Nếu phong cách trong đàm phán quốc tế

Mười năm ấp ủ

Mỗi cuốn sách ra đời đều có những câu chuyện đằng sau nó, vậy với ông, đâu là nguyên nhân chính thôi thúc ông viết nên cuốn giáo trình Đàm phán quốc tế?

Trước khi đảm nhiệm vai trò Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ [2014-2018], tôi từng có thời gian công tác rất dài tại Ủy ban Biên giới quốc gia. Cũng nhờ thế, tôi có điều kiện tham gia các cuộc đàm phán trong quá trình triển khai công tác phân giới, cắm mốc giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Đây là công tác quan trọng nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nói chung cũng như xây dựng đường biên hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển với các quốc gia láng giềng nói riêng.

Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn công tác, tôi nhận thấy sự thiếu hụt về kiến thức lý luận nền tảng quan trọng giúp định hình khung tư duy để mình có thể nhận định vấn đề một cách khách quan, khoa học.

Thời điểm đấy, chúng tôi chỉ có cách học là tìm tòi qua sách vở của người đi trước để lại, nghiên cứu câu chuyện đàm phán trong lịch sử chiến đấu của cha ông, đặc biệt là của cụ Hồ, rồi như vậy mà mày mò, đúc rút kinh nghiệm riêng chứ không có hệ thống lý thuyết khoa học, tổng quan nào cả.

Quá trình này mất rất nhiều thời gian và cũng đánh đổi vô số lần vấp ngã thì mới có được những bài học. Nếu thế hệ trẻ, đặc biệt các cán bộ ngoại giao trẻ hiện nay có một cuốn sách về những kiến thức cơ bản, tổng quan và khoa học nhất về đàm phán thì sẽ đi nhanh và đi xa hơn chúng tôi rất nhiều.

Đấy là suy nghĩ đầu tiên thôi thúc tôi tìm hiểu và nghiên cứu suốt thời gian qua.

Vậy cuốn sách của ông sẽ đáp ứng cả về mặt lý luận và thực tiễn?

Trước nay, sách về đàm phán thì không thiếu, nhưng đàm phán dành riêng cho ngành ngoại giao thì tôi chưa thấy. Trong khi đó, kỹ năng đàm phán là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, làm lên nét đặc trưng của một nhà ngoại giao. Công việc đàm phán không phải chỉ dành riêng cho những cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ, mà bất cứ nhà ngoại giao cũng đều cần đến kỹ năng này.

Trong khi các cán bộ ở các Vụ khu vực thường xuyên phải tham gia các cuộc đàm phán song phương để đạt được các thỏa thuận hợp tác hay xử lý các vấn đề trong quan hệ với các nước trên thế giới, thì các cán bộ Vụ Tổ chức Quốc tế, Vụ ASEAN, Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương phải tham gia các cuộc đàm phán đa phương trong các tổ chức quốc tế, hội nghị quốc tế. Và trên thực tế, khi xử lý các vấn đề lãnh sự hay lễ tân cũng cần phải đàm phán.

Trong công tác giảng dạy, cụ thể là ở Học viện Ngoại giao, bộ môn Đàm phán quốc tế là một trong những món ăn đặc trưng của khoa, của trường. Vì vậy, tôi xác định rõ sứ mệnh của một người thầy, trước hết viết sách để sinh viên có tài liệu nghiên cứu, học tập, sau là để phục vụ cho công tác chung của đất nước.

Cuốn sách đầu tiên về một món ăn đặc trưng như vậy có lẽ tạo ra không ít áp lực?

Đúng vậy, và phải nói là khó khăn có rất nhiều do bản thân đàm phán là một hiện tượng phức tạp, là tổng hợp của nhiều môn khoa học chính trị, văn hóa, tâm lý, tổ chức...

Khó nhất là việc lựa chọn và phát triển các khung lý thuyết, các quy luật, các mô hình để đơn giản hóa hiện tượng đàm phán, nhưng cũng phải tổng hợp được những kỹ năng cơ bản nhất, quan trọng nhất để có thể ứng dụng trong thực tiễn đàm phán.

Việc biên soạn cuốn sách đòi hỏi thời gian tương đối dài, và cũng có lúc ngắt quãng, không được liền mạch. Nhưng dần dần, gom góp từng chút và cũng thêm những trải nghiệm thực tế, cuốn sách bây giờ đã hoàn thành và được xuất bản.

Video liên quan

Chủ Đề