Ngày thành lập Trường Đại học Y Hà Nội


Mã trường: YHB

Cụm trường: HMU

Tên tiếng Anh: Hanoi Medical University [HMU]

Đào tạo: Công lập

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Website: //hmu.edu.vn/

Email:

Facebook: //www.facebook.com/daihocyhanoi2014/

Điện thoại: 84 4 38523798

Một trăm năm trường Đại học Y Hà Nội kể từ năm đầu thành lập trong thời kỳ thuộc Pháp đến ngày nước nhà được độc lập, rồi kế tiếp trải qua hai cuộc kháng chiến giữ nước khốc liệt cho đến ngày hôm nay chắc chắn có rất nhiều sự kiện. Để sưu tập tư liệu và viết nên một cuốn sách lịch sử quả là một công việc hết sức khó khăn.

Rất sớm, ngay từ năm 1962, các thế hệ tiền bối của nhà trường đã có ý tưởng viết lịch sử trường. Năm 1982 và đặc biệt năm 1992 khi kỷ niệm 80 năm và 90 năm thành lập trường, các ý tưởng về cuốn lịch sử càng được thôi thúc và trên các mảng về lịch sử của nhà trường bắt đầu xuất hiện. Cũng từ giai đoạn này, Ban biên soạn tư liệu lịch sử nhà trường gồm các nhà giáo và cán bộ tâm huyết đã được thành lập để tiến hành một công việc hết sức khó khăn. Các tư liệu quý giá đã dần được thu thập và những nét đặc trưng của nhà trường qua các giai đoạn đã được tạo dựng.

Điểm chung nhất của nhà trường trong mọi giai đoạn là sự gắn bó cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ người dân Việt Nam và cống hiến cho y học Việt Nam. Trước tiên, trường là cái nôi của những người sáng lập ra các chuyên ngành y học hiện đại Việt Nam từ y học lâm sàng, y học cơ sở cho đến y học dự phòng trong dân y cũng như trong quân y. Tiếp đến, trong những giai đoạn khó khăn khốc liệt của chiến tranh, nơi nào có dân, có bộ đội, có mặt trận là nơi dó có mặt những người con của nhà trường. Máu của thầy trò Trường đại học y Hà Nội cũng góp phần tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc. Nhiều giáo sư, cán bộ của nhà trường đã có đóng góp quan trọng xây dựng nền y học nước nhà, làm rạng rỡ nền y học Việt Nam trên thế giới. Ngày nay, trên chặng đường đổi mới, với truyền thống của mình Trường đại học y Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trường trọng điểm quốc gia. Trong các mũi nhọn y học hiện đại của y tế quốc gia. Trong các nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, trong đào tạo nguồn lực cho ngành y tế Việt Nam từ bậc học hàn lâm cho đến nâng cao kỹ năng cho các bác sĩ vùng sâu, vùng xa đều có sự đóng góp của cán bộ nhà trường. Đó là thành tích đáng trân trọng, rất đỗi tự hào của Trường đại học y Hà Nội trong một trăm năm.

Với tấm lòng trân trọng đối với nhà trường, dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ và Ban giám hiệu, cuốn sách 100 năm Trường đại học y Hà Nội, năm tháng và sự kiện đã kịp ra mắt độc giả trong dịp nhà trường tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm vào ngày 15-11-2002. Dù Ban biên soạn đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn là những sự kiện không thể nào đầy đủ và trọn vẹn, nhưng qua đánh giá của Hội đồng nghiệm thu của Trường thì những tư liệu này hết sức quý giá và đáng trân trọng.

Chúng tôi xin dâng lên hương hồn những Người đã góp phần làm nên nội dung cuốn sách này mà hôm nay không còn nữa với tấm lòng biết ơn sâu sắc. Chúng tôi cũng mong sự lượng thứ của những người đã sống, học tập, làm việc và trưởng thành ở ngôi trường có bề dày lịch sử chỉ sau Văn Miếu, nếu như nội dung cuốn sách còn có khiếm khuyết. Chúng tôi hy vọng các vị độc giả vui lòng đón nhận cuốn sách này và đối với ai đã từng gắn bó với trường sẽ tìm thấy lại phần nào của mình cho dù rất nhỏ. Đó là ước muốn thiết tha của chúng tôi cũng như nhóm biên soạn.

Sứ mệnh - Tầm nhìn và giá trị cốt lõi

Trường Đại học Y Hà Nội luôn là một trong những trường đại học y tế hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dày lịch sử. Với nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý cho các cá nhân và tập thể

Đại học Y Hà Nội là một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam với lịch sử hơn một trăm năm, không ngừng phấn đấu vì sức khỏe con người, thông qua những nỗ lực vươn tới đỉnh cao trong đào tạo nguồn nhân lực y tế, trong khoa học – công nghệ và trong cung cấp chuyên gia cao cấp cho ngành y tế.

Phấn đấu xây dựng Đại học Y Hà Nội trở thành Đại học sức khỏe đa ngành, đa cấp, đào tạo cán bộ y tế có năng lực học tập vươn lên, tận tụy với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mọi nơi, mọi lúc.

- Giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên luôn luôn tự hào về Đại học Y Hà Nội, ý thức đầy đủ trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà trường.

- Giảng viên nhà trường vinh dự, nhận thức sâu sắc và tự nguyện gương mẫu hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ cao quí: Thầy giáo - Thầy thuốc, được cả xã hội kính trọng.

- Viên chức Nhà trường tự hào vì được góp phần quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có đức có tài, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Được học tập, rèn luyện tại một đại học Y danh tiếng ở cả trong và ngoài nước là động lực thúc đẩy sinh viên, học viên liên tục phấn đấu đạt chất lượng tốt nhất, có năng lực để phát triển lâu dài, bền vững.

- Với niềm vinh dự và tự hào được làm việc, học tập dưới mái Trường Đại học Y Hà Nội, các thế hệ giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên nỗ lực phấn đấu góp phần nâng cao vị thế của một trường trọng điểm quốc gia được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Mục tiêu phát triển Trường ĐHYHN đến năm 2020 và định hướng đến 2030 

“Xây dựng phát triển Trường Đại học Y Hà Nội trở thành mô hình Đại học khoa học sức khỏe trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, là trung tâm ứng dụng và cung cấp các kỹ thuật y tế chất lượng cao trong các lĩnh vực của y tế cho các tỉnh phía Bắc và cả nước đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”.

[Trích trong Quyết định số 3680/QĐ-BYT ngày 02/10/2009 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Trường ĐHYHN đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030]

Trường Đại học Y Hà Nội được tổ chức từ 3 khoa:

- Khoa Kỹ Thuật Y học

- Khoa Y học cổ truyền

- Khoa Điệu dưỡng - Hộ sinh

1. Giới thiệu chung về Viện/Khoa
1.1. Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
Năm 1999, Khoa Y tế công  cộng [YTCC] Trường Đại học  Y  Hà  Nội được  thành  lập trên cơ sở Bộ môn  Vệ sinh Dịch tễ và Bộ môn Quản lý Tổ chức Y tế. Khoa YTCC đã có những đóng góp to lớn đối với hệ thống YHDP&YTCC trong cả nước. Để đáp ứng  với  yêu  cầu ngày  càng phát  triển của ngành  YHDP&YTCC,  Bộ Y  tế đã ban  hành Quyết định số 2879/QĐ-BYT  ngày  12/8/2010  về việc  thành  lập  Viện ĐT YHDP&YTCC  thuộc Trường Đại  học  Y  Hà  Nội.  Viện có trụ sở chính tại nhà A7.
Viện ĐT YHDP&YTCClà đơn vị dự toán  cấp  3, có  tài khoản, con dấu riêng.
Viện trưởng:
- GS.TS.BS. Trương Việt Dũng [11/2010 -2012];
- GS.TS.BS.  Phạm Duy Tường - Phó  Viện trưởng Phụ trách Viện [4/2012 - 4/2014];
- PGS.TS.BS. Lê Thị Hương [4/2014 - nay].
Viện đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì ngày 11/8/2015
1.2. Viện Đào tạo Răng - Hàm - Mặt
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt được  thành  lập trên cơ sở sát  nhập Trường Đại  học Răng Hàm Mặt  với  Bộ môn Răng Hàm  Mặt  Trường  Đại  học  Y  Hà  Nội  theo  Quyết  định  số 4455/QĐ-BYT ngày 13/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường Đại  học Răng Hàm Mặt được  Chính  phủ thành lập năm 2002 dựa  trên  nguồn  nhân lực, cơ sở vật  chất  chủ yếu  của  Bệnh  viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội  và Khoa Răng Hàm Mặt  thuộc Trường Đại  học Y  Hà  Nội. Tại thời điểm này, Bộ môn Răng Hàm Mặt thuộc Trường Đại học Y Hà Nội cũng được tái thành lập. Khoa Răng Hàm Mặt  của Trường được  thành  lập năm 1999 trên cơ sở phát triển của Bộ môn Răng Hàm Mặt [thành lập năm 1959] từ Ban Nha khoa [thành lập năm 1939]. Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt là đơn vị dự toán cấp 3 có tài khoản, con dấu riêng.
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba [2014].
Viện trưởng:
- PGS.TS.BS. Trương Mạnh Dũng [12/2009 - 2017];
- PGS.TS.BS. Tống Minh Sơn [12/2017 - nay]
1.3. Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa
Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa được thành lập  năm  2010  theo  Quyết  định   số1368/QĐ-BYT   ngày 27/4/2010  của  Bộ trưởng  Bộ Y  tế. 
Viện Đái tháo đường  và Rối  loạn chuyển hóa là đơn vị có  tài  khoản  và  con  dấu  riêng,  là  viện nghiên cứu chuyên ngành, có chức năng đào tạo và cung cấp dịch  vụ chăm sóc sức  khỏe  cho  nhân  dân:
Viện trưởng:
-PGS.TS.BS.  Tạ Văn Bình [Nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương] [6/2010 -8/2015];
-PGS.TS.BS. Vũ Bích Nga [BM Nội tổng  hợp]: Phụ trách Viện [9/2015 -3/2017]; Viện trưởng[từ 4/2017 - nay ].
1.4. Phân hiệu Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa
Thanh  Hóa  là  một  trong  những  địa  phương  được  Nhà trường  hỗ trợ đào tạo  nguồn  nhân  lực  y  tế sớm  nhất  [1984]. UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhiều lần mong muốn có được một cơ sở đào tạo đại  học y dưới  sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trường Đại học Y Hà Nội.
Mong  muốn  xây  dựng  Phân  hiệu Đại  học  Y  Hà  Nội  tại Thanh Hóa đã được các thế hệ lãnh đạo  của  tỉnh  Thanh Hóa [ông  Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy,  Chủ tịch  UBND  tỉnh Thanh Hóa [nhiệm kỳ 2005 -2010]; ông Mai Văn Ninh -Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa[nhiệm kỳ 2010 -2015] đề xuất với Lãnh đạo Trường Đại học Y Hà Nội và đã được đưa vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVI. Ngày  14/6/2010,  tại  buổi  làm  việc  giữa ông Vương Văn Việt, Phó  Chủ tịch  UBND  tỉnh  với  PGS.  TS.  BS.  Nguyễn Đức  Hinh, Hiệu  trưởng  Trường,  Ông  Vương  Văn  Việt  đã chính thức đề nghị Trường mở Phân hiệu tại Thanh Hóa.
Ngày 15/10/2010, Trường đã phê duyệt Đề án  thành  lập Trung  tâm  Đào   tạo  Sau  đại học   tại   Thanh   Hóa.   Ngày 19/10/2010, Trường và UBND tỉnh Thanh Hóa ký thỏa thuận về tổ chức, hoạt động của Trung tâm và lộ trình tiến tới thành lập Phân hiệu.
Ngày  04/11/2010,  Trung  tâm  Đào  tạo  Sau  đại  học  tại Thanh  Hóa  được  thành  lập  theo  Quyết  định  số 2697/QĐ-ĐHYHN. Ngày 17/11/2010, để Trung tâm đi vào hoạt động, Hiệu trưởng đã ký Quyết định số 2823, 2819, 2822, 2824/QĐ-ĐHYHN bổ nhiệm Ban Giám đốc  Trung  tâm  gồm:
GS.TS.BS.  Tạ Thành  Văn -Giám  đốc;  ThS.BS.  Lê  Văn  Quảng, TS.BS. Cao Văn Mạnh,  BSCKII.  Nguyễn  Ngọc  Thành  [Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa] là các Phó Giám đốc. Tổ chức khánh thành Trung tâm diễn ra vào ngày 22/11/2010, nhân Kỷ niệm 50 năm thành lập Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trụ sở của Trung tâm được  bố trí  tại  tầng 3 nhà điều  hành  của Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Ngay sau khi khánh thành, các lớp CKI tại Thanh Hóa đã chuyển về cho Trung tâm quản lý đồng thời Trung tâm tiếp tục tổ chức tuyển sinh CKI Ngoại, Nhi, Sản, Chẩn đoán hình ảnh.
Năm 2011, Nhà trường được Bộ Y tế giao nhiệm vụ đào tạo  các  lớp đại  học  liên  thông,  tại  chức  cho  Dự án  Y  tế Bắc Trung bộ. Các lớp được tổ chức tại Thanh Hóa và Nhà trường đã giao cho Trung tâm quản lý. Như vậy, Trung tâm Đào tạo sau đại  học tại  Thanh  Hóa có  nhiệm  vụ tổ chức, quản  lý  các lớp sau đại học và đại học. Đểphù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm, Nhà trường đã phê duyệt nội dung sửa đổi của  Đề án  và  ra  Quyết  định  số 0203/QĐ-ĐHYHN  ngày 17/01/2013  về việc đổi tên “Trung tâm Đào tạo Sau đại  học” thành “Trung tâm Đào tạo” tại Thanh Hóa.
Năm 2013, Nhà trường đã hoàn thành Đề án  thành  lập Phân  hiệu và được  Bộ Y  tế,  Bộ Giáo  dục và Đào tạo phê duyệt.  Ngày  31/10/2014,  Bộ trưởng  Bộ Giáo  dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 5043/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa.
Như vậy,Trung tâm Đào tạo Sau đại học tại Thanh Hóa là tiền  thân  của  Phân  hiệu Trường Đại  học  Y  Hà  Nội  tại  Thanh Hóa.  Phân  hiệu được  thành  lập  sớm hơn một năm so với  dự kiến ban đầu.
Lễ công  bố Quyết định được  tổ chức  vào  ngày 15/12/2014  tại  Hội trường Tỉnh ủy  Thanh  Hóa.  Tham  dự Lễ công  bố Quyết định có đầy đủ đại  diện  của  Bộ Giáo  dục  và Đào tạo, Bộ Y tế, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, đại diện các ban ngành của Tỉnh.
Năm 2015, Trường đã ổn định tổ chức nhân sự của Phân hiệu.  UBND  tỉnh Thanh Hóa đầu tư cơ sở vật  chất để chuẩn bị cho Phân hiệu đi vào hoạt động. Cơ sở của Phân hiệu được UBND tỉnh Thanh Hóa đầu tư trên diện tích 3,76 ha, xây dựng tòa nhà 5 tầng  trên diện tích mặt  bằng  là  2.491,77  m2 với  126  phòng  làm  việc.  Tòa  nhà được  khởi công ngày 28/3/2015, khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 18/6/2016.
Năm học  2016 -2017,  Phân  hiệu đã chính thức đi vào hoạt động. Nhà trường đã tuyển  sinh khóa I với 78 sinh  viên hệ Bác sĩ đa khoa. Năm 2019 đã tuyển sinh khóa sinh viên thứ 4 tại Phân hiệu.
Giám đốc: GS. TS. BS. Nguyễn Hữu Tú [12/2015 -nay].
1.5. Khoa Y học cổ truyền
Năm 1961, Bộ Y tế quyết định thành lập Bộ môn Đông y [tiền thân của Khoa Y học cổ truyền] thuộc Trường Đại học Y Hà Nội. Thời gian này Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng vừa là Viện trưởng vừa là Chủ nhiệm Bộ môn, Bác sỹ Trần Thúy làm trợ lý.
Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, cùng với sự phát triển và nhu cầu chung của Nhà trường, đội ngũ cán bộ của Khoa Y học cổ truyền cũng ngày càng lớn mạnh.
- Trưởng Khoa: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà
- Khoa YHCT thực hiện các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học, viết sách và giáo trình, hợp tác quốc tế đạt hiệu quả cao.
THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Thành tích cá nhân tiêu biểu: 
-   01 Danh hiệu Anh hùng Lao động và Huân chương Độc lập hạng Nhất; 04 Huân chương Lao động Hạng Ba.
-   03 Nhà giáo nhân dân, 02 Nhà giáo ưu tú, 02 Thầy thuốc ưu tú.
-   03 Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ.
-   05 Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông.
Thành tích tập thể:
- Huân chương lao động hạng Ba
- Bằng khen Thủ tướng chính phủ [2 lần]
- Bằng khen cấp Bộ [3 lần]
1.6. Khoa Điều dưỡng – Hộ sinh
Ngày 18/11/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội đã ký Quyết định  số 2681/QĐ-ĐHYHN về việc  thành  lập Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh trên cơ sở Bộ môn Điều dưỡng [Bộ môn được  thành  lập năm 2000. Bà Vi Thị Nguyệt  Hồ, Nguyên  Chủ tịch  Hội  Điều  dưỡng  và  là  thân  mẫu  của Cố GS.VS.BS.NGND Tôn Thất Bách là Trưởng khoa danh dự từ đó đến nay]. Khoa Điều dưỡng - Hộ sinh có trụ sở tại tầng 3 và tầng 4 Nhà  B3.
Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng Chương trình Tiên tiến [năm 2010] là điểm  nổi  bật  về hiệu  quả và  chất lượng đào tạo  của  Khoa trong những năm gần đây. Trường bắt đầu triển khai Chương trình Cử nhân Điều dưỡng tiên tiến từ năm học 2010 -2011, là Chương trình Tiên tiến ngành Điều dưỡng đầu tiên và duy nhất  ở  Việt  Nam  cho  đến  nay,  xây  dựng  dựa  trên  khung chương  trình  hiện  đại  của Trường  Đại  học  Tổng  hợp California, Long Beach [Hoa Kỳ], với mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân lực điều dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước.
16/29 sinh viên tốt nghiệp Chương trình Tiên tiến khóa  1 và 18/34 sinh viên tốt nghiệp khóa 2 hiện nay đang làm việc tại Bệnh viện Sana Klinikum, Thành phố Offenbach và một số bệnh viện của Thành phố Berlin và Hanover [Cộng hòa Liên bang Đức]; nhiều sinh viên tốt nghiệp khóa 3, 4, 5 cũng đã sang Đức làm việc, các sinh viên khác đều sớm có việc làm tại các bệnh viện lớn trong nước hoặc tiếp tục học nâng cao ngay sau khi tốt nghiệp.
Trưởng khoa:
-PGS. TS. BS. Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng [11/2009 -3/2012];
-GS.   TS.   BS.   Nguyễn   Hữu   Tú,   Phó   Hiệu  trưởng [4/2012 -nay].
1.7. Khoa Kỹ thuật Y học [Khoa KTYH]
Đào tạo Cử nhân KTYH được Nhà trường thực hiện từ năm 2000.  Nhu  cầu đối  với  Cử nhân  KTYH  của các cơ sở khám  chữa  bệnh ngày  càng lớn,  vì  vậy để từng bước nâng  cao chất lượng,  số lượng đào tạo đáp ứng  với  nhu  cầu  thực  tiễn, Hiệu trưởng Nhà trường ký ban hành  Quyết định số 3051/QĐ-ĐHYHN ngày 07/12/2010 về việc thành lập Khoa KTYH. Khoa  có  trụ sở tại  tầng 4, 5, 6 nhà A7.
Khoa có nhiệm vụ đào tạo Cử nhân đại học và đào tạo sau đại học như CKI, CKII, Thạc sĩ.
Trưởng khoa:
- GS.TS.BS. Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng [02/2011 - 4/2014];
- TS.BS. Trần Thị Chi Mai [5/2014 -nay].

2. Thông tin về từng ngành


            Chương trình đào tạo của từng ngành đều được xây dựng bởi các chuyên gia trình độ cao và giàu kinh nghiệm, trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo của các trường đại học hàng đầu trên thế giới và phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam; các chương trình được rà soát và đổi mới liên tục nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng được chuẩn đầu ra của từng chuyên ngành.

STT Mã ngành Ngành Thời lượng đào tạo Tổng số tín chỉ
1 7720101 Y khoa 6 năm 219
2 7720501 Răng Hàm Mặt 6 năm 219
3 7720115 Y học cổ truyền 6 năm 220
4 7720110 Y học dự phòng 6 năm 214
5 7720301 Điều dưỡng 4 năm 149
6 Điều dưỡng chương trình tiên tiến 4,5 năm 181
7 7720601 Kỹ thuật xét nghiệm y học 4 năm 152
8 7720701 Y tế công cộng 4 năm 159
9 7720401 Dinh dưỡng 4 năm 134
10 7720699 Khúc xạ nhãn khoa 4 năm 143

2.1. Y khoa
Mục tiêu chương trình: Đào tạo Bác sỹ đa khoa là đào tạo những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Nhiệm vụ:
- Khám chữa bệnh: chẩn đoán và xử trí một số cấp cứu thường gặp, một số bệnh thông thường. Thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm đơn giản phục vụ cho chẩn đoán ban đầu, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Điều trị và hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tại nhà và cộng đồng.
- Phòng bệnh và giáo dục sức khỏe: tham gia chi đạo và thực hiện các công tác dự phòng và các chương trình sức khoẻ tại địa phương, các chương trình y tế quốc gia, tham gia công tác giáo dục sức khỏe cho người dân
- Tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.
- Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo: 219 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương: 41 tín chỉ gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và Các môn khoa học cơ bản [20 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 167 ĐVHT gồm các môn Cơ sở ngành [51 tín chỉ] và chuyên ngành [116 tín chỉ]
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Bác sỹ Đa Khoa.
- Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại các bệnh viện Trung ương và địa phương. 
Email:
2.2. Y học cổ truyền
Thời gian học: 6 năm.
Mục tiêu chương trình: Đào tạo Bác sỹ Y học cổ truyền có y đức, có kiến thức cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp về Y học cổ truyền [YHCT] và Y học hiện đại [YHHĐ], có khả năng thừa kế và phát triển vốn YHCT, kết hợp hài hoà YHCT với YHHĐ trong phòng bệnh và chữa bệnh, có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân
Nhiệm vụ:
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh thường gặp và các trường hợp cấp cứu thông thường bằng YHCT và YHHĐ.
- Định hướng chẩn đoán một số bệnh chuyên khoa
- Chỉ định và đánh giá được một số xét nghiệm và kỹ thuật thăm dò chức năng cơ bản phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thông thường
- Thực hiện được một số thủ thuật trong điều trị của YHCT và YHHĐ
- Đề xuất những biện pháp thích hợp để chăm sóc nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.
- Phát hiện sớm các dịch bệnh và tham gia phòng chống dịch bằng YHCT và YHHD
- Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo: 220 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương:  gồm 41 tín chỉ bao gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và Các môn khoa học cơ bản [20 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 168 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành: 53 tín chỉ và Chuyên ngành: 115 tín
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Bác sỹ Y học Cổ truyền.
- Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại khoa Y học cổ truyền của các bệnh viện Trung ương và địa phương. 

Email:

2.3. Răng Hàm Mặt
Thời gian học: 6 năm.
Mục tiêu chương trình: Đào tạo Bác sỹ Răng Hàm Mặt [RHM] có y đức; có kiến thức và kỹ năng  nghề nghiệp cơ bản về y học và nha khoa, để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt cho cá nhân và cộng đồng; có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho nhân dân.
Nhiệm vụ:
- Chẩn đoán và xử trí các bất thường và bệnh lý răng miệng, hàm mặt.
- Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh răng hàm mặt...
- Sử dụng kết hợp được một số biện pháp YHCT trong phòng bệnh và chữa bệnh RHM.
- Thực hiện công tác tư vấn, GDSK; phối hợp tổ chức việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe răng miệng.
- Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo: 219 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương:  gồm 42 tín chỉ bao gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và các môn khoa học cơ bản [21 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 166 ĐVHT, gồm các môn Cơ sở ngành [74 tín chỉ], chuyên ngành [84 tín chỉ] và kiến thức bổ trợ: 8 ĐVHT
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Bác sỹ Răng Hàm Mặt.
- Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, khám chữa bệnh tại các phòng khám và các khoa Răng hàm mặt của các bệnh viện Trung ương và địa phương.
Email:
2.4. Y học dự phòng
Thời gian học: 6 năm.
Mục tiêu chương trình: Đào tạo BS Y học dự phòng có y đức, có kỹ năng nghề nghiệp để xác định, đề xuất và tham gia tổ chức giải quyết các vấn đề cơ bản của sức khỏe cộng đồng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Nhiệm vụ:
- Thu thập, phân tích thông tin về sức khỏe cộng đồng và YTCC.
- Phát hiện và giám sát các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của các vấn đề SK cộng đồng và YTCC.
- Phân tích các vấn đề SK, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các chương trình can thiệp, truyền thông về SK cộng đồng và YTCC.
- Lồng ghép phối hợp các hoạt động Y học dự phòng và YTCC.
- Phát hiện, xử trí bệnh thông thường và xử trí ban đầu một số cấp cứu ở cộng đồng.
-  Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo: 214 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương: 40 tín chỉ gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và Các môn khoa học cơ bản [19 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 163 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành [55 tín chỉ], các môn chuyên ngành 102 tín chỉ; Các môn tự chọn: 6 tín chỉ
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Bác sỹ Y học dự phòng.
- Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, cục Y học dự phòng của Bộ Y tế và các trung tâm Y học dự phòng của các tỉnh và thành phố.
Email:
2.5.  Cử nhân Điều dưỡng
Gồm Cử nhân điều dưỡng và cử nhân điều dưỡng chương trình tiên tiến.
2.5.1. Cử nhân Điều dưỡng
Thời gian học: 4 năm.
Mục tiêu chương trình: Đào tạo Cử nhân Điều dưỡng có y đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và kỹ năng thực hành nghề theo tiêu chuẩn năng lực nghề điều dưỡng ở trình độ đại học, có sức khoẻ; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Nhiệm vụ:
- Thực hành chăm sóc và giáo dục sức khỏe. Thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh.
- Sử dụng thuốc hợp lý an toàn
- Tổ chức và thực hiện tốt y lệnh của thầy thuốc. Phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe người bệnh
- Tham gia phòng bệnh và phát hiện sớm các dịch bệnh tại địa phương, đề xuất các biện pháp phối hợp đề phòng chống dịch.
-  Tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng.
-  Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo: 149 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương: 40 tín chỉ gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và Các môn khoa học cơ bản [19 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 98 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành [28 tín chỉ], các môn chuyên ngành 54 tín chỉ; Các môn tự chọn: 16 tín chỉ
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Cử nhân Điều dưỡng.
- Công tác tại các cơ sở y tế; các bệnh viện Trung ương và địa phương.
2.5.2. Cử nhân Điều Dưỡng Chương trình tiên tiến
 Thời gian đào tạo: 4,5 năm. [9 học kỳ]
 Giới thiệu chung:
- Là chương trình tiên tiến ngành Điều dưỡng đầu tiên tại Việt Nam được Bộ GD&ĐT phê duyệt theo Quyết định 7853/QĐ-BGDĐT.
- Được xây dựng dựa trên khung chương trình hiện đại của trường Đại học Tổng hợp California, Long Beach [Hoa Kỳ].
- Chương trình bắt đầu triển khai từ năm học 2010 – 2011. Tính đến nay đã tuyển sinh khóa 10.
- Đào tạo đội ngũ nhân lực điều dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế tại các cơ sở y tế trong và ngoài nước.
Lợi thế khi học ngành điều dưỡng chương trình tiên tiến:
- Được học theo chương trình quốc tế [bằng tiếng Anh] với chi phí thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí đi du học ở nước ngoài.
- Được tiếp cận phương pháp đào tạo, giảng dạy, và quy trình kiểm tra, đánh giá tiên tiến.
- Được học tập trong môi trường hiện đại, tiên tiến.
- Được học trực tiếp bằng tiếng Anh với các giảng viên quốc tế và giảng viên uy tín thuộc trường ĐHYHN.
- Được thực tập ngoại khoá tại các bệnh viện quốc tế trong nước.
- Được trao đổi đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài.
 Cơ hội học bổng:
- Sinh viên CTTT ngành Điều dưỡng có nhiều cơ hội nhận học bổng du học ngắn hạn tại nước ngoài như Hoa Kỳ, Australia, Đan Mạch, Phần Lan, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản,… 
- Được tham gia các chương trình, hoạt động miễn phí như các lớp bồi dưỡng tiếng Anh, các lớp học ngoại khoá, các seminar khoa học với giảng viên nước ngoài;
- Ngoài ra sinh viên CTTT có rất nhiều cơ hội được giao lưu, học tập với các sinh viên quốc tế đến từ các nước như Hoa Kỳ, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Phần Lan, Thái Lan, Australia, Singapore.
 Hình thức tuyển sinh: Sinh viên có nguyện vọng theo học Chương trình tiên tiến ngành Điều dưỡng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Trúng tuyển hệ đào tạo Cử nhân Điều dưỡng của Trường Đại học Y Hà Nội.
- Trúng tuyển các chuyên ngành khác của Đại học Y Hà Nội với số điểm bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn của hệ Cử nhân Điều dưỡng.
- Đạt điểm điều kiện thi tiếng Anh đầu vào do Nhà trường tổ chức.
 Mục tiêu chương trình: Chương trình tiên tiến ngành Điều dưỡng chuẩn bị cho các sinh viên tốt nghiệp có được các kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với mục tiêu:
- Cung cấp các chăm sóc an toàn và thành thạo dựa trên những nhu cầu của bệnh nhân, phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội của người bệnh.
- Thể hiện được khả năng lãnh đạo trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và cộng đồng nhằm tối ưu hóa tình trạng thể chất, tinh thần và phúc lợi cho mọi người, khuyến khích từng cá nhân và cộng đồng hành động có trách nhiệm với sức khỏe của chính họ.
- Thực hành tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất, tư duy thấu đáo và kĩ năng giải quyết vấn đề.
Chương trình đào tạo: 181 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục chung: Bao gồm các học phần cơ bản theo qui định của Bộ GD&ĐT
- Kiến thức cơ sở ngành: Gồm các học phần cơ sở của ngành, cung cấp cho sinh viên nền tảng kiến thức ban đầu.
- Kiến thức giáo dục chuyên ngành: Sinh viên được học các kiến thức cũng như các kỹ năng liên quan đến thực hành điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe.
- Tốt nghiệp: Cuối khóa sinh viên được đánh giá tốt nghiệp bằng hình thức khóa luận và thi lâm sàng.
[Học kỳ thứ nhất, sinh viên chủ yếu tập trung học tiếng Anh]
Yêu  cầu về Tiếng Anh sinh viên Chương trình tiên tiến
Kết thúc học kỳ 2: thi sát hạch trình độ lần 1: Đạt cấp độ ≥ B1 [theo Khung tham chiếu Châu Âu]  hoặc tương đương [tiếng Anh chung và tiếng Anh chuyên ngành]
Kết thúc học kỳ 8: kiểm tra chuẩn đầu ra tiếng  Anh trước khi tốt nghiệp: Đạt cấp độ ≥ B2 [theo Khung tham chiếu Châu Âu]  hoặc tương đương [tiếng Anh chung và tiếng Anh chuyên ngành]
Sau khi ra trường các em sẽ được:
- Cấp bằng Cử nhân Điều dưỡng Chương trình tiên tiến.
- Công tác tại các cơ sở y tế, các bệnh viện Trung ương, địa phương, các bệnh viện quốc tế ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.
- Có thể trở thành điều dưỡng viên chuyên nghiệp tại các cơ sở y tế ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới;
- Có thể học sau đại học [trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ], thi chứng chỉ hành nghề ở nước ngoài;
Email:
 2.6. Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm y học
Thời gian học: 4 năm.
Mục tiêu chương trình: Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật Y học chuyên ngành xét nghiệm có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Nhiệm vụ:
- Thực hiện thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm lâm sàng thông thường và ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành
- Thực hiện, kiểm tra, giám sát các quy chế vô khuẩn, qui định về sử dụng hóa chất và sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm
- Tham gia tổ chức và quản lý hoạt động một phòng xét nghiệm y sinh học. Thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng xét nghiệm.
- Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo: 152 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương: 33 tín chỉ gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và Các môn khoa học cơ bản [12 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 108 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành [22 tín chỉ], các môn chuyên ngành [80 tín chỉ]; Các môn tự chọn [6 tín chỉ]
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Cử nhân Xét nghiệm y học.
- Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế; các bệnh viện Trung ương và địa phương.
Email:
2.7. Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa
Thời gian học: 4 năm.
Mục tiêu chương trình: Đào tạo Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng thực hành để thực hiện chăm sóc sức khoẻ mắt ở cộng đồng, giải quyết các vấn đề về khúc xạ nhãn khoa; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Nhiệm vụ:
- Thực hành chăm sóc mắt ban đầu, bao gồm: Xác định các bệnh cơ bản về mắt. Khám khúc xạ và cấp đơn kính. Khám và tư vấn các dịch vụ khiếm thị và phục hồi chức năng, các bài tập Thị giác hai mắt.
- Thực hiện đầy đủ và thành thạo, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình khám mắt khi thăm khám người bệnh.
-  Phối hợp với thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe người bệnh.
- Tư vấn và giáo dục sức sức khỏe mắt cho người bệnh và cộng đồng
- Tham gia vào các hoạt động về cộng đồng như khám sàng lọc địa phương, tổ chức và xây dựng nghiên cứu về cộng đồng, đề xuất biện pháp phối hợp để phòng chống mù lòa.
Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo: 143 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương: 37 tín chỉ gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và Các môn khoa học cơ bản [16 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 95 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành [30 tín chỉ], các môn chuyên ngành 65 tín chỉ
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa.
- Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế; Khoa mắt các bệnh viện Trung ương và địa phương.
Email:
2.8. Cử nhân Dinh dưỡng
Thời gian học: 4 năm.
Mục tiêu chương trình: Đào tạo cử nhân Dinh dưỡng có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng cộng đồng, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng lâm sàng - tiết chế, có khả năng độc lập thực hiện một số kỹ thuật cơ bản của chuyên ngành để phục vụ cho công tác dinh dưỡng dự phòng, chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh và cho cộng đồng; có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao, tác phong thận trọng, chính xác; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, can thiệp dinh dưỡng, chế độ ăn điều trị cho các cá nhân và cộng đồng.
- Giáo dục truyền thông và tư vấn dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho cá nhân và cộng động.
- Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và dịch vụ chế biến thực phẩm. Xây dựng kế hoạch can thiệp và điều trị thích hợp và có hiệu quả về dinh dưỡng và thực phẩm.
- Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo: 134 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương: 32 tín chỉ gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và Các môn khoa học cơ bản [11 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 91 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành [21 tín chỉ], các môn chuyên ngành [61 tín chỉ]; Các môn tự chọn [9 tín chỉ]
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Cử nhân Dinh dưỡng.
- Công tác tại: Các chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, các bệnh viện Trung ương, và địa phương, các cơ sở đào tạo, các Vụ, Cục Bộ Y tế, các Viện nghiên cứu Dinh dưỡng và thực phẩm, các Viện nghiên cứu chăm sóc sức khỏe, Sở y tế; Trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm truyền thông - Giáo dục sức khoẻ; Chi cục Dân số - KHHGĐ, và cơ sở y tế khác có liên quan đến dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực Y tế công cộng, Y học dự phòng. Các cơ sở chế biến thực phẩm và dinh dưỡng. Các công ty du lịch và các cơ sở, dịch vụ ăn uống, các trường học, nhà máy, xí nghiệp.
Email:
2.9. Cử nhân Y tế công cộng
Thời gian học: 4 năm.
Mục tiêu chương trình: Đào tạo Cử nhân Y tế công cộng có y đức, sức khoẻ, có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Nhiệm vụ:
-  Xác định được các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, các vấn đề về sức khỏe ưu tiên của cộng đồng, đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp
- Tham gia lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- Theo dõi và tham gia đánh giá, giám sát được việc thực hiện các chương trình sức khỏe, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng. Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khỏe
- Lồng ghép phối hợp các hoạt động Y học dự phòng và YTCC.
- Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Chương trình đào tạo: 159 tín chỉ
- Kiến thức giáo dục đại cương: 38 tín chỉ gồm các môn học chung [21 tín chỉ] và Các môn khoa học cơ bản [17 tín chỉ]
- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 110 tín chỉ, gồm các môn Cơ sở ngành [23 tín chỉ], các môn chuyên ngành [63 tín chỉ]; Các môn tự chọn [24 tín chỉ]
- Thi tốt nghiệp [11 tín chỉ]: gồm 2 hình thức làm khóa luận hoặc thi Chuyên đề lâm sàng; Thực tế tốt nghiệp.
Sau khi ra trường, các em sẽ được:
- Cấp bằng Cử nhân Y tế Công cộng.
- Công tác tại các cơ sở đào tạo, cơ sở y tế, cục Y học dự phòng của Bộ Y tế, các trung tâm Y học dự phòng của các tỉnh và thành phố.
Email:

Video liên quan

Chủ Đề