Nghệ An có vai trò như thế nào trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nghệ An là một tỉnh của Việt Nam đặc biệt quan trọng trong lịch sử của đất nước, và đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa dân tộc của Việt Nam vào năm 1075, do một nhóm quan chức và bảo thủ của Lý Thái Tổ thực hiện. Cuộc khởi nghĩa này đã đẩy lùi thống lĩnh người Nguyên và xây dựng nên nền nhà nước Lý, một triều đại điển hình của Việt Nam

Dấu tích khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Lang Chánh

Kỳ 1: Vị trí đắc địa trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Thác Ma Hao nằm dưới chân núi Pù Rinh. Ảnh: Vân Anh

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1418-1427 là một dấu son chói ngời trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Có hơn một nửa thời gian cuộc khởi nghĩa diễn ra trên miền đất xứ Thanh, trong đó Chí Linh Sơn thuộc vùng đất Lang Chánh là địa bàn chiến lược. Nơi đây vẫn còn nhiều dấu tích và truyền thuyết của cuộc hưng binh năm 1418, góp phần kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc Việt Nam.

Trong nghiên cứu về “Vùng đất Lang Chánh cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV” của PGS.TS Mai Văn Tùng – ThS. Lê Thị Thanh Thủy [Trường Đại học Hồng Đức], Lang Chánh là một vùng đất cổ nằm ở khu vực phía Tây Thanh Hóa, có truyền thống lịch sử lâu đời, văn hóa tộc người phong phú và đa dạng. Đây là một trong những huyện miền núi xứ Thanh có vị trí rất quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam, gắn liền với những dấu vết hoạt động của con người cổ xưa từ nền văn hóa Sơn Vi thời đá cũ cho đến thời kỳ đá mới và đặc biệt là thời kỳ hình thành nền văn minh dân tộc – văn minh Đông Sơn – văn minh sông Hồng... Đất và người nơi đấy không chỉ kiên trung trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ mà cả trong những thời kỳ trước đó, đặc biệt là thời kỳ cùng Lê Lợi chống giặc Minh. Vùng đất Linh Sơn – Chí Linh [Pù Rinh], nơi gắn liền với nhiều sự kiện liên quan đến anh hùng dân tộc và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Chí Linh Sơn là một dãy núi ở miền Tây Thanh Hóa được Lê Lợi và các văn thần triều Lê [thế kỷ XV] chính thức đặt tên như vậy. Còn dân gian [ở vùng Thái – Mường xung quanh, kề cận với dãy núi này] từ xưa tới nay chỉ vẫn quen gọi là dãy núi Pù Rinh. Dãy núi Pù Rinh là một vùng núi hiểm yếu bậc nhất của thượng du sông Chu, đỉnh cao nhất tới 1.291m so với mực nước biển, kéo dài và chiếm một khu vực khá rộng lớn thuộc địa bàn huyện Lang Chánh và một phần của huyện Thường Xuân ngày nay. Ở dưới chân núi và các bồn địa trong thung lũng thường thấy xuất hiện những bản người Thái, hoặc một số chòm Mường đã đến tụ cư từ khá lâu đời. Và từ những nơi này, theo đường rừng núi, dù hiểm trở, khó khăn trong những ngày xưa ấy, con người vẫn có thể đi đến, qua lại ở các vùng đất khác như vùng Sầm Tớ [của nước bạn Lào], hay đến các vùng đất gần gũi tiếp giáp khác như Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Ngọc Lặc.

Với vị trí địa lý đặc biệt như vậy, cho nên trong thời kỳ đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, địa bàn hoạt động của nghĩa quân chủ yếu ở miền rừng núi Thanh Hóa kéo dài từ năm 1418 -1423, trong đó thời gian rút về nương náu ở Chí Linh Sơn để bảo tồn củng cố lực lượng chiếm tới gần 3 năm. Theo sách “Lam Sơn thực lục”, khi mới khởi nghĩa chỉ có 200 quân thiết đột, 200 dũng sĩ và 300 nghĩa sĩ. Mặc dù lực lượng nghĩa quân ít, nhưng với phương châm “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt nhiều đợt tấn công của quân địch và làm tiêu hao một phần sinh lực địch. Mặc dù chiến đấu dũng cảm, nhưng xét thấy lực lượng không có lợi cho nghĩa quân, vì tính kế lâu dài nên Lê Lợi đã chọn núi Chí Linh làm nơi nương náu. Có thể nói đây là một ngọn núi hiểm trở, được Nguyễn Trãi ví nó như Cối Kê đã che chở cho Việt Vương Câu Tiễn đánh Ngô Vương Phù Sai trong lịch sử cổ đại Trung Quốc.

Đại Việt sử ký toàn thư cũng dành nhiều trang viết nổi bật kể về buổi đầu gian nan và chiến công oanh liệt của Lê Lợi đều gắn với miền núi Thanh Hóa, trong đó, nổi bật nhất là vùng Mường Lang Chánh. Sau Hội thề Lũng Nhai [đầu năm 1416] là thời kỳ Lê Lợi cùng các đồng chí của mình vận động, tập hợp lực lượng, xây dựng “đất đứng chân” để hai năm sau đó vào tháng giêng năm Mậu Tuất [1418], tại Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định vương. Hay tin Lê Lợi dấy nghĩa, tháng 2 năm Mậu Tuất [1418] quân Minh đã tập trung lực lượng đàn áp, hòng tiêu diệt lực lượng nghĩa quân ngay từ những ngày đầu trứng nước. Nhân dân vùng Lam Sơn và lực lượng nghĩa quân đã kiên cường chiến đấu chống lại quân Minh. Nhưng do tương quan lực lượng giữa ta và địch còn quá chênh lệch nên Lê Lợi đã chủ động vừa chiến đấu vừa cho nghĩa quân rút lui về Mường Mọt – một mường lớn của châu Lang Chánh, nay là xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân để bảo toàn quân sĩ. Trong những ngày nương náu ở núi Chí Linh, nghĩa quân gặp những ngày khó khăn gian khổ, màn trời chiếu đất, lương thực thiếu phải tìm măng tre, rễ cỏ ăn qua ngày. Tuy vậy, quân Minh vẫn ráo riết truy đuổi nghĩa quân Lam Sơn, nên Lê Lợi quyết định rút toàn bộ lực lượng từ Mường Mọt tiến sâu vào vùng núi Chí Linh. Bằng kế cho Lê Lai cải trang thành “Chúa Lam Sơn” tiến đánh quân Minh, Lê Lợi và nghĩa quân mới thoát cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”. Giai đoạn này, trước sự truy sát gắt gao của quân giặc, Lê Lợi không ít lần lui quân về địa bàn rừng núi Lang Chánh để củng cố và bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến.

Trong bài viết của nhà nghiên cứu Phạm Tấn, Tổng thư ký hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa “Chí Linh Sơn dưới góc nhìn địa lý – lịch sử - văn hóa, nơi diễn ra cuộc hội thề giữa Lê Lợi và các tướng sĩ năm 1418” đã nhận định: Trong 10 năm [1218-1423], từ Lam Sơn – quê hương của nhà Lê – nơi khởi phát của cuộc khởi nghĩa đến Chí Linh Sơn và toàn bộ miền núi rừng phía Tây Thanh Hóa đã đóng góp một vai trò hết sức to lớn và quan trọng. Nhờ có những năm hoạt động tại đây, nghĩa quân Lam Sơn mới có những điều kiện cần thiết để bảo tồn và phát triển lực lượng, đồng thời để Lê Lợi và nghĩa quân triển khai đánh địch một cách tài tình, cơ động theo phương châm “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” và biết dựa vào địa hình rừng núi hiểm trở theo tình hình cụ thể để bố trí mai phục, tấn công địch một cách chủ động, bất ngờ... Cũng nhờ có địa bàn rừng núi rộng lớn mà khi kẻ thù bị bao vây, truy sát, nghĩa quân vẫn có thể tiến, lui một cách dễ dàng, nhanh chóng. Như vậy đối với nghĩa quân Lam Sơn, núi Chí Linh như một ngọn núi thiêng, nơi chủ tướng đồng cam cộng khổ, là biểu tượng của tinh thần chịu đựng gian khổ quật cường và lạc quan. Nhờ vậy, sau ba lần phải rút lên cố thủ, nương náu tại Chí Linh Sơn để bảo toàn lực lượng, tạo điều kiện để năm 1424, nghĩa quân chuyển hướng chiến lược vào Nam, xây dựng căn cứ địa mới ở Nghệ An. Từ đó phát triển lực lượng, đánh thẳng ra Đông Quan, tiêu diệt toàn bộ quân địch, giải phóng dân tộc.

Có thể nói, với địa hình rừng núi đại ngàn, hiểm yếu, không xa căn cứ Lam Sơn, nên Chí Linh - Lang Chánh đã trở thành căn cứ địa quan trọng thứ hai của cuộc khởi nghĩa. Nơi đây cũng từng diễn ra trận đánh ác liệt có tính chất quyết định đến cục diện, thế trận giữa ta và quân địch. Trong thời điểm khó khăn nhất, nhân dân các dân tộc Lang Chánh đã góp sức người, sức của, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng vĩ đại của cuộc khởi nghĩa.

Kỳ 2: Vùng đất của lịch sử.

Khởi nghĩa Lam Sơn: Từ Nghệ An - Tốt Động đến Xương Giang

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Khởi nghĩa Lam Sơn có dấu ấn vô cùng quan trọng, nó đánh dấu sự thành lập của nhà Lê, việc phục hồi, mở rộng lãnh thổ và đến thời Tư Thành ca aka Lê Thánh Tông aka Hạo đại ca đã xác lập vị thế vững chắc trong khu vực cũng như tạo dựng những nền tảng và bàn đạp hết sức quan trọng cho công cuộc xuôi Nam hình thành nên lãnh thổ của Việt Nam đương đại.

Khởi nghĩa Lam Sơn

Tuy nhiên, điều đáng buồn là không nhiều người hiểu rõ bản chất, quá trình và công lao gầy dựng Lam Sơn, thậm chí tên tuổi những nhân vật có đóng góp then chốt đến thắng lợi của nghĩa quân cũng không được mấy người chú ý đến, mà hầu hết đều diễn dịch nó theo một cách rất tiểu thuyết và sách vở, của những cuộc “chiến tranh nhân dân”, “công tâm kế”, “dụ hàng kế”, “bình Ngô sách” … Vai trò của các tướng lĩnh hầu như bị lãng quên và bị hạ thấp tới một mức không thể thấp hơn nếu so với những đóng góp của họ. 

Tóm tắt nhanh khởi Nghĩa Lam Sơn "lấy ít địch nhiều", quét sạch Đại Minh Trung Quốc ra khỏi Đại Việt

3 bước ngoặt thành bại của khởi nghĩa Lam Sơn

1. Theo kế của Nguyễn Chích dời vào Nghệ An

Giai đoạn trước đó của Lam Sơn, bất kể là bám trụ vùng núi rừng Thanh Hóa hay hoạt động dọc biên giới Việt Lào, nghĩa quân đều ở vào thế yếu, bị săn đuổi và đánh tan bất cứ lúc nào, phải trốn lên Chí Linh ăn rễ cỏ, măng dại tới tận 3 lần. Nhưng từ khi chuyển vào Nghệ An, có một khu đồng bằng Thanh Nghệ rộng rãi để nuôi lính và tuyển quân, một chặng đường dài từ Đông Đô kéo xuống Nam với nhiều chỗ hiểm yếu để đánh chặn và mai phục, nghĩa quân có được một cơ sở vững chắc và thời gian yên ổn quý giá để phát triển và gây dựng lực lượng, bắt đầu quá trình quật khởi của mình.

2. Trận Tốt Động - Chúc Động

Có một cơ sở vững chắc và một lực lượng tinh nhuệ, Lam Sơn bắt đầu mưu tính tiến quân ra Bắc, nhưng lúc này nghĩa quân chưa có mấy tiếng tăm ở Bắc Hà, công tác “dân vận” địa phương thất bại, nói gãy lưỡi dân chúng chả ai dám theo, quân Minh lúc đó lại có tin viện binh sắp sang, phao tin binh lên 10 vạn trước diệt tiền quân, sau vào Nam làm cỏ Lam Sơn. Lúc này chính là các tướng mà nổi bật là:

Lý Triện, Đinh Lễ … liều mạng 1 địch 10 đại thắng Tốt Động - Chúc Động thu giữ binh lương, khí giới của địch trang bị cho quân, từ đó tiếng tăm của Lam Sơn mới vang xa khắp cõi Bắc Hà, dân chúng khắp nơi nô nức theo về đưa sổ binh lên tới 35 vạn, từ việc quân đang ở thế yếu chuyển sang tiến công mạnh mẽ khắp các mặt trận dồn ép quân Minh phải chạy vào các thành đóng cửa cố thủ chờ đạo viện quân tiếp theo. 

Đó, đó chính là “dân vận” đấy các bạn ạ, vào thời loạn, dân chúng sẽ đi theo kẻ cho mình cái ăn, kẻ dẫn dắt mình đánh thắng, người đủ sức đưa ra cho họ một viễn cảnh thắng lợi và no ấm chứ không phải là một vài bài hịch vu vơ mà có thể làm được điều đó, anh không đủ lực thì miệng nở hoa sen cũng vậy mà thôi.

Nếu nói dời về Nghệ An giúp Lam Sơn gầy dựng cơ sở ở Nam, thì Tốt Động - Chúc Động chính là bước ngoặt giúp nghĩa quân gây dựng danh vọng và phát triển ở Bắc Hà, chuyển thủ sang công, giành lấy quyền chủ động trên chiến trường.

3. Trận Xương Giang - Chi Lăng

Trước khi đi vào phân tích cụ thể trận chiến này, chúng ta nói một chút về chủ trương của nghĩa quân.

Từ khi giành được quyền chủ động trên chiến trường, chủ trương được quán triệt của Lam Sơn là: Dụ địch hàng và để cho quân Minh đồng ý nghị hòa, rút quân về nước. Rất nhiều người đã được giao đi làm nhiệm vụ này, thậm chí Lê Thái Tổ còn phải để Lưu Nhân Chú  và con trai mình Lê Từ Tề vào tay địch làm con tin, và mặc dù có trong tay một văn thần “Bình Ngô sách đáng giá 10 vạn đại quân”, Lê Thái Tổ vẫn phải đi năn nỉ cầu hiền:

“Lại dụ những người có tài văn chương mà chưa được nhận chức, nếu ai viết thư dụ được người thành Đông Quan, khiến họ mở cửa thành ra hàng và giảng hòa về nước,  thì sẽ được thăng chức vượt cấp.” - Lê Thái Tổ - Toàn Thư - 11/1426

Từng đó người, chung tay góp sức, nên đánh đã đánh nên dụ đã dụ, những gì có thể nhượng bộ được đã nhượng bộ, tuy nhiên kết quả là: địch thà chết không hàng, hoặc chỉ hàng khi bị đánh đến chỉ còn đường “một chết, hai hàng” thì mới ra hàng.

Lý do là vì sao? Quân Minh trung quân ái quốc, tận trung với thiên triều không màng mạng sống? 

Một phần nhỏ có thể, nhưng nguyên một đám, hơi khó. Lý do chính là vì sự trừng phạt của triều đình rất nghiêm khắc, đầu hàng tuy có thể sống thêm được trong phút chốc nhưng đến khi về nước tùy tình hình, nhẹ thì lột lon bãi chức, nặng có thể chém cả nhà. Do đó, cái kết cục tử trận chiến trường, nhà hưởng tập ấm xét ra vẫn còn đỡ hơn nhiều so với việc cả nhà bị chém vì tội đầu hàng khi chưa có chủ trương từ triểu đình. Đấy chính là lý do vì sao mà công tác dụ hàng lại hết sức khó khăn dù rằng đến cả Vương Thông cũng đã muốn hàng lắm rồi.

Trong tình cảnh đó, một tin cứu cánh cho quân Minh là: Đạo viện binh tiếp theo sắp đến. Đạo viện binh này do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy, theo Toàn thư tổng 2 đạo quân là 15 vạn trong đó Liễu Thăng 10 vạn, Mộc Thanh 5 vạn, còn theo Minh sử, Liễu Thăng 7 vạn, Môc Thanh 5 vạn. 

Đây là tin không khác gì than ấm giữa trời đông đối với các toán quân Minh đang bị vây khốn trong các thành tại Đại Việt.

Trong khi đó điều này đẩy nghĩa quân Lam Sơn vào một tình thế cực kỳ hung hiểm. Nên nhớ rằng sổ binh của Lam Sơn lúc ấy tuy là 35 vạn, nhưng quân tinh nhuệ thì chỉ vào khoảng 5 vạn mà thôi. Quân tinh nhuệ chính là tinh binh, là lão binh đã trải qua chiến trận, là binh sĩ có thể trông cậy vào trong những trận chiến then chốt, giao phong trực diện với quân địch trên chiến trường, còn 30 vạn còn lại đa số chỉ là tân binh mới tuyển mộ, là dân chuyển thành binh, nói trắng ra chỉ khá hơn so với đám phu vận lương một chút mà thôi.

Đó là còn chưa kể, đám tàn binh quân Minh đang ở trong các tòa thành. Bọn chúng không phải chỉ là những con rùa rúc đầu, chết dí trong đó không ra, mà lúc cần thiết có thể tiến công một cách chí mạng bất cứ lúc nào. Ngay cả Lý Triện trong lần vây Đông Quan cũng là vì bị địch tập kích bất ngờ không chống nổi mà tử trận, thì cứ thử tưởng tượng cảnh địch nội công ngoại kích, trong thành đánh ra, viện quân đánh vào, quân Lam Sơn trơ trọi trên chiến địa, ai có thể đứng ra đánh thắng?

Ngoài ra còn một điều hết sức quan trọng: Quân lương. 35 vạn quân, có nghĩa là 35 vạn cái miệng ăn, quân ta đông hơn quân địch lại nằm trong thế công thành tức tiêu hao lương thực của quân ta cũng gấp địch nhiều lần, trong khi việc canh tác trong nước chưa khôi phục do chiến hỏa liên miên thì trận này càng không thể nào đánh quá lâu mà phải bằng mọi giá dứt điểm trong thời gian ngắn, quên cái “Thanh dã” đi, không xài được trong trường hợp này đâu. 

Đấy, đấy chính là khó khăn của Lam Sơn mà người đứng đầu khi ấy là Lê Thái Tổ phải đối mặt khi nhìn vào 15 vạn quân Minh đang chuẩn bị tiến sang nước ta.

Giai đoạn cuối cùng của khởi nghĩa Lam Sơn, trận Xương Giang - Chi Lăng

Để đối phó với 2 đạo viện binh quân Minh sắp sang, Lê Thái Tổ sau khi xem xét tình hình đã ra quân lệnh: Bằng mọi giá chiếm được Xương Giang.

Quân lệnh ban xuống, Xương Giang lập tức trở thành điểm nóng, phái đoàn dụ hàng tiếp tục đi qua du thuyết nhưng … công cốc, các tướng bắt buộc lại phải đánh, mở ra một trận huyết chiến hết sức khốc liệt, những người được phái đi đều là các danh tướng lão luyện của Lam Sơn:

Lê Sát, Lê Thụ, Lê Lý, Lê Lãnh, Lê Triện, Nguyên Hãn, trận chiến kéo dài 9 tháng trời, sử dụng tất cả các biện pháp có thể sử dụng được, thương vong quân ta không được nhắc đến nhưng đánh công thành trong tình trạng này thì tổn thất nhiều là chuyện chắc chắn. Thành bị hạ khi chỉ còn 10 ngày nữa là cánh quân tiếp viện của Liễu Thăng kéo sang [2 ngày theo Minh sử].

Tại sao lại là Xương Giang? Tại sao không phải là Đông Quan, Tây Đô, Chí Linh hay Cổ Lộng?

Để hiểu vị thế của Xương Giang, chúng ta cần hiểu được vai trò của thành trì. Một tòa thành không đơn giản nhiệm vụ của nó chỉ là để phòng thủ, mà nhiệm vụ quan trọng hơn của nó chính là nơi đóng và luân chuyển quân, chính nhờ ưu thế phòng ngự của thành trì mà các đội quân có thể yên tâm nghỉ ngơi, hoặc cố thủ khi bị địch tập kích để chờ viện binh, cũng như tiếp viện các cánh quân bị tấn công, phối hợp với viện binh chủ động xuất kích tấn công quân đich ở nơi trống trải.

Do đó, thành thường không phải một cái cô thành mà là một hệ thống thành trì ở những nơi trọng yếu trên các tuyến đường quân sự chiến lược, nơi quân có thể chủ động xuất binh tấn công hoặc rút lui khi gặp bất lợi, tiến lùi đều có sự yểm trợ.

Công thành có khó hay không?

Nếu không khó thì người ta khổ sở mất công xây thành làm cái gì?

Công thành, nhất là từ thời vũ khí lạnh luôn là một chuyện hết sức khó khăn, những tòa thành bị đánh chớp nhoáng thường là rơi vào vài trường hợp: Thấy khó tự hàng, nội gian mở thành cho địch [trường hợp nhiều nhất], trong tình trạng không kịp chuẩn bị, thành quá yếu, quân thủ thành quá mỏng so với lực lượng của địch.

Còn ngoài ra đều phải trải qua quá trình công thành hết sức gian khổ và mất thời gian. Lữ Văn Hoán giữ Tương Dương đến tận 6 năm trong tình trạng quân địch hoàn toàn áp đảo và không một ai cứu viện, Sơn Hải Quan không có Ngô Tam Quế mở thì còn khuya quân Thanh mới vào nổi Trung Nguyên.

Những trận chiến công thành kéo dài tới vài năm trời là chuyện không hề hiếm lạ gì trong lịch sử, thậm chí có trường hợp một tòa cô thành, quân đông gấp chục lần nhưng không đủ khí cụ công thành cuối cùng cũng chịu chết, chẳng hạn như thành Ansi. Chính vì đánh thành khó khăn như vậy nên người ta mới có câu: “Công tâm vi thượng công thành vi hạ”.

Cho nên, mặc dù đúng là xét về mặt công thủ thành trì, Đại Việt so ra kém hơn về cả công nghệ lẫn kinh nghiệm so với Trung Hoa, nhưng điều đó không có nghĩa công thành là dễ.

Xét về vị trí, Thành Xương Giang nằm ngay trên tuyến đường từ biên giới nhà Minh đến thành Đông Đô, nếu không công hạ được thành này, hai cánh viện quân của nhà Minh tiến sang sẽ có một cứ điểm an toàn để hội quân nẹp Lam Sơn vào giữa Đông Quan - Xương Giang đẩy nghĩa quân vào thế 2 mặt thọ địch, và như vậy thì sự chủ động trên chiến trường hoàn toàn rơi vào tay địch, nghĩa quân phải tản ra trên một khu vực không có cứ điểm phòng thủ, đánh địch thì không được mà khi địch hội quân đánh sang thì hết đường đỡ.

Còn tại sao không lấy Đông Quan? Đông Quan lấy được đương nhiên đã tốt, nhưng điều đáng nói là Đông Quan kiên cố hơn thành Xương Giang rất nhiều. Thời Nhà Hồ, Đông Đô bị đập phá một số đoạn để lấy vật liệu về xây thành Tây Đô, nhưng đến thời Minh thuộc thành này đã được tu sửa lại, đổi tên thành Đông Quan [với hàm ý là xóa bỏ thủ đô của một nước độc lập, chính thức trở thành quận huyện của nhà Minh].

Tòa thành được coi là một cứ điểm trọng yếu cả về quân sự lẫn mang tính biểu tượng, ở đây trú đóng không chỉ là quân Vương Thông mang sang mà còn có cả quân đội nhà Minh đóng ở đây từ trước, và còn cả quân từ các thành trì khác kéo về [như thành Nghệ An]. Từ đó đủ hiểu, Xương Giang đã xương như vậy thì Đông Đô càng khỏi phải bàn.

Thực tế chứng minh, lấy được thành Xương Giang và một chiến thuật dụ địch, phục kích, bao vây tấn công hợp lý nhằm vào 2 đạo viện binh [cộng thêm một chút may mắn], Lam Sơn đã thành công chia cắt quân tiếp viện của nhà Minh và những cánh quân Minh đang ở trong nội địa, dùng quân lực tập trung đánh với quân lực phân tán, bẻ gãy từng cánh quân của địch và giành được thắng lợi sau cùng.

Minh Đức

Chủ Đề