Ngẫu nhiên trong triết học là gì

 Tất nhiên và ngẫu nhiên có mối quan hệ biện chứng nào? Có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì từ việc hiểu biết mối quan hệ biện chứng đó? Cho ví dụ.

–     Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

+ Khái niệm tất nhiên dùng để chỉ cái xuất phát từ bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật; do vậy, nó luôn có tính tất định [trong một điều kiện xác định nó nhất định phải xảy ra như thế mà không thể khác].

+ Khái niệm ngẫu nhiên dùng để chỉ cái xảy ra do sự tác động của hoàn cảnh môi trường đến quá trình biểu hiện của cái tất nhiên; do vậy, nó khiến cho cái tất nhiên có thể biểu hiện ra trong thực tế thành tính đa khả năng [có thể xảy ra như thế này hay thế khác theo sự biến thiên của những điều kiện khác nhau].

Ví dụ, xét một vật rơi tự do: xuất phát từ bản chất [quy luật] tương tác hấp dẫn của trái đất đối với nó, khiến cho nó nhất định rơi vào trái đất [cái tất nhiên]; nhưng do điều kiện tác động của các nhân tố hợp thành môi trường rơi của nó khiến cho đường rơi của nó có thể diễn ra theo nhiều khả năng khác nhau [cái ngẫu nhiên].

–     Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên, ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan và đều có vai trò nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật, trong đó cái tất nhiên đóng vai trò quyết định, còn cái ngẫu nhiên làm cho sự biểu hiện của cái tất nhiên trở nên phong phú. Vì vậy, trong nhận thức và thực tiễn, điều quan trọng nhất, trước hết cần phải phát hiện và hành động theo cái tất nhiên. Tuy nhiên, cũng cần phải xét đến những khả năng biến đổi của các nhân tố tạo thành hoàn cảnh thực tế trong quá trình vận động của sự vật.

Ví dụ, theo quy luật khách quan thì xã hội loài người tất nhiên sẽ vận động theo chiều hướng đi lên, nhưng quá trình đó lại không phải là con đường thẳng mà trái lại, nó là con đường phức tạp, quanh co, bao hàm cả những bước thụt lùi trong một bối cảnh cụ thể do sự tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau đến tiến trình ấy.

+ Không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần tuý tách rời nhau: cái tất nhiên được biểu hiện ra trong hiện thực thông qua cái ngẫu nhiên. Trong trường hợp này có thể nói: cái tất nhiên xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên mà biểu hiện tính tất yếu theo quy luật của nó. Bởi vậy, trong mỗi cái ngẫu nhiên đều bao hàm trong nó ít hay nhiều tính tất nhiên. Vì thế, để nhận thức cái tất nhiên nào đó, có thể thông qua việc nghiên cứu cái ngẫu nhiên.

Ví dụ, trên cơ sở thống kê tập hợp số lượng lớn nhiều cái tất nhiên sẽ có thể rút ra kêt luận về tính tất nhiên [đây cũng là một cơ sở khách quan của phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu khoa học].

+ Tất nhiên và ngẫu nhiên không phải tồn tại vĩnh viễn ở trạng thái cũ mà thường xuyên thay đổi; cái trong quan hệ này là tất nhiên thì trong một, quan hệ khác lại có thể là ngẫu nhiên. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử, cụ thể khi phân tích xác định cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên.

Ví dụ, trong các xã hội chưa có sự phát triển của quan hệ hàng hoá – tiền tệ thì sự trao đổi hàng hoá chưa có tính tất yếu, nhưng khi quan hệ đó đã phát triển thì việc trao đổi hàng hoá lại trở thành cái có tính tất yếu [xuất phát từ các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá].

[Last Updated On: 15/01/2022]

Các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các bộ phận trong chúng xuất hiện không giống nhau. Có mối liên hệ do bản chất của sự vật, hiện tượng quy định, từ đó sinh ra phạm trù tất nhiên. Có mối liên hệ do sự gặp nhau của những điều kiện, hoàn cảnh bên ngoài quyết định, vì vậy chúng có thể xuất hiện mà cũng có thể không xuất hiện, từ đó sinh ra phạm trù ngẫu nhiên. Do đó, khi phản ánh hiện thực khách quan, con người nhận thức được tính không đơn nghĩa, không ngang giá trị của các mối liên hệ khác nhau vốn có ở sự vật, hiện tượng nên phân loại chúng thành nhóm các mối liên hệ nhất định phải xảy ra như thế [tất nhiên] và nhóm các mối liến hệ có thể xảy ra, có thể không xảy ra, xảy ra thế này hay xảy ra thế khác [ngẫu nhiên].

+ Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế chứ không thể khác.

+ Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.

– Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan trong sự thống nhất hữu cơ thể hiện ở chỗ, tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình thông qua vô số ngẫu nhiên, còn ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên.

– Tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò nhất định trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng; nhưng tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển, còn ngẫu nhiên có thể làm cho sự phát triển ấy diễn ra nhanh hay chậm.

– Tuy mỗi sự vật, hiện tượng đều có tất nhiên và ngẫu nhiên, nhưng trong quá trình vận động và phát triển, thông qua mối liên hệ này thì đó là ngẫu nhiên, còn thông qua những mối liên hệ khác thì đó là tất nhiên và trong những điều kiện nhất định, chúng chuyển hóa lẫn nhau. Ph.Ăngghen viết, “Cái mà người ta quả quyết cho là tất yếu lại hoàn toàn do những ngẫu nhiên thuần tuý cấu thành, và cái được coi là ngẫu nhiên, lại là hình thức, dưới đó ẩn nấp cái tất yếu”, do vậy ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính tương đối, từ đó cần tránh quan niệm cứng nhắc về tất nhiên, ngẫu nhiên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng.

– Tất nhiên có mối liên hệ với cái chung, nhưng cái chung không phải lúc nào cũng là tất nhiên, bởi cái chung có thể thể hiện vừa trong hình thức của tất nhiên vừa trong hình thức của ngẫu nhiên.

Ý nghĩa phương pháp luận.

Thứ nhất, tất nhiên nhất định phải xảy ra đúng như thế nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được mối liên hệ tất nhiên của hiện thực khách quan.

Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần tuý nên trong hoạt động nhận thức chỉ có thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà tất nhiên phải đi qua.

Thứ ba, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi; do vậy, không nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng trường hợp các sự cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.

Thứ tư, ranh giới giữa tất nhiên với ngẫu nhiên chỉ là tương đối nên sau khi nhận thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tao ra điều kiện thuận lợi để “biến” ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên.

Câu hỏi: Tất nhiên và ngẫu nhiên – khái niệm, quan hệ biện chứng và ýnghĩa phương pháp luận?Trả lời:-Khái niệmTất nhiên: là phạm trù triết học chỉ cái do nguyên nhân chủ yếu bên trong sựvật quy định và trong những điều kiện nhất định, nó nhất định phải xảy ra nhưthế chứ không thể khácTất nhiên có quan hệ với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là tấtnhiên. Cái chung được quy định bởi bản chất nội tại bên trong sự vật thì đồngthời là cái tất nhiên. Ví dụ, cái chung biết chế tạo và sử dụng công cụ lao độnglà cái tất nhiên của con người. cái chung về màu tóc, màu da… không phải làcái chung tất nhiên vì nó không quy định bản chất của con ngườiTất nhiên có liên hệ với nguyên nhân, nhưng tất nhiên không phải là nguyênnhân. Hơn nữa không chỉ tất nhiên mà cả ngẫu nhiên cũng có nguyên nhân. Dovậy, không được đồng nhất tất nhiên với nguyên nhânCũng không nên đồng nhất tất nhiên với quy luật vì ngẫu nhiên cũng có quyluật. mặc dù, quy luật của tất nhiên khác quy luật của ngẫu nhiên. Theo triếthọc duy vật biện chứng, cả cái tất nhiên, cả cái ngẫu nhiên đều có quy luật. cóđiều quy luật của cái tất nhiên khác quy luật của cái ngẫu nhiên. Cái tất nhiêntuân theo quy luật động lực, nghĩa là quy luật mà trong đó mối quan hệ qua lạigiữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ đơn trị, tức là chỉ có một kết quảxác định. Cái ngẫu nhiên tuân theo quy luật thống kê, la quy luật mà mối qunhệ giữa nguyên nhân và kết qur trong nó là mối quan hệ đa trị [một nguyênnhân có thể có kết quả như thế này, có thể có kết quả như thế khác]. Ví dụ, tagieo đồng xu xuống đất thì có thể sấp, có thể ngửa. số lần gieo càng nhiều thìtỷ lệ sấp và ngửa càng giống nhauNgẫu nhiên: là phạm trù triết học chỉ cái không phải do bản chất kết cấu bêntrong sự vật mà do những nguyên nhân bên ngoài sự vật hoặc do sự ngẫu hợpcủa những hoàn cảnh bên ngoài sự vật quyết định. Ví dụ, trồng hạt ngô [tấtnhiên ] phải mọc lên cây ngô, chứ không thể lên cây khác. Nhưng cây ngô tốt,hay không tốt là do chất đất, thờ tiết, độ ẩm bên ngoài hạt ngô quy định. Đâychính là ngẫu nhiên-Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiênTất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của conngười và đều có vị trí nhất định đối với sụ phát triển của sự vậtCả cái tất nhiên , cả cái ngẫu nhiên đều có vai trò quan trọng đối với sự vật. tuynhiên cái tất nhiên đóng vai trò chi phối đối với sự vân động, phát triển của sựvật, cái ngẫu nhiên làm cho sự vật phát triển nhanh hơn hoặc chậm lại. ví dụ,đất đai, thời tiết không quyết định đến việc hạt ngô nảy mầm lên cây ngô,nhưng đất đai, thời tiết lại có tác động làm cho hạt ngô nhanh hay chậm nảymầm thành cây ngôTất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau, không cótất nhiên cũng như ngẫu nhiên thuần túy tách rời nhauCái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫunhiên. Nói cách khác, cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mìnhthông qua vô số cái ngẫu nhiênCái ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện của tất nhiên , bổ xung cho tất nhiên.Bất cứ cái ngẫu nhiên nào cũng thể hiện phần nào đấy của cái tất nhiênKhông có tất nhiên thuần túy tách rời cái ngẫu nhiên, cũng như không có cáingẫu nhiên thuần túy tách rời cái tất nhiênTất nhiên và ngẫu nhiên trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hóacho nhauTất nhiên và ngẫu nhiên trong qua trình vận động của sự vật và trong nhữngđiều kiện xác định có thể chuyển hóa cho nhauKhông được hiểu chuyển hóa giữa tất nhiên và ngẫu nhiên theo nghĩa tấtnhiên chuyển thành ngẫu nhiên, mà phải hiểu, cái này, trong mối quan hệ nàyđược coi là tất nhiên thì trong mối quan hệ khác có thể được coi là ngẫunhiên. Ví dụ, trao đổi hàng hóa là tất nhiên trong nền kinh tế hàng hóa, nhưnglại là ngẫu nhiên trong xã hội nguyên thủy – khi sản xuất hàng hóa chưa pháttriểnCũng vì vậy, ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên cũng chỉ là tương đối.thông qua mối liên hệ này nó là cái tất nhiên , nhưng thông qua mối liên hệkhác nó là cái ngẫu nhiên và ngược lại. ví dụ, một mát vô tuyến sử dụng lâungày, tất nhiên sẽ hỏng – tức là xét theo liên hệ về độ dài thời gian sử dụng,nhưng xét theo hệ hỏng vào khi nào, giờ nào thì lại là ngẫu nhiên-Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ quan hệ biện chứng giữa tất nhiên vàngẫu nhiênCái tất nhiên luôn thể hiện sự tồn tại của mình thông qua cái ngẫu nhiên. Dovậy, muốn nhận thức cái tất nhiên phải bắt đầu từ cái ngẫu nhiên, thông quacái ngẫu nhiênTrong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên , không nên dựa vào cáingẫu nhiên. Bởi lẽ, cái ngẫu nhiên là cái không gắn với bản chất của sự vật, còncái tất nhiên gắn với bản chất của sự vậtTất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiệnthích hợp nhất định. Do đó, trong hoạt động thực tiễn, cần tạo ra những điềukiện thích hợp để ngăn cản hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa đó theo hướng có lợicho con người. ví dụ, dựa trên cơ sở quan hệ tất nhiên và ngẫu nhiên này conngười có thể uốn cây cảnh theo con vật mình ưa thích, bác sĩ có thể kẹp răngcho trẻ em để răng đều đẹp…

Video liên quan

Chủ Đề