Nghiên cứu khoa học về tuân thủ rửa tay

Để có thể đưa ra được những số liệu chính xác trong tuân thủ rửa tay thường quy của ĐTNC, yêu cầu người giám sát đọc kỹ những hướng dẫn dưới đây: 1. Người quan sát có thể đứng tại buồng bệnh hoặc tại địa điểm thích hợp [không làm ảnh hưởng đến ĐTNC, hạn chế tối đa sự chú ý và phát hiện của ĐTNC] 2. Việc xác định cơ hội rửa tay phải chính xác [Ví dụ: Trong quá trình làm thủ thuật, nếu tay Điều dưỡng chạm vào quần áo người bệnh thì Điều dưỡng cần phải sát khuẩn tay nhanh hoặc rửa tay bằng nước và xà phòng do đó trong thường hợp này được đánh và dòng thứ 9; Nếu chăm sóc vùng hậu môn – sinh dục xong lại phải tiến hành cho người bệnh ăn thì Điều dưỡng phải rửa tay, trường hợp này chúng ta đánh dầu vào dòng thứ 6]. 3. Đánh dấu Đ khi có tuân thủ rửa tay và thực hiện đúng, hoặc dấu S khi có tuân thủ rửa tay nhưng tuân thủ sai và đánh dấu O khi không tuân thủ vào cột tương ứng

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại khoa ngoại và khoa nội bệnh viện đa khoa Đống Đa – Hà Nội trước và sau can thiệp nhằm tăng cường vệ sinh bàn tay năm 2010 – 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

ong khoa với sự tham gia của 100% NVYT công tác tại khoa.  Tập huấn về kiến thức, kỹ thuật và tầm quan trọng của việc VSBT cho 100% NVYT công tác tại khoa.  Cung cấp các phương tiện phục vụ VSBT như: khăn lau tay, dung dịch xà phòng diệt khuẩn, bánh xà phòng diệt khuẩn, chai dung dịch sát khuẩn tay nhanh chứa cồn [dung tích 55ml/chai] cho NVYT trong khoa. 11  Phát tờ rơi về quy trình rửa tay cho các NVYT, in và dán poster khổ lớn khuyến khích NVYT rửa tay tại các vị trí dễ nhìn. Giai đoạn 3: Đánh giá kiến thức thái độ và tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tại BV sau can thiệp [tháng 3 năm 2011]. Đánh giá tỉ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT được thực hiện bằng phương pháp quan sát điền vào bảng kiểm [quan sát không tham gia]. Các quan sát viên sử dụng bộ công cụ và cách đánh giá sự tuân thủ rửa tay [được xây dựng dựa trên bộ công cụ và cách tiến hành đánh giá tuân thủ rửa tay đã được chuẩn hóa của Tổ chức Y tế thế giới thực hiện trên khắp các bệnh viện toàn thế giới] chọn vị trí quan sát không gây sự chú ý đối với NVYT và quan sát các đối tượng thực hiện những thao tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân tại buồng bệnh hoặc giường bệnh trong khoa. Thời gian của mỗi lần giám sát là 20±10 phút [tùy thuộc vào thao tác chăm sóc NVYT thực hiện trên người bệnh], nếu hết thời gian quan sát NVYT chưa kết thúc thao tác chăm sóc bệnh nhân, thì quan sát viên tiếp tục quan sát cho tới khi NVYT hoàn thành thao tác chăm sóc đó, NVYT chỉ được ghi nhận có VSBT khi thực hiện quy trình này tại các vị trí VSBT trong buồng bệnh [27]. Thời gian tiến hành giám sát vào hai thời điểm 8h đến 9h sáng và 14h đến 15h chiều là thời điểm NVYT tiến hành các kỹ thuật chăm sóc điều trị bệnh nhân nhiều nhất và việc tuân thủ rửa tay cần phải thực hiện trong thời gian này. 5. Các khái niệm Rửa tay đúng: Rửa tay với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay nhanh theo đúng quy trình VSBT gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn. Rửa tay: Rửa tay dưới bất kỳ hình thức nào đúng hoặc không đúng theo quy trình VSBT gồm 6 bước của Bộ Y tế trong Công văn số: 7517/BYT- ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007 về việc Hướng dẫn thực hiện Quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn. Thời gian thực hiện vệ sinh tay với nước và xà phòng là khoảng 45 - 60 giây, với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là từ 20 đến 30 giây. Thang Long University Library 12 Các cơ hội rửa tay trong phạm vi nghiên cứu gồm: Trước khi chuẩn bị dụng cụ; Trước khi chuẩn bị thuốc; Trước khi khám hoặc chăm sóc người bệnh; Trước khi làm thủ thuật xâm lấn; Trước khi đi găng; Khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng người bệnh; Sau khi làm thủ thuật xâm lấn; Sau khi tháo găng; Sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ, máu, dịch và các chất bài tiết; Sau khi khám hoặc chăm sóc bệnh nhân. 6. Phương pháp phân tích số liệu  Các số liệu được kiểm tra, làm sạch các lỗi, mã hoá và nhập thông tin vào máy tính, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, sử dụng phương pháp thống kê thông thường để phân tích. 7. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu  Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Bệnh viện Đống Đa Hà Nội.  Các đối tượng nghiên cứu được thông báo rõ về mục đích nghiên cứu.  Các thông tin cá nhân về đối tượng được giữ bí mật bằng cách mã hoá.  Nghiên cứu không có tác động nào trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu. 13 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Thông tin về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu Trước can thiệp [n = 70] Sau can thiệp [n = 58] Thông tin chung n % n % ≤ 29 tuổi 25 35.7 22 36,7 30 – 39 tuổi 21 30 19 31,3 40 - 49 15 31,4 10 19,5 Nhóm tuổi ≥50 9 12,9 7 12,5 Tuổi trung bình 35,9 ± 9,5 35,4 ± 9,3 Nam 20 28,6 14 24,1 Giới tính Nữ 50 71,4 44 75,9 Số lượng NVYT tham gia vào điều tra TCT là 70 người, SCT là 58 người. Phần lớn đối tượng nghiên cứu ≤ 29 tuổi [chiếm trên 35,7%]. Về giới tính, đa phần đối tượng tham gia nghiên cứu là nữ [chiếm trên 70%]. Bảng 2. Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn và thâm niên công tác của đối tượng nghiên cứu Trước can thiệp [n = 70] Sau can thiệp [n=58] Thông tin chung n % n % Nghề nghiệp Bác Sỹ 17 24,3 14 24,1 ĐD 53 75,7 44 75,9 Trình độ học vấn Sau đại học 10 14,3 8 13,8 Đại học 11 15,7 9 15,5 Cao đẳng 4 5,7 2 3,5 Trung học chuyên nghiệp 45 64,3 39 67,2 Thâm niên công tác tại viện Dưới 5 năm 25 35,7 22 37,9 5 – 10 năm 16 22,9 14 24,1 11 – 15 năm 7 10 5 8,6 Trên 15 năm 22 31,4 17 29,2 Thang Long University Library 14 Về nghề nghiệp: số đối tượng nghiên cứu là ĐD chiếm số lượng lớn [trên 75%]. Đối tượng là Bác sỹ chiếm 24,3% trước can thiệp và sau can thiệp là 24,1%. Về trình độ học vấn: đa số đối tượng có trình độ trung học chuyên nghiệp [chiếm trên 64%], trình độ cao đẳng chiếm số lượng ít [chỉ chiếm trên 5%]. Về thời gian công tác: số đối tượng có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỉ lệ lớn [trên 35%], số đối tượng có thâm niên công tác lâu trên 15 năm chỉ chiếm 29,2%. Bảng 3. Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp Số lượng Nội dung Tần số [n=70] % Được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời gian học trường Y 51 72,9 Được cập nhật kiến thức về VSBT từ khi tốt nghiệp đến năm 2010 66 94,3 Trong năm 2010 được bệnh viện/khoa phòng phổ biến về quy định/hướng dẫn rửa tay thường quy của BYT 69 89,6 Trước can thiệp, phần lớn các đối tượng đã được cập nhật kiến thức liên quan đến VSBT [94,3%], và được hướng dẫn về các quy định của BYT liên quan đến tuân thủ rửa tay thường quy [89,6%]. Tuy nhiên chỉ có 72,9% số đối tượng trả lời đã được học về quy trình rửa tay thường quy trong thời gian học tại trường Y. 2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi can thiệp 2.1. Kiến thức về VSBT trước và sau khi can thiệp Phần kiến thức về VSBT gồm 19 câu hỏi tự điền, trả lời đúng 1 câu được 1 điểm, tổng điểm là 19 điểm. NVYT đạt được từ 11 điểm trở lên là đạt yêu cầu, đạt từ 0 – 10 điểm là không đạt yêu cầu. Bảng 4. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về VSBT trước và sau khi can thiệp Trước can thiệp [n = 70] Sau can thiệp [n = 58] Số lượng Mức độ n % n % Không đạt 28 40,5 10 17,5 Đạt 42 59,5 48 82,5 Tổng 70 100 58 100* Điểm trung bình 10,9 ± 2,4 12,7 ± 2,1** 15 *: p< 0,05 [TCT so với SCT] ; **: p< 0,05 [TCT so với SCT]. Có 59,5% NVYT ở điều tra TCT đạt yêu cầu về kiến thức VSBT, tỷ lệ này sau can thiệp tăng lên 82,5%. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê [χ²=21,9, p

Chủ Đề