Mua cao dạ cẩm ở đâu

Cây dạ cẩm hay cây loét mồm, đất lượt, đứt lượt, chạ khẩu cắm, ngón lợn, dây ngón cúi [ Danh pháp khoa học Hedyotis capitellata, tên cũ Oldenlandia eapitellata Kuntze ] là một loài thực vật có hoa trong họ Thiến thảo Rubiaceae. Loài này được Wall. ex G.Don mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1834. Dưới đây là hình ảnh cây dạ cẩm cho bạn đọc tham khảo.

Đặc điểm cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm được coi là một cây thuốc nam quý, dạng cây thảo leo bằng thân quấn. Cành vuông rồi tròn, phình to ở các đốt và có lông đứng. Phiến lá hình trái xoan thon, chóp nhọn, phía đáy hơi tròn. Gân phụ có 4 – 5 lông đứng. Lá kèm có lông và 3 – 5 thùy hình sợi. Cụm hoa hình xim phân đội tụ lại ở ngọn và nách lá, mang tán tròn. Mỗi tán mang 6-12 hoa màu trắng hoặc trắng vàng. Quả nang khoảng 1,5 – 2mm; chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen. Mùa quả từ tháng 5 – 7.

Thông tin thêm

1. Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất – Herba Hedyotidis.

2. Cây dạ cẩm mọc ở đâu?

Được biết cây thường mọc hoang ở vùng núi Miền Bắc Việt Nam. Nhất là có nhiều ở các tỉnh như: Lạng Sơn tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Đồng và Đồng Nai. Mùa thu hái gần như quanh năm, nhân dân thường hái là và ngọn non, có thể dùng toàn cây bỏ đi phần rễ. Sau khi hái về đem đi rửa sạch phơi hay sấy khô, để nơi khô ráo dùng dần hay nấu cao.

3. Thành phần hoá học

Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể. Chỉ biết toàn cây chứa alcaloid, tanin, saponin, anthraglycosid [Hội đông y Lạng Sơn]. Ngoài ra Đại học dược Hà Nội còn tìm thấy hoạt chất anthra-glucozit.

4. Tác dụng dược lý

Năm 1962, lần đầu tiên bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào để điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ chính kinh nghiệm trong nhân dân là dùng cây này chống loét rất tốt. Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giảm bớt ợ chua, vết loét se lại.

Cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm có tác dụng gì ?

Theo Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt, hơi đắng, tình bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Được ứng dụng nhiều chữa viêm loét dạ dày, đau dạ dày, hay chữa lở miệng, viêm họng.

Cách dùng như sau:

– Dùng chế thành dạng cao lỏng: Chuẩn bị lá Dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Sau đó nấu lá Dạ cẩm với nước thành 8kg cao, cho vào 2kg đường và đánh tan còn 9kg, cuối cùng thêm 1kg mật ong. Cao thành phẩm có màu nâu đen, vị hơi đắng và có mùi lá cây. Đóng thành những chai 250ml. Ngày uống 2 – 3 lần, trước khi ăn hoặc khi đau, mỗi lẫn dùng 1 thìa to.

– Dùng chế thành dạng cốm: Nguyên liệu gồm bột lá khô cây Dạ cẩm 7kg, Cam thảo 1kg, đường kính 2kg, hồ nếp viên đủ làm thành cốm. Ngày tiến hành uống 2 lần trước bữa ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần 10-15g, riêng trẻ em dưới 15 tuổi thì từ 5 – 10g. Ngoài việc dùng chữa loét dạ dày, Dạ cẩm còn được dùng chữa loét miệng lưỡi hay chữa các vết thương. Cũng có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác như Cỏ bạc đầu, lá Răng cưa, giã đắp trị đau mắt. Hoặc một số nơi còn phối hợp với vỏ Đỗ trọng nam chữa bong gân.

– Dùng dưới dạng thuốc sắc từ thân và lá phơi khô. Ngày tối thiểu từ 10 – 25 lá, uống trước khi ăn hay dùng vào lúc đau.

Sau đây là một số bài thuốc từ cây dạ cẩm được sưu tập lại

1. Chữa loét dạ dày, ợ chua:

Sử dụng 20-40g Dạ cẩm, dạng thuốc sắc thuốc hãm, bột hay cao. Chia đều thành 2 lần uống lúc bị đau hoặc trước bữa ăn.

2.  Chữa lở loét miệng lưỡi:

Dùng dạng cao lỏng trộn với mật ong, bôi hàng ngày.

3.  Chữa vết thương, làm chóng lên da non:

Dùng lá Dạ cẩm tươi giã đắp.

Dạ cẩm chữa bệnh đau dạ dày

Cách trồng cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt, đất cát, đất xám…nhưng không bị phèn hoặc mặn, phải cao ráo, thoát nước. Tốt nhất là đất có nhiều mùn.

Cách trồng cây dạ cẩm

Đất cần cày bừa kỹ, phơi ải, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ. Lên luống rộng 1,0 – 1,2 m, cao 20 – 25 cm, giữ các luống có rãnh rộng 30 – 40 cm. Nếu ruộng trước đó có trồng lúa thì đào rãnh lên luống, rãnh rộng và sâu 40 – 50 cm, đất đào rãnh đắp lên thành luống.

Cây dạ cẩm mua ở đâu uy tín chất lượng ?

Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.

  • Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cây dạ cẩm phù hợp.
  • Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
  • Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
  • Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.

Cây dạ cẩm từ lâu đã được Đông y xem là dược liệu quý vì nó có tác dụng điều trị các bệnh viêm loát dạ dày, lỡ miệng, lỡ lưỡi. Vậy cây dạ cẩm là cây gì? Tác dụng và cách dùng dạ cẩm chữa bệnh sao cho hiệu quả. Hãy cùng caythuoc.vn tìm hiểu về loại thảo dược này nhé!

Dạ cẩm là cây gì?

Cây dạ cẩm còn có các tên gọi khác như cây loét mồm, cây đất lượt, cây cham khẩu cắm, cây đứt lưới,… có tên khoa học Oldenlandia eaptiellata Kuntze thuộc họ cà phê [Rubiaceae]. Có 2 loại dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím nhiều lông.

Hình ảnh cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm hay còn được gọi với tên cây đứt lướt hoặc cây loét mồm và cây chạm khẩu cắm, là loại cây thuộc họ cà phê. Gồm 2 loại dạ cẩm tím nhiều long và dạ cẩm thân xanh

Là một loài cay bụi có chiều cao 1 – 2m. Thân cây hình trụ, toàn thân có lông mịn có nhiều đốt, mỗi đốt phình to. Lá cây dạ cẩm mọc đói nhau, hình bầu dục dài đến 15cm, rộng khoảng 3 – 5 cm. Mặt trên lá bóng nhẵn màu xanh thẵm, mặt dưới màu nhạt hơn và có gân nổi rõ.

Hoa dạ cẩm màu trắng hoặc trắng vàng mọc thành chum ở kẽ lá hoặc đầu ngọn cây. Mùa hoa thường nở rộ vào khoảng tháng 5 – tháng 7. Quả nang chứa nhiều hạt nhỏ ở trong.

Khu vực phân bố dạ cẩm

Cây dạ cẩm là loài cây phổ biến trên khắp thế giới. Nó phân bố ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, dạ cẩm mọc hoang ở các vùng trung du và miền núi ở tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên,…

Thu hái và chế biến dạ cẩm làm thuốc

Cây được thu hái quanh năm bằng cách cắt phần thân cây, lá và hoa. Sau khi thu hái, cây dạ cẩm được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn sau đó cắt thành từng khúc và đem phơi hoặc sấy khô

Thành phần hóa học và tính vị cây dạ cẩm

Một số nghiên cứu khoa học cho biết rằng trong cây có chứa alkaloid, saponin, tanin, đây đều là những dược chất có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là tính kháng khuẩn, chống viêm của chúng. Ngoài ra trong cây còn chứa hoạt chất anthra – glucozit.

Trong Đông y, thảo dược có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có công dụng thanh nhiệt giúp giải độc tiêu viêm hiệu quả.

Cây dạ cẩm có tác dụng gì?

Theo dân gian, cây dạ cẩm trong y học cổ truyền hay y học hiện đại cũng đều là vị thuốc nam quý giá, bởi nó có chứa các hoạt chất chữa bệnh rất tốt, cụ thể:

Tác dụng của cây dạ cẩm theo y học hiện đại

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia, cây dạ cẩm có khả năng trung hòa lượng axit trong dạ dày. Nó có tác dụng giúp làm giảm các chứng đau dạ dày đồng thời hỗ trợ điều trị viêm dạ dày và cải thiện chứng ợ chua, ợ hơi và làm lành các vết loét dạ dày.

Ngoài ra, nó còn có thể điều trị các vết viêm loét trong khoang miệng và viêm lưỡi hiệu quả.

Tác dụng của dạ cẩm trong y học cổ truyền

Trong Đông y, dạ cẩm có tính bình, vị ngọt hơi đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, giúp tiêu viêm, lợi tiểu. Có thể hỗ trợ điều trị các vết viêm loét, lở ngứa ngoài da.

Xem thêm: Thực phẩm bổ dưỡng

Cách sử dụng cây dạ cẩm

  • Lấy khoảng 15 – 20gram cây dạ cẩm khô, rửa qua bằng nước sạch.
  • Sao vàng hạ thổ, đun sôi với 600ml nước, đun cạn còn 250ml nước rồi sử dụng trước bữa ăn.
  • Khi uống có thể cho thêm 2 thìa mật ong cho dễ uống và tăng thêm hiệu quả.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây dạ cẩm

Nhờ có những hoạt chất quý báu mà cây dạ cẩm có thể điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, điều trị viêm loét cùng một số công dụng khác sẽ được bật mí ngay sau đây:

Cây dạ cẩm điều trị viêm loét dạ dày

Khi nhắc đến công dụng điều trị viêm loét dạ dày, không thể không nhắc đến hai vị thuốc Đông y nổi tiếng là chè dây và cây dạ cẩm. Có 2 cách dùng để điều trị viêm loét dạ dày mà bạn có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc số 1: 

Chuẩn bị: Lá dạ cẩm khô 7kg, Đường 2kg, Mật ong 500ml.

Dùng lá dạ cẩm nấu với nước để thành cao, sau đó cho 2kg đường vào khuấy đều và nấu cô đặc thành 9kg. Cuối cùng cho 500ml mật ong vào.

Đóng chai cao lá cẩm bảo quản dùng dần. Cao lá cẩm khi nấu cô đặc sẽ có màu đen, vị hơi đắng và có mùi lá cây.

Mỗi lần dùng một thìa to khoảng 10 – 15g, uống 2 - 3 lần/ngày trước khi ăn để tráng men dạ dày

Bài thuốc số 2: 

Chuẩn bị: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg và một chút hồ nếp. Đem tất cả các dược liệu làm thành cốm.

Mỗi ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc uống khi đau. Người lớn mỗi lần uống 10 – 15g, đối với trẻ em dưới 18 tuổi chỉ nên uống 5 -10g mỗi lần uống.

Xem thêm: Bao tử nhím [dạ dày nhím] chữa đau dạ dày hiệu quả.

Cây dạ cẩm chữa đau dạ dày

Hai bài thuốc dùng trong trường hợp đau dạ dày nhẹ:

Sử dụng 30 gram thảo dược đem đi sắc nước uống mỗi ngày. Chia ra uống từ 2 đến 3 lần trong ngày. Uống vào lúc đau hoặc sau khi ăn. Có thể cho thêm đường để dễ dùng.

Hoặc dùng 5kg thảo dược với 1kg cam thảo đem 2 nguyên liệu tán thành bột mịn, trộn đều với nhau. Sử dụng mỗi ngày 2 lần trước khi ăn, lần từ 10 đến 15 gram và cho thêm đường.

Điều trị chứng đau dạ dày bằng cây dạ cẩm

Chuẩn bị 30g thảo dược sắc nước uống trong ngày. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Khi uống thuốc nên uống trước khi ăn hoặc uống vào lúc đau. Nếu không quen có thể cho thêm đường hoặc mật ong.

Dạ cẩm có tác dụng chữa viêm lưỡi, loét lưỡi họng

Chỉ cần dùng lá thảo dược tươi rửa thật sạch và để ráo nước sau đó mang đi nấu với nước để uống hằng ngày, có thể uống thay trà hoặc nước lọc. Ngày sử dụng từ 2 đến 3 lần.

Cách nấu cao dạ cẩm

Dạ cẩm ngoài cách sắc uống, trong dân gian còn chế biến thành cao hoặc siro để dễ uống hơn.

Để nấu cao chúng ta cần: 10kg cây dạ cẩm khô hoặc tươi, 1kg đường kính, 1kg mật ong. Nước nấu trong nhiều ngày mới thành cao. Với tỷ lệ nguyên liệu như trên thì sau khi nấu sẽ thu được khoảng 1kg cao cô đặc hoặc 3kg cao lỏng.

Cách sử dụng cao dạ cẩm: Mỗi ngày dùng khoảng 15g cao lỏng hoặc 8g cao cô đặc để uống và uống trước bữa ăn 15 phút.

Đối tượng sử dụng dạ cẩm

  • Bệnh nhân viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia.
  • Người bị nóng trong người dẫn đến loét mồm, loét lưỡi.
  • Người mắc các chứng bệnh ngoài da như mụn nhọt, lở loét.
  • Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt, mát gan.Tìm hiểu thêm về Chè DâyThương TruậtCam Thảo cũng có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng rất hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng dạ cẩm

Đây là vị thuốc lành tính, ít gây ra tác dụng phụ nhưng không vì thế mà chủ quan. Phụ nữ mang thai không được tùy tiện sử dụng phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cây dạ cẩm mua ở đâu?

Caythuoc.vn là địa chỉ bán Cây Dạ Cẩm lâu năm và uy tín. Sản phẩm của chúng tôi được rất nhiều Nhà thuốc, Nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng trên cả nước tin dùng trong nhiều năm nay. Sản phẩm Cây Dạ Cẩm tại Caythuoc.vn có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.

Chúng tôi Thảo dược An Quốc Thái là địa chỉ bán Cay Da Cam uy tín chất lượng nhất, giao hàng tại nhà toàn quốc, miễn phí giao hàng tại tp.HCM với mỗi đơn hàng từ 2kg trở nên. Số ĐT liên hệ 0902 743 250 [Mobi]- 0961 744 414 [Viettel]

Website: //caythuoc.vn/

Giá bán Cây Dạ Cẩm: 150.000đ/1kg

Giá bán cây dạ cẩm chưa bao gồm phí vận chuyển. 

Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người

Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới bạn bè người thân của các bạn bằng cách nhấp vào biểu tượng Facebook bạn nhé.

Video liên quan

Chủ Đề