Nên gọi bố mẹ người yêu là gì

Bố, mẹ hai tiếng thiêng liêng mọi người dùng để gọi các bậc sinh thành. Nhưng các bậc cha mẹ đang có khuynh hướng xưng hô "bố","mẹ" với nhau, ngay cả khi không có con cái mình ở đó.

Thậm chí cách xưng hô này còn phổ biến cả trong chốn riêng tư của hai người, theo một cuộc khảo sáttại Mỹ.

Điều đáng nói là không chỉ các cặp vợ chồng xưng hô như vậy khi bắt đầu có đứa con đầu lòng, ngay cả những cặp mới yêu nhau vẫn gọi nhau bố, mẹ một cách "tỉnh rụi".
Người vợ gọi người chồng là "bố" và người chồng gọi người vợ là "mẹ". Với những cặp đã có con cái, lối xưng hô này tạo ra một sự thân mật, gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Đối với nhiều người đây là thói quen xưng hô trong phạm vi gia đình mà trong cả giao tiếp công cộng.

Cựu tổng thống Ronald Reagan nổi tiếng gọi bà vợ Nancy là "mẹ" cả trong gia đình và nơi công cộng.

Một số cặp vợ chồng xác nhận có chuyển lối xưng hô như vậy khi sinh đứa con đầu tiên, nhưng không bao giờ gọi nhau như vậy trong phòng ngủ.

Người ta cho rằng cách xưng hô "bố", "mẹ" sẽ tạo ra những cảm xúc trìu mến, đặc biệt dễ làm "siêu lòng" và cảm xúc dạt dào khi ân ái.

Sarah Yu -26 tuổi ở Vancouver, British Columbia đã gọi bạn trai là "bố" trong giao tiếp hàng ngày và ngay cả trên giường ngủ. Sarah cho biết bạn bè nhìn cô với ánh mắt khác thường. Một người bạn của Sarah tâm sự với cô rằng cách xưng hô như vậy nghe rất chói tai.

Lý do người Mỹ có vẻ khó chịu trước lối xưng hô thân mật vì một "điển tích" trong lịch sử. Năm 1925, ông trùm bất động sản, nổi tiếng là lập dị, Edward West Browning, đăng báo tìm một người để làm bạn với đứa con gái nhỏ của ông.

Năm 1926, ông tuyển một cô gái 15 tuổi tại một lớp học khiêu vũ, lúc này ông đã 52 tuổi. Sau đó ít lâu, họ kết hôn và tạo ra một "xì căn đan" ở NewYork. Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài sau đó vài tháng. Cô bé thường xuyên gọi Edward West Browning là "bố".
Theo Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Công Vinh, vấn đề xưng hô kiểu này có 3 cách lý giải:
- Xu hướng bắt chước: Đây là hiện tượng phổ biến, lan rất nhanh trong giới trẻ. Nhiều khi không mang một ý thức nào cả, chỉ nghe thấy hay hay là họ bắt chước gọi như thế. Đây là một hoạt động vô thức.
- Hiện tượng thế giá [còn gọi là bù trừ]: Theo thuyết phân tâm học của Freud, trường hợp này rơi vào các cặp vợ chồng chưa có con. Họ thể hiện lòng khát khao có con nên chọn cách xưng hô như vậy. Người ta thiếu một cái gì đó vàtìm kiếm sự bù trừ và an ủi ở một việc khác. Có thể khi chưa có con, họ xưng hô như vậy thành thói quen, đến khi có con cái họ vẫn giữ kiểu xưng hô như vậy cho thân mật ngay khi cả không có mặt con cái ở đó.
- Dấu ấn tiềm thức về ngôn từ: Vấn đề này khác nhau ở mỗi dân tộc và có tính chất qui ước. Ở VN, khi gọi nhau "bố, mẹ" nó mang ý nghĩa tôn trọng. Vì thế, tôinghĩ ở VN, không nhiều người gọi nhau như vậy lúc ái ân. Còn nếu ngôn từ đó có gợi cảm hay không thì cần phải có khảo sát thống kê. Theo tôi,không nên gọi nhau như vậy trong lúc ái ân, còn rất nhiều đại từ nhân xưng có thể mang lại cảm xúc cao trong ngôn ngữ VN.
Theo Bee

Video liên quan

Chủ Đề