Nghiên cứu các yếu to ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các dịch vụ giải trí của sinh viên

1. Đặt vấn đề

Chỗ ở dành cho sinh viên luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh cũng như những bạn tân sinh viên quan tâm. Đa số sinh viên có hộ khẩu tại các huyện, xã, phải sống xa nhà nên việc tìm cho mình một nơi ở thích hợp, an ninh, sạch sẽ đồng thời phải thuận tiện cho việc đến trường, về khoảng cách địa lý,... là một điều cần thiết.

Sinh viên thường có xu hướng lựa chọn những khu nhà trọ giá rẻ, điều này đồng nghĩa với việc họ phải chấp nhận chất lượng nhà trọ không ngừng xuống cấp, không đảm bảo được mức độ an toàn. Những tiêu chuẩn về phòng chống cháy nổ cũng không được chủ nhà trọ chú trọng nhiều, môi trường học tập của sinh viên vì thế cũng không được đảm bảo. Xuất phát từ những tồn tại trên, đề tài Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh sẽ giúp tạo hướng đi đúng và thúc đẩy sự phát triển cho hoạt động .

2. Tình hình thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh

Trong 130 sinh viên được khảo sát tại Trường Đại học Trà Vinh có 49 sinh viên nam - chiếm 37,7%; và 81 sinh viên nữ - chiếm 62,3%. Số lượng sinh viên trong mẫu phỏng vấn theo khoa như tại:

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên

Qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 130 sinh viên tại Trường Đại học Trà Vinh, kết quả thống kê có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên.

3.1. Nhân tố giá cả

Biến quan sát giá phòng phải phù hợp với chất lượng phòng trọ có mức ảnh hưởng cao nhất, với giá trị trung bình là 3,75. Điều này hoàn toàn hợp lý, mặc dù sinh viên là nhóm đối tượng có thu nhập thấp, nhưng nếu phòng trọ được đảm bảo về mặt chất lượng - như phòng ốc rộng rãi, sạch sẽ, xây dựng đúng tiêu chuẩn - thì dù giá phòng có hơi cao, sinh viên vẫn chấp nhận, vì khi đó họ có thể ở ghép nhiều người để san sẻ chi phí.

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019

3.2. Yếu tố an ninh

An ninh của nhà trọ càng tốt thì xu hướng sinh viên lựa chọn thuê nhà trọ đó càng cao. Biến an ninh khu vực xung quanh tốt có giá trị trung bình lớn nhất là 3,93. Khi khu vực xung quanh được đảm bảo về mặt an ninh, trong một khoảng thời gian dài không có tình trạng mất cắp, cờ bạc, gây gổ, cãi nhau... thì nhà trọ nằm trong khu vực này cũng sẽ được đảm bảo về an ninh hơn những khu vực khác, sinh viên đến thuê trọ cũng an tâm được phần nào về mặt tinh thần.

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019

3.3. Yếu tố cơ sở vật chất

Biến phòng trọ được xây dựng đạt chuẩn có mức ảnh hưởng cao nhất (trung bình = 3,62). Đạt chuẩn ở đây được hiểu là phòng trọ sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt và đầy đủ ánh sáng. Khi xây dựng phòng trọ đáp ứng được những yêu cầu này sẽ giúp cho đời sống sinh hoạt của sinh viên luôn được thoải mái, đảm bảo về mặt sức khỏe, điều này giúp cho họ học tập đạt hiệu quả cao hơn.

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019

3.4. Yếu tố dịch vụ

Mức ảnh hưởng lớn nhất là biến chủ nhà sẵn lòng sửa chữa hư hao trong phòng trọ (trung bình = 3,78). Do có một số nhà trọ không có chủ nhà ở gần, mà nhà trọ chủ yếu là do sinh viên tự quản lý - chủ nhà ở một nơi khác, xa nhà trọ - nên việc báo cho chủ nhà về việc hư hao các thiết bị như đèn, quạt, ống nước... cũng gặp không ít khó khăn. Điều đó làm ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt của sinh viên, nên biến này được các bạn sinh viên đánh giá cao hơn các biến còn lại.

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019

3.5. Yếu tố vị trí

Mức ảnh hưởng lớn nhất là biến nhà trọ gần trường (trung bình = 3,72). Sinh viên luôn có xu hướng tìm và thuê những nhà trọ ở gần trường để tiện cho việc học tập, cũng như tiết kiệm được một phần chi phí đi lại. Mức ảnh hưởng thấp nhất là biến nhà trọ gần chợ (trung bình = 3,49). Mặc dù, đây là biến quan trọng nhưng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quyết định thuê. Vì nếu khoảng cách đến chợ có hơi xa thì sinh viên vẫn có thể di chuyển đến đó bằng xe đạp hoặc xe máy, điều này không quá bất tiện đối với họ.

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2019

4. Giải pháp

4.1. Giá cả

Giá cả là một trong những yếu tố mà sinh viên Đại học Trà Vinh quan tâm nhất khi quyết định thuê trọ, do sinh viên là thành phần có thu nhập thấp trong xã hội. Sinh viên luôn phải cân nhắc với các khoản chi phí, như: tiền trọ, tiền ăn, tiền sinh hoạt,...

Những người kinh doanh nhà trọ cần đảm bảo những yếu tố sau:

- Giá của phòng trọ cần phù hợp với túi tiền của sinh viên.

- Giá phòng trọ ổn định trong thời gian dài.

- Giá điện, nước phải hợp lý, phù hợp với quy định của Nhà nước.

- Giá của phòng trọ phải phù hợp với chất lượng phòng trọ.

- Không tăng giá phòng lên khi số người trong phòng tăng.

Ngoài ra, chủ nhà trọ có thể xây dựng một chiến lược nhằm thu hút các bạn sinh viên đến thuê, cụ thể như người chủ chỉ lấy tiền phòng và miễn phí tiền điện, nước cho sinh viên. Mặt khác, sinh viên thường có những kỳ nghỉ hè, kéo dài khoảng gần 3 tháng. Trong khoảng thời gian này, họ sẽ không ở nhà trọ thường xuyên, nên chủ nhà trọ có thể không lấy tiền thuê nhà trong các tháng hè. Điều này, sẽ tạo được ấn tượng tốt đối với sinh viên, và họ sẽ gắn bó với nơi đây dài lâu hơn.

4.2. Cơ sở vật chất

Nhằm giúp sinh viên thoải mái hơn trong việc sinh hoạt và học tập hằng ngày, nhà trọ phải đảm bảo được các tiêu chí như: Phòng trọ cần đạt diện tích tối thiểu để phục vụ cho việc sinh hoạt, nghỉ ngơi và học tập của sinh viên. Qua khảo sát, đa số sinh viên cho biết, diện tích phòng trọ từ 13 - 15m2 dành cho 1 đến 2 người ở là hợp lý.

Phòng trọ cần đạt những tiêu chuẩn như: Phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt và luôn đầy đủ ánh sáng. Điều này nhằm đảm bảo về mặt sức khỏe cho sinh viên cũng như tạo tinh thần thoải mái và học tập ngày càng hiệu quả hơn cho các bạn. Bên cạnh đó, nhà trọ cần kèm theo các công trình phụ, như: Có toilet trong phòng, Bố trí một gian bếp nhỏ để phục vụ cho việc nấu nướng, Vệ sinh phòng trọ. Mặt khác, nhà trọ cần phải xây dựng một hệ thống thoát nước tốt, tránh tình trạng tắc nghẽn quá thường xuyên, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của sinh viên.

4.3. An ninh

An ninh luôn là một trong những yếu tố mà sinh viên quan tâm khi quyết định thuê trọ. Nhà trọ cần phải có đầy đủ các yếu tố đảm bảo về an ninh, như: nhà trọ khóa cổng vào buổi tối; cổng trọ phải chắc chắn, an toàn; an ninh khu vực xung quanh nhà trọ tốt; bố trí đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cho người thuê (bình xịt chữa cháy, cầu dao ngắt điện tự động khi xảy ra sự cố, camera quan sát,...). Đồng thời, chủ nhà trọ cần đưa ra bảng nội quy ghi rõ giờ giấc khóa cổng, cũng như quy định giữ yên lặng vào lúc 10 giờ đêm cho đến sáng sớm, nhằm tránh làm phiền đến những người xung quanh.

4.4. Dịch vụ

Nhà trọ cần đảm bảo những dịch vụ tiện ích cơ bản như lắp wifi miễn phí trong nhà trọ. Wifi hiện là một phần không thể thiếu đối với sinh viên, bất kể trong học tập, công việc hay giải trí đều cần đến internet, chính vì thế, họ sẽ ưu tiên lựa chọn những nhà trọ nào đáp ứng được yếu tố này.

Luôn sẵn sàng sửa chữa những thiết bị hư hao trong phòng trọ (đèn, quạt, vòi nước,...), nhằm tạo ấn tượng tốt, gây thiện cảm với sinh viên, đồng thời đây còn là một cách marketing hiệu quả đến những người thân và bạn bè của họ.

4.5. Vị trí

Trong quá trình ra quyết định thuê trọ, mặc dù yếu tố vị trí không được các bạn sinh viên ưu tiên hàng đầu, nhưng nó lại có một sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến quyết định thuê.

Hầu hết, các bạn sinh viên luôn ưu tiên lựa chọn các vị trí thuận tiện cho việc ăn ở, học hành và đi lại, giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như là chi phí cho việc di chuyển. Khi đó, yếu tố vị trí (nhất là những vị trí gần trường và gần chợ), được xem là không thể thiếu khi sinh viên ra quyết định thuê trọ.

  1. Phan Phước Âu (2010). Nghiên cứu hành vi thuê nhà trọ của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học An Giang, số 4.
  2. 2.Tạ Thị Kiều An, Ngô Thị Ánh, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Hoàng Kiệt, Đinh Phượng Vương (2010), Quản lý chất lượng, NXB Thống kê.
  3. Bách khoa toàn thư (2017), Nhà trọ, www. vi.wikipedia.org/wiki/Nhà_trọ.
  4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019), Cổng thông tin điện tử www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx.
  5. Nguyễn Thị Cành (2009). Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
  6. Phạm Ngọc Linh (2009). Tìm hiểu thực trạng nhà ở của sinh viên hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, số 2.
  7. Lê Thị Mai (2013). Giáo trình Xã hội học kinh tế, NXB Khoa học xã hội.
  8. Nguyễn Mai Phương, Phạm Quỳnh Linh Dương, Nguyễn Thị Hoài Anh, Nguyễn Hải Phong, Trần Ánh Nguyệt (2011). Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ các trường đại học kỹ thuật - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 24.
  9. Huỳnh Văn Tân (2016). Đánh giá sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ phòng trọ ký túc xá Trường Đại học Trà Vinh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Trà Vinh.
  10. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Giáo trình Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Video liên quan