều tra kể trên, người Việt đang ăn vượt khuyến nghị, ở khu vực thành thị thì lượng thịt tiêu thụ đã gấp đôi so với khuyến nghị.

Khách nườm nượp đến mua thịt heo ăn chuối của bầu Đức ở Hà Nội

TTO - Buổi khai trương hai cửa hàng bán thịt heo ăn chuối đầu tiên tại Hà Nội với thương hiệu Bapi Food của bầu Đức thu hút được rất nhiều khách thủ đô và cả ở tỉnh lân cận như Hưng Yên.

Chủ Đề