Nếu bạn có một cái máy sản xuất được 100usd mỗi ngày, bạn sẽ tiêu gì trong ngày hôm nay?

ⓒ Getty Images Bank

Đồng won giảm giá mạnh trước một loạt tin xấu 

Tỷ giá hối đoái là một yếu tố đánh giá sức khỏe nền kinh tế. Trong quá khứ, tỷ giá hối đoái won-USD vượt quá mức 1.200 won ăn 1 USD là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Hàn Quốc đang đối mặt với khủng hoảng. Chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu [eurozone], thương chiến Mỹ-Trung leo thang, thời điểm Nhật Bản áp đặt các hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao với Hàn Quốc, hay từ tháng 2 đến tháng 7 năm ngoái khi dịch COVID-19 bùng phát. Gần đây, tỷ giá hối đoái won trên USD một lần nữa chạm mốc 1.200 won/USD. Sau đây, ông Cho Yong-chan, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế Mỹ-Trung, phân tích xu hướng đồng won suy yếu và những tác động tiềm ẩn. 

Tỷ giá hối đoái won-USD đang dao động trong khoảng 1.180-1.190 won/USD. Xuất khẩu của Hàn Quốc 8 tháng đầu năm nay đã tăng 27%, Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Hàn Quốc năm 2021 dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 4%. Tỷ giá hối đoái thường sẽ giảm khi Ngân hàng trung ương Hàn Quốc [BOK] tăng lãi suất cơ bản; song có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đồng won đang suy yếu khi vượt qua ngưỡng tâm lý 1.200 won/USD vào phiên giao dịch ngày 12/10 vừa qua. Đáng lo ngại là đồng won lao dốc đã khiến giá năng lượng, thực phẩm và nguyên liệu thô tăng vọt, kéo theo áp lực lạm phát.

Nỗi lo lạm phát lan rộng khi giá dầu thô vượt 80 USD/thùng

Theo các nhà phân tích, có ba nguyên nhân chính đằng sau đà giảm giá mạnh của đồng won. Đầu tiên, Cục Dự trữ liên bang Mỹ dự kiến sẽ sớm cắt giảm mua trái phiếu Chính phủ, thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ, thu hồi lượng tiền giao dịch trên thị trường và điều này sẽ làm đồng USD tăng giá. Thứ hai, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại như dự báo trong bối cảnh Tập đoàn bất động sản Evergrande có nguy cơ vỡ nợ và cuộc khủng hoảng thiếu điện tồi tệ chưa từng có. Bắc Kinh là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Seoul, và đồng tiền hai nước thường có cùng xu hướng biến động. Cuối cùng, giá dầu thế giới tăng mạnh đột biến và chưa có dấu hiệu chững lại. Giá dầu Brent và dầu thô Dubai đều vượt mức 80 USD/thùng, tăng hơn 60% so với năm ngoái. Giá dầu thô được dự đoán có thể vượt mốc 100 USD/thùng vào đầu năm sau, và 190 USD/thùng vào năm 2025. Trên thực tế, sản lượng dầu thô hiện nay giảm hơn 2 triệu thùng/ngày so với trước dịch COVID-19. Nếu mùa đông năm nay lạnh hơn so với các năm trước, tình trạng khan khiếm nguồn cung dầu thô có thể trở nên nghiêm trọng hơn. 

Giá khí đốt tự nhiên, giá than đá và dầu mỏ tăng vọt đã khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các loại tài sản an toàn, kéo theo xu hướng đồng USD tăng giá. Trước tình hình tỷ giá won-USD biến động mạnh, BOK đã đề cập đến một số phương án ổn định thị trường như can thiệp vào thị trường ngoại hối. Chính phủ Seoul và các cơ quan tài chính lo ngại xu hướng đồng won giảm giá mạnh có thể khiến lạm phát tăng. Giám đốc Cho Yong-chan cho biết 

Giá nhập khẩu cao nhất trong vòng 7 năm 7 tháng

Tỷ giá hối đoái đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất nhập khẩu. Cụ thể, giá nguyên liệu đầu vào và hàng hóa tăng mạnh đã khiến giá của nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu như bánh mỳ kẹp thịt, cơm cuộn lá kim kimbap, thịt lợn ba chỉ, trứng, trái cây, các sản phẩm từ sữa và bánh mỳ tăng theo. Giá tiêu dùng tháng 9 đã tăng 2,5%, 6 tháng liên tiếp vượt qua mức lạm phát 2% do Chính phủ đề ra. Trong khi các biện pháp bình ổn giá của Chính phủ chưa mang lại hiệu quả như mong đợi thì sản xuất, tiêu dùng và đầu tư đều giảm trong tháng 8. Có nhiều lo ngại Hàn Quốc có thể lâm vào tình trạng lạm phát kèm suy thoái [stagflation] trong năm tới. 

Đồng USD có thể tiếp tục mạnh lên 

Chính phủ Hàn Quốc vẫn tin rằng nền kinh tế đang trên đà phục hồi nhờ xuất khẩu mạnh mẽ bởi xuất khẩu là động lực chính của nền kinh tế. Tương tự, Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế [OECD] đã có động thái điều chỉnh triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc trong năm 2021. Song gần đây, bầu không khí không mấy lạc quan khi đại dịch chưa có dấu hiệu suy giảm, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Seoul. Mặc dù, xuất khẩu trong tháng 9 đạt con số kỷ lục, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tỷ lệ này giảm hơn một nửa so với con số 34,8% của tháng 8, làm dấy lên lo ngại đà tăng trưởng xuất khẩu bắt đầu chậm lại. Thêm vào đó, số ca nhiễm COVID-19 mới tại Hàn Quốc đã liên tục duy trì ở ngưỡng 4 con số trong hơn 100 ngày qua, khiến tiêu dùng nội địa khó cải thiện. Ông Cho Yong-chan lý giải.

Hiện nay, xuất khẩu là chỉ số tích cực duy nhất trong các chỉ số kinh tế vĩ mô. Song chưa chắc là Seoul có thể duy trì đà xuất khẩu mạnh mẽ đến khi nào, trước tình hình Trung Quốc và Ấn Độ đang chứng kiến cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ chưa từng có, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Do giá nguyên vật liệu tăng cao, thặng dư tài khoản vãng lai của Hàn Quốc đã thu hẹp ba tháng liên tiếp, khiến đồng won mất giá. Theo một số chuyên gia, đồng won có thể giảm giá và duy trì ở mức hơn 1.200 won đổi 1 USD. Để ổn định thị trường và bình ổn giá, BOK cần tăng lãi suất cơ bản trong năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh nợ hộ gia đình lên tới 1.800.000 tỷ won [1.500 tỷ USD], kinh tế Hàn Quốc có thể mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn, khi mà lãi suất tăng sẽ làm tăng gánh nặng trả nợ, khiến đầu tư tư nhân và thu nhập cá nhân giảm, kéo theo tiêu dùng giảm.

Cần chuẩn bị cho những tin tức tiêu cực trong nước và quốc tế 

Theo báo cáo tháng về xu hướng kinh tế của Viện phát triển Hàn Quốc [KDI] công bố ngày 7/10 vừa qua, kinh tế Hàn Quốc đang chứng kiến rủi ro đồng won giảm giá. Cho đến tháng trước, KDI vẫn giữ quan điểm kinh tế Hàn Quốc đang trên đà phục hồi, dù ở mức khiêm tốn. Nhưng cơ quan này đã lần đầu tiên thay đổi quan điểm sau 6 tháng. Một số ý kiến khác lại cho rằng những lo ngại đang bị phóng đại, viện dẫn lý do là các nền tảng cơ bản của kinh tế Hàn Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn trước như dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đạt 463,97 tỷ USD vào tháng 9, mức cao kỷ lục trong ba tháng liên tiếp kể từ tháng 7. Tuy nhiên, vấn đề là các nhà đầu tư đã và đang dự trữ ngoại tệ thay vì tung ra thị trường, với tỷ lệ tiết kiệm USD của doanh nghiệp lên tới 63,1 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với tháng trước. Trong khi đó, tầm quan trọng của các đối sách ứng phó với bất ổn bên ngoài lại chưa được nhấn mạnh đúng mức. Ông Cho Yong-chan nhận định.

Giá nguyên liệu, dầu thô tăng khiến giá nông, thủy sản bấp bênh. Năm tới, kinh tế Hàn Quốc dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do cuộc khủng hoảng nợ của Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande, xuất khẩu chậm chạp, rắc rối tài chính của các doanh nghiệp nhỏ lẻ khi lãi suất và lạm phát tăng. Việc chuẩn bị cho một “cơn bão hoàn hảo” là cực kỳ cần thiết, bởi các yếu tố bất lợi có thể diễn ra đồng thời. Nền kinh tế Hàn Quốc đang trong quá trình chuyển dịch sang cơ cấu mới do đại dịch, và sự mất cân bằng cung-cầu diễn ra ở nhiều ngành. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu chuẩn bị kỹ lưỡng, Hàn Quốc có thể phát triển các ngành công nghiệp mới và tạo thêm nhiều việc làm.

[VTC News] - Một trong những cách "đãi cát tìm vàng" của các nhà tuyển dụng đó là hỏi các ứng viên những câu hỏi "dị" nhất để xem họ thể hiện tố chất bản thân thế nào, phản ứng ra sao trước những áp lực trong buổi phỏng vấn.

1. "Nếu Người Nhện và Người dơi đánh nhau, ai sẽ thắng?" - Ứng viên ngành Y học mô phỏng tại trường Đại học Stanford

Susan Underwood, Giám đốc tìm kiếm tài năng của Glassdoor cho biết, nếu một ứng viên thông minh, sắc xảo được hỏi như vậy thì ngay lập tức họ sẽ hỏi "vặn" lại nhà tuyển dụng rằng tình huống đó được đặt trong bối cảnh như thế nào rồi mới trả lời.

Tức là nếu Người Nhện và Người Dơi đang cùng ở trong một hang động vào ban đêm thì khả năng giành chiến thắng có thể sẽ thuộc về Người dơi, nhưng nếu họ chiến đấu ở trên cùng của một tòa nhà cao tầng thì Người Nhện lại có lợi thế để thắng hơn nhiều.

2. "Cho tôi biết một bài hát những năm 90 mà bạn thích?" - Vị trí chăm sóc khách hàng của Squarespace.

Mục đích ở đây có thể chỉ là để biết được cá tính của ứng viên, tuy nhiên câu trả lời của họ chắc chắn phải liên quan tới những đặc điểm chính của công việc mà họ đang ứng tuyển, Susan Underwood gợi ý.

Nếu không thể nhớ lại cụ thể một bài hát trong những năm 90 nào thì bạn có thể chọn một bài hát mà bạn thích rồi giải thích lý do một cách thuyết phục với nhà tuyển dụng.

3. "Nếu bạn thức dậy và có thông báo 2.000 bức email [thư điện tử] chưa đọc, bạn sẽ chọn cái nào để trả lời với tối đa là 300 bức?" - Ứng viên cho Chương trình Dropbox Rotation.

Hầu hết khi hỏi câu này, các nhà tuyển dụng đều muốn biết cách mà bạn phân loại công việc như thế nào khi chúng chồng chéo lên nhau, và đâu sẽ là việc mà bạn ưu tiên trước.

Câu trả lời khôn ngoan sẽ là: Đầu tiên tôi sẽ mất một chút thời gian để định hình những công việc cấp bách nhất của mình vào thời điểm đó, sau đó đưa ra mục tiêu ngắn hạn cần đạt được. Tôi sẽ đọc hết tiêu đề của 2.000 bức thư và chỉ trả lời những cái nào thực sự có liên quan tới mục tiêu đó.

4. "Bạn sẽ miêu tả màu vàng như thế nào với một người bị mù?" - Vị trí tiếp viên hãng hàng không Spirit Airlines.

Underwood nghĩ câu hỏi này cho thấy nhà tuyển dụng đang tìm kiếm khả năng đặc biệt từ các ứng viên, đó là sự nhạy cảm.

Vì vậy, câu trả lời của ứng viên tốt nhất trong trường hợp này sẽ là: Hỏi người mù trên rằng, "Ông/bà cảm nhận như thế nào về ánh nắng mặt trời?". Và nếu họ chỉ nói có một từ là "Ấm" thì đây cũng là cách để miêu tả màu vàng với họ.

5. "Nếu bạn có một cái máy sản xuất được 100 USD, bạn sẽ tiêu gì trong ngày hôm nay?" - Vị trí phân tích nghiên cứu tại Aksia.

Kể từ Aksia cung cấp dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư, câu hỏi này dường như không hoàn toàn vô nghĩa lắm bởi nó cũng là một cách để nhà tuyển dụng hỏi ứng viên rằng làm thế nào để bạn xác định được giá trị của một khoản đầu tư?

Câu trả lời của ứng viên có thể là hỏi ngược lại nhà tuyển dụng rằng có còn ai khác sở hữu một chiếc máy như vậy không? Nếu có thì tiền và những người đó đang ở đâu? Còn nếu không thì sẽ không có sự cạnh tranh nào cả, vì vậy cũng không cần thiết phải tiêu tiền cho bất cứ thứ gì vào ngày hôm nay.

6. "Bữa sáng nay bạn ăn gì?" - Vị trí Bán hàng liên kết tại Banana Republic.

Underwood cho biết, nhà tuyển dụng thực sự không có ý gì sau câu hỏi này. Họ chỉ muốn biết đồ ăn sáng của bạn có thực sự lành mạnh, có đủ chất và tốt cho sức khỏe hay không bởi bạn luôn phải sẵn sàng để di chuyển, đi lại cả ngày.

Video: Bị dê húc gãy xương khi đang trả lời phỏng vấn

7. "Bạn sẽ làm gì nếu bạn là người sống sót duy nhất sau một vụ tai nạn máy bay?" - Vị trí điều tra viên độ tin cậy và an toàn của hãng Airbnb.

Câu hỏi này có thể là cách cho thấy khả năng giải quyết một biến cố bất ngờ của bạn, Underwood nói.

Trả lời cho người phỏng vấn biết rằng, trước hết bạn cần phải đảm bảo rằng bạn vẫn ổn và hoàn toàn tỉnh táo. Thứ hai đó là dùng mọi sức lực để kiểm tra xem có người nào còn sống hay không. Nếu có là thì bạn đã cứu thêm được một mạng người.

Hoặc bạn có thể nói rằng đầu tiên bạn phải đảm bảo mình chưa chết, sau đó gọi giúp đỡ và thông báo tới gia đình của những nạn nhân trên cùng chuyến bay nếu cảm thấy bạn có thể làm được điều đó.

8. "Nếu bạn được yêu cầu bốc dỡ một chiếc Boeing 747 chứa đầy kẹo ngọt, bạn sẽ làm gì?" – Vị trí quản lý hỗ trợ IT của Bose.

Đầu tiên bạn cần nói rằng bạn hoàn toàn không muốn để mất hoặc làm hư hại đến mùi vị hoặc màu sắc của những viên kẹo nên bạn cần làm nhanh hết sức có thể để hoàn thành nhiệm vụ. Đầu tiên là bạn phải có một kế hoạch để làm việc.

Tuy nhiên, trước khi lên kế hoạch thì bạn cần được biết bạn đang có sẵn những nguồn lực nào, thời gian và ngân sách là bao nhiêu… Ví dụ bạn có thể thuê 10 người và cung cấp cho họ những chiếc thùng chẳng hạn.

9. "Có bao nhiêu người đã rời khỏi Chicago vào năm ngoái?" – Vị trí Kỹ sư phần mềm cho Redbox II.

Khi được hỏi câu hỏi này hoặc đại loại như vậy, bạn chỉ nên trả lời theo đúng hướng mà bạn nghĩ bạn sẽ làm, và đặc biệt là chỉ cần bạn có một ước tính hợp lý mà không cần kiến ​​thức ban đầu dày dặn.

Hãy để cho người phỏng vấn biết những dữ liệu mà bạn cần để tìm ra câu trả lời là gì, ở những nguồn nào… Trường hợp này bạn có thể trả lời rằng: Tôi sẽ yêu cầu thống kê xuất nhập cảnh từ tất cả các sân bay của Chicago trong vòng 12 tháng qua.

10. "Công chúa Disney mà bạn yêu thích là ai?" – Vị trí thuyền viên của Cold Stone Creamery.

“Nếu bạn đang ứng tuyển cho một công việc dịch vụ, Cinderella có thể là một câu trả lời tốt, vì cô ấy làm việc chăm chỉ, phải đối mặt với những thách thức và được yêu thích”, Underwood nói.

Nếu như bạn không thích và không biết cô công chúa nào? Bạn có thể chọn một vị hoàng tử hay một siêu anh hùng để thay thế, miễn là họ cũng cần cù, dễ thương và giỏi giang.

Huyền Trân  [theo Forbes, Money CNN, Business Insider]

Video liên quan

Chủ Đề