Nêu các cách xử lý hạt giống

Bài 16.Gieo trồng cây nông nghiệp – Câu 2 trang 41 SGK Công Nghệ 7. Xử lí hạt giống nhằm mục đính gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì thường xử lí theo cách nào ?

Xử lí hạt giống nhằm mục đính gì ? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không , nếu có thì thường xử lí theo cách nào ?

Hướng dẫn trả lời 

– Xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào hóa chất , để diệt trừ các mầm bệnh , trừ rầy khi cây mới mọc như ngâm giống lúa vào dung dịch Actara, Cruiser Plus của công ty sygienta để chống được bệnh bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá và lùn sọc đen.

– Có 2 cách để xử lý hạt giống:

Quảng cáo

+ Xử lý bằng nhiệt độ: tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh để kích thích hạt giống mọc khỏe và đều

+ Xử lý bằng hóa chất.

Ngày:24/08/2020 lúc 10:51AM

- Không nhất thiết hạt nào cũng phải ngâm trước khi gieo, cần dựa vào kích thước để quyết định.

+ Hạt giống kích thước quá nhỏ (VD: dạ yên thảo, hoa mười giờ, rau dền,...) gieo trực tiếp, không cần ngâm.

+ Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt mè), vỏ mềm, các giống dễ nẩy mầm (các loại rau cải, xà lách nói chung): cũng có thể gieo trực tiếp, không cần ngâm.

+ Hạt giống kích thước nhỏ (to cỡ hạt mè) vỏ cứng (dừa cạn, cà chua, ớt, rau quế...): ngâm 4 - 6 tiếng.

+ Hạt giống kích thước to (dưa hấu, mồng tơi, đậu đũa, đậu bắp, bầu, bí, mướp,…): ngâm 6 - 8 tiếng.

- Ngâm bằng nước sạch: nên pha nước ấm 2 sôi 3 lạnh (nhiệt độ tầm 50 độ C) là tốt nhất, chỉ có cá biệt một số giống cần ngâm nhiệt độ cao hơn.

-Ngâm bằng thuốc kích thích nẩy mầm: thường dùng các chế phẩm như GA3 (gibberellin), atonik (liều lượng 1ml/2l nước)

2. Ủ hạt:

- Các giống không cần ngâm thì thường cũng sẽ không cần ủ, gieo trực tiếp.

- Thời gian ủ hạt: thường 12 - 24h, cá biệt một số giống lâu nẩy mầm có thể ủ lâu hơn (đậu rồng, măng tây,…)

- Cách ủ: sau khi ngâm hạt, vớt hạt lên đặt vào khăn ẩm (ẩm chứ ko ướt), giữ ẩm liên tục bằng cách để khăn trong hộp nhựa kín (để tiện quan sát), chú ý tuyệt đối không để khăn ủ bị khô vì hạt sẽ chết khô rất nhanh, khi nào hạt phình to và nứt vỏ là thời điểm tốt để mang đi gieo.

- Chú ý ko để mầm ra rễ quá dài mới mang gieo vì sẽ làm dập mầm, đứt rễ.

- Bạn cũng có thể bỏ qua bước này nếu thấy mất thời gian, nhưng tỷ lệ nẩy mầm sẽ giảm đi phần nào.

Mục đích: Xử lí hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu, bệnh có ở hạt

Phương pháp xử lí hạt giống:

+ Xử lí bằng nhiệt độ.

+ Xử lí bằng hóa chất.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Phân bón là gì? Kể tên và lấy ví dụ các loại phân bón?

Xem đáp án » 29/06/2020 6,654

I. VẬT LIỆU VÀ CÁC DỤNG CỤ CẦN THIẾT
- Mẫu hạt lúa 100 hạt
- 50 g muối
- Nhiệt kế.
- Phích nước nóng.
- Chậu, thùng đựng nước lả, rổ, khay inox.
II. QUY TRÌNH THỰC HÀNH

- Bước 1: cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
- Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.
- Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.
- Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm nhiệt độ 450C trong thời gian 10 phút.
III. THỰC HÀNH
IV.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Biện pháp xử lý nước nóng  trước khi gieo (Biện pháp 3 sôi, 2 lạnh):

        Đây là biện pháp đã được sử dụng rất lâu đời và có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt và hạn chế sự phát sinh gây hại của nhiều loại nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống:

Cách làm:

Bước 1:  Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.

Bước 2: Pha nước nóng 3 sôi 2 lạnh (Dùng 3 phần nước sôi đổ vào 2 phần nước lạnh chú ý sau khi pha nhiệt độ nước khoảng 54oc)

Bước 3: Đổ hạt giống đã được đãi sạch vào nước đã pha và ngâm trong 15 phút.

Bước 4: Hạt giống sau khi đã được xử lý đem rửa sạch và ngâm ủ bình thường.

2. Biện pháp xử lý thuốc BVTV trước khi gieo:

Ưu điểm:

- Đây là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao trong việc phòng trừ nấm bệnh và vi khuẩn gây hại tồn tại trên hạt giống.

- Một số loại thuốc ngoài tác dụng trừ bệnh còn có khả năng tăng cường bổ xung thêm các nguyên tố vi lượng, đa lượng giúp hạt giống sinh trưởng tốt.

Nhược điểm:

- Mỗi loại thuốc khi xử lý chỉ trừ được một số loại nấm bệnh hay vi khuẩn nhất định mà không có khả năng khống chế toàn bộ các vi sinh vật gây bệnh tồn tại trên hạt giống.

- Thuốc xử lý hạt giống dễ gây độc cho người và ô nhiễm môi trường.

2.1.  Các bước tiến hành:

Cách làm:

Bước 1: Hạt giống được đãi sạch các hạt lép, lửng và tạp chất.

Bước 2: Ngâm hạt giống trong nước sạch 48 giờ

Bước 3: Vớt hạt giống đãi sạch và ủ trong 12 giờ

Bước 4: Pha lượng thuốc cần xử lý cho 10 kg giống trong 1 lít nước tưới và trộn đều cho hạt giống cần xử lý sau đó tiếp tục đem ủ đến khi hạt giống nảy mần đem gieo.

2.2.  Các loại thuốc thường sử dụng xử lý hạt giống trừ nấm:

Khi xử lý hạt giống trừ một số loại nấm gây bệnh như bệnh lúa von, bệnh đen lép hạt, bệnh hoa cúc, bệnh đạo ôn ….. tồn tại trên hạt giống có thể dùng một trong các loại thuốc sau để xử lý:

Tricom 75WP, 75 WDG; Poly annong 250 SC; Vatino super 780 WG; Norshield 86.2 WG; Jivon 6 wp; Provil super 10 SL; Forlita 430 EC

2.3.  Các loại thuốc thường sử dụng xử lý hạt giống trừ vi khuẩn:

Để trừ vi khuẩn tồn tại trên hạt giống như vi khuấn gây bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn có thể dùng một trong những loại thuốc sau:

+ Starner 20 wp;  Xanthomix 20 wp;  Anti-xo 200 WP….

2.4.  Một số loại thuốc xử lý hạt giống trừ tập đoàn rầy môi giới truyền bệnh virus.

Ngoài thuốc Cruiser plus 312,5 FS chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc để trừ tập đoàn rầy môi giới truyền bệnh virus như:

- Lugens 200 fs, Regent 5 SC;  Kola gold 660 wp; Tomax  312.5 FS .....

Trên đây là một số biện pháp và một số loại thuốc BVTV để xử lý hạt giống trước khi gieo nhằm phòng trừ bệnh hại tồn lưu trên hạt giống và phòng trừ tập đoàn rầy là môi giới truyền bệnh virus hại lúa. Chi cục Trồng trọt & BVTV Bắc Giang yêu cầu Trạm Trồng trọt & BVTV các huyện, TP và cán bộ khuyến nông cơ sở căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương hướng dẫn nông dân xử lý hạt giống trước khi gieo đạt hiệu quả cao đặc biệt sử dụng biện pháp xử lý bằng nước nóng 54oC.

       Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các loại thuốc trước khi dùng và đảm bảo an toàn lao động trong khi xử lý thuốc BVTV.

   Phòng Bảo vệ thực vật – Chi cục Trồng trọt và BVTV Bắc Giang

Những câu hỏi liên quan

Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không, nếu có thì thường xử lí theo cách nào?

II. Phần tự luận

Nêu mục đích và phương pháp xử lí hạt giống?