Năm 2010 có bao nhiêu em bé chào đời?

Bé Nguyễn Thăng Long đã trở thành một trong những tân công dân đặc biệt nhất của Thủ đô Hà Nội khi chào đời đúng vào thời khắc lịch sử, lúc 10 giờ, 10 phút sáng nay, ngày 10.10.2010 tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Chị Yến bên cậu bé "vàng" Nguyễn Thăng Long. [Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+].

Đây là em bé duy nhất của bệnh viện chào đời vào giờ phút đặc biệt theo cách đẻ thường tại bệnh viện này.

Mẹ của bé, chị Nguyễn Thị Hải Yến [ở Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội], xúc động cho biết, chị cảm thấy rất hạnh phúc khi mình đẻ thường, không chọn giờ nhưng lại đúng vào giờ ‘hoàng đạo’ như thế. Còn ông bố hạnh phúc nhất Bệnh viện Phụ sản ngày hôm nay, anh Nguyễn Ngọc Huy, thì vẫn chưa hết hồi hộp và xúc động. Vừa lóng ngóng bế con, anh vừa phải nhờ sự trợ giúp của bà ngoại để nâng bé lên khỏi giường.

Anh cho biết, do chị sinh con đầu lòng khi đã 32 tuổi, chị lại từng sẩy một lần nên anh chị chỉ mong mẹ tròn con vuông là đã hạnh phúc lắm rồi. Nhưng khi chị sinh bé đúng vào "giờ vàng", lại là bé trai, thì niềm vui càng nhân lên gấp bội. Và để đánh dấu sự kiện này, anh chị đã quyết định đặt tên cho con là Nguyễn Thăng Long thay vì tên Nguyễn Hữu Vịnh như dự kiến ban đầu.

Chị Yến cũng vui vẻ chia sẻ, trong ba tháng đầu, chị hầu như ở nhà dưỡng thai hoàn toàn vì sợ bị như lần trước. Trong ba tháng đó, cậu bé Nguyễn Thăng Long cũng làm anh chị phát hoảng vì chị liên tục bị động thai.

Mặc dù ca đẻ của chị Yến diễn ra rất nhanh và suôn sẻ, hôm nay lại là ngày nghỉ, nhưng để chào đón em bé đặc biệt, các bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã cùng đến phòng đẻ chứng kiến sự kiện đặc biệt này. Bác sĩ Tô Minh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: “Tôi đã làm ở khoa phụ sản hơn 28 năm, đã chứng kiến hàng nghìn em bé ra đời, nhưng trước em bé đặc biệt này, tôi vẫn cảm thấy rất xúc động.”

Cũng theo bác sĩ Hương, ban đầu, các bác sĩ khá lo lắng vì mẹ bé đã 32 tuổi, lứa tổi khá cao để đẻ con so. Hơn nữa, mẹ bé lại có tiền sử sẩy thai, nhưng ca đẻ lại diễn ra quá thuận lợi, bác sĩ Hương vui vẻ nói.

Bác sĩ Lê Thanh Thúy, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện cho biết, từ 0 giờ đến 11 giờ trưa nay, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đón  có 37 em bé chào đời. Hiện còn có 42 bà mẹ đang chờ sinh.

Vào 9 giờ sáng mai, 11.10, Bệnh viện sẽ đón đoàn phu nhân của các đại sứ tại Hà Nội đến thăm và trao quà cho những em bé sinh vào thời khắc đẹp của ngày 10.10.2010, ngày Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Sinh đôi là chuyện chẳng còn hiếm gặp gì trong cuộc sống hiện nay. Thế nhưng có bao giờ bạn tưởng tượng một cặp sinh đôi chào đời cách nhau tới tận... 10 năm chưa?

Nghe thì phi lý, thế nhưng chính bác sĩ đón em bé chào đời đã khẳng định rằng điều này dựa trên quan điểm y học. Thậm chí còn trêu em bé rằng họ đã "gặp lại" sau 10 năm.


Cùng sinh đôi nhưng anh lại ra trước em tới... 10 năm. [Ảnh: Sina]

>>> Xem thêm: Cận mặt hai con trai sinh đôi đáng yêu nhà Trương Nam Thành và vợ đại gia hơn 15 tuổi

Cặp sinh đôi đặc biệt

Mới đây Bệnh viện Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em Hồ Bắc [Trung Quốc] có đăng một bài đăng kể về chuyện chào đời của một cặp sinh đôi. Điều đặc biệt là cặp sinh đôi này chào đời cách nhau tới tận 10 năm.


Nghe phi lý, nhưng chính bác sĩ đón em bé chào đời đã khẳng định điều này dựa trên quan điểm y học. [Ảnh minh hoạ: Russiannews]

Theo đó vào ngày 16/6, một sản phụ họ Wang đã hạ sinh ra một bé trai khoẻ mạnh. Trước đó vào năm 2009, sản phụ này đã sử dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm [IVF]. Bé trai mới đây chào đời cùng với con trai lớn của chị Wang [sinh năm 2010] chính là thành quả của lần thụ tinh trong ống nghiệm đó sau khoảng thời gian phôi thai được đông lạnh và lưu giữ tại bệnh viện.

Tiến sĩ Zheng jie - chuyên gia về sinh sản tại bệnh viện Hồ Bắc cho biết: "Trên quan điểm y học thì Lulu và Tongtong chính là hai anh em sinh đôi".

>>> Đừng bỏ lỡ: Trương Nam Thành khoe hai "cục vàng" sinh đôi vừa tròn 6 tháng tuổi

Xem thêm những câu chuyện độc, lạ tại fanpage Cú đêm!

Thụ tinh trong ống nghiệm

Cô Wang[41 tuổi] - mẹ của cặp sinh đôi đặc biệt này đã cố gắng thụ thai tự nhiên trong 5 năm nhưng không thành, chính vì thế cô đã nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ. Bé Lulu ra đời đầu tiên vào 10 năm trước, tới 10 năm sau, cậu em Tongtong ra đời. Cả hai đều nặng 3,48kg khi chào đời và đều là sinh mổ.

Có 1 đoạn video ghi lại khoảnh khắc chào đời của cậu em Tongtong được các bác sĩ nói rằng: "Cuối cùng chúng ta cũng gặp nhau sau 10 năm".


Cuối cùng sau bao nhiêu năm thì cặp sinh đôi cũng gặp nhau. [Ảnh: Sina]

Câu chuyện này ngay lập tức thu hút được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng: 

"Đáng lẽ chỉ cách nhau mấy phút, không ngờ lại lệch tới 10 năm".

"Thụ tinh trong ống nghiệm thế này rất tốt, ít nhất có thể giúp những người khó thụ tinh tự nhiên mau chóng có con".

>>> Có thể bạn quan tâm: Hai em bé sinh đôi vừa sinh ra đã nằm trong bọc ối có hình trái tim

Có lẽ chuyện sinh đôi cũng chẳng còn xa lạ gì, thế nhưng việc sinh đôi cách nhau tới 10 năm quả thực hiếm thấy. Thế nhưng đây cũng là cách giúp cho những cặp đôi hiếm muộn nhận được niềm hạnh phúc có con.

TẠI SAO EM BÉ KHI LỌT LÒNG THƯỜNG CẤT TIẾNG KHÓC?

Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc, trong cộng đồng Ohman.vn cũng có một mem đã hỏi câu tương tự. Thực chất, có rất nhiều em bé khỏe mạnh không khóc khi chào đời. Tất nhiên đa phần sẽ có, nhưng điều này không cần thiết. 

Về cơ bản là mọi bộ phận và mỗi giác quan của bé đều phải trải qua sự thay đổi mạnh mẽ và đột ngột khi chuyển từ môi trường trong bụng mẹ ra bên ngoài. Trước sự thay đổi này em bé không tránh khỏi có chút "bỡ ngỡ". Chính vì điều này mà khi lọt lòng các em bé thường cất tiếng khóc...>>> XEM TIẾP.

Chủ Đề