Người có văn hóa là gì

270 Đề và bài văn hay lớp 11 LỚP 11 VĂN MẪU LỚP 11 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Đề ra dưới hình thức câu hỏi trực tiếp nên rất rõ, học sinh chỉ việc trả lời hai câu hỏi trong đề. Khi trả lời trước nhất phải định nghĩa hai khái niệm “văn hóa” và “văn minh”. Sau đó làm rõ từng phần của nội dung khái niệm bằng luận cứ với dẫn chứng. Khi nêu luận cứ và dẫn chứng cần liên hệ với thực tế trong nước, nước ngoài), đề ra hướng phấn đấu cho mỗi con người, mỗi học sinh.

BÀI LÀM

Văn hóa, văn minh là những khái niệm mà người ta hay nói đến trong đời sống, trên sách báo, cũng là những mục tiêu mà con người và xã hội phấn đấu đạt tới nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ những khái niệm đó, và có lẽ cũng một phần vì thế mà sự phấn đấu để trở thành người có văn hóa, để có một xã hội văn minh cũng còn chưa toàn diện, chưa được như mong muốn.

Có nhiều định nghĩa về văn hóa, văn minh nhưng định nghĩa chung nhất là: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, trên con đường tiến tới văn minh, là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.

Văn minh là trình độ phát triển đạt đến mức độ cao của xã hội về văn hóa vật chất và tinh thần.

Vậy thế nào là người có văn hóa, thế nào là một xã hội văn minh?

Văn hóa theo nghĩa hẹp chỉ kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội học ở trường nhưng chữ “văn hóa” ta nói đây rộng hơn thế nhiều. Người có văn hóa trước nhất phải có kiến thức ở mức phổ thông nhưng “người có văn hóa” còn phải hội tụ nhiều tiêu chí khác nữa, ngoài kiến thức khoa học học ở nhà trường ra, người có văn hóa còn phải hiểu biết về thực tế, về xã hội, về chính trị, về pháp luật, về các hoạt động tinh thần của con người (như nghệ thuật, lễ hội…) và phải có phong cách ứng xử đúng, đẹp trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh giao tiếp.

Trước nhất, nói về kiến thức khoa học. Người có văn hóa phải có kiến thức khoa học toàn diện: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên… Một người chỉ biết về văn hóa tự nhiên, không biết về khoa học xã hội và ngược lại, chưa thể coi là người có văn hóa. Ví dụ: không biết về lịch sử dân tộc, không biết chút gì về ngoại ngữ, về tin học… Người có văn hóa lại phải biết vận dụng kiến thức khoa học vào thực tế đời sống. Không thể quan niệm một người có văn hóa không viết nổi một cái đơn (văn bản nhật dụng), không biết sử dụng các đồ điện thông thường trong nhà, cũng như không thể hình dung một kĩ sư nông nghiệp không phân biệt được các loại lúa chính trên cánh đồng. 

Người có văn hóa phải có hiểu biết và có thể tham gia vào những sinh hoạt tinh thần trong xã hội. Ví dụ phải biết ít nhiều về các ngành nghệ thuật như hội họa, âm nhạc… phải hiểu về phong tục tập quán của dân tộc, có thể hòa nhập với cộng đồng trong các hoạt động tinh thần như nghi lễ, lễ hội…

Người có văn hóa phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, không có hành vi vi phạm pháp luật dù nhỏ nhất như vi phạm những quy định ở nơi công cộng… Người có văn hóa phải chấp hành luật lệ giao thông (không đi xe trên vỉa hè, không đi bộ dưới lòng đường, đi xe biết nhường đường cho người đi bộ khi rẽ, không bày đồ trên vỉa hè, trên lòng đường, không làm ồn ở nơi công cộng, không gây tiếng động ban đêm, không sờ vào hiện vật trong phòng triển lãm, trong nhà bảo tàng (hành động cướp hoa ở hội hoa Hà Nội tết Mậu Tý 2008 là hành động vô văn hóa không thể chấp nhận được). Có những việc ta không làm, pháp luật cũng không bắt tội nhưng người có văn hóa vẫn là vì lợi ích đồng loại. Ví dụ nhặt được của rơi trả cho người mất (có thể nộp cho Công an nếu không biết người mất là ai) hoặc đưa người bị nạn bất chợt gặp ở dọc đường, đi cấp cứu).

Điều dễ thấy nhất là người có văn hóa phải có phong cách ứng xử đúng đắn, đẹp đẽ trong sinh hoạt hàng ngày, trong các mối quan hệ, các trường hợp giao tiếp. Ví dụ biết nói lời xin lỗi khi lỡ làm phiền người khác, biết nói lời cảm ơn khi ai đó giúp mình một việc gì đó dù nhỏ, không nói to trong sinh hoạt thường ngày, nhất là ở nơi công cộng, không nói những lời thô lỗ, tục tằn dù với những người thân, không ăn uống nhồm nhoàm dù ở nhà riêng của mình, biết thưa gửi khi hỏi thăm đường, không nói nhiều về mình khi trò chuyện với người khác, không hỏi chuyện đời tư người mới quen, không chen lấn xô đẩy khi mua hàng, biết tự kiềm chế khi bị xúc phạm, không khúm núm với người trên, không nhả nhớt với người dưới. Bất cứ hoạt động nào cũng có văn hóa của nó, ví dụ văn hóa nói rằng, văn hóa ẩm thực, văn hóa xã giao, văn hóa dự hội nghị, văn hóa dự lễ hội… Người có văn hóa phải biết tuân thủ, biết tôn trọng và ứng xử theo văn hóa đó.

Nội dung “người có văn hóa” thật phong phú. Phấn đấu trở thành người có văn hóa không phải dễ. Cơ sở của “hành động có văn hóa” không chỉ là nhận thức, tri thức, mà trước nhất là đạo đức, sự tôn trọng người và tôn trọng mình. hành động có văn hóa phải xuất phát từ ý thức thường trực và phải thực thi thường xuyên để trở thành kĩ năng, thành thói quen, thành bản lĩnh, tính cách.

Về “xã hội văn minh” như trên đã nói, xã hội văn minh là xã hội có trình độ phát triển cao về văn hóa vật chất và tinh thần. Cụ thể đó là một xã hội có trình độ khoa học kĩ thuật cao, mọi người dân đều có trình độ kiến thức phổ thông trở lên. Đó cũng là xã hội pháp quyền, mọi hoạt động của xã hội đều có cơ sở pháp luật, mọi người dân đều có nhân quyền, đều sống và làm việc theo hiến pháp, theo pháp luật, văn hóa tinh thần phát triển phong phú và mọi người đều được hưởng thụ, đều biết hưởng thụ văn hóa và đều có phong cách ứng xử có văn hóa.

Về trình độ khoa học kĩ thuật, xã hội văn minh là xã hội đại công nghiệp, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, tự động hóa cao, công nghệ tin học xâm nhập vào tất cả các ngành kinh tế, văn hóa và sinh hoạt của con người, kinh tế tri thức trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của xã hội. 

Về kiến thức phổ thông, toàn dân đều có trình độ trung học phổ thông, số dân có trình độ đại học và trên đại học tăng cao, ranh giới giữa công nhân và kĩ sư được rút ngắn.

Xã hội văn minh là xã hội dân chủ, các cơ quan đầu não, các người đứng đầu cơ quan đầu não đều do dân bầu theo hình thức trực tiếp (phổ thông đầu phiếu) hoặc gián tiếp (thông qua quốc hội cũng do dân bầu ra), nhân quyền với các quyền tự do được đảm bảo bằng pháp luật và các chính sách xã hội (như chính sách tích luỹ và phân phối phúc lợi xã hội).

Xã hội văn minh là xã hội pháp quyền. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi người đều sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Sinh hoạt tinh thần trong xã hội văn minh phong phú lành mạnh, mỗi người dân đều có quyền tham gia hưởng thụ và có trình độ để tham gia hưởng thụ các hoạt động tinh thần ấy.

Những tài năng nghệ thuật được tạo điều kiện để phát triển. Mọi người có tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, xã hội không chấp nhận mê tín dị đoan vì mê tín dị đoan là trái với văn minh và có hại cho con người.

Trong xã hội văn minh, ứng xử giao tiếp được coi trọng với những tiêu chí như lịch sự, hữu hảo, tôn trọng người khác và tự trọng mọi thứ đều phải đẹp, cái đẹp trở thành đạo đức.

Phong cách và phương pháp làm việc của toàn xã hội: Khoa học, tiết kiệm, năng suất và hiệu quả cao.

Trên đây là những tiêu chí có tính chất lí tưởng về xã hội văn minh. Hiện nay, chưa có nước nào trên thế giới tự nhận hoặc được thừa nhận là đạt được đầy đủ các tiêu chí trên. Xây dựng xã hội văn minh vẫn là mục tiêu phấn đấu chung của nhân loại. Việt Nam chúng ta mới ra khỏi chiến tranh và đói nghèo, chúng ta đang tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới để năn 2020 trở thành một nước công nghiệp. Xây chựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đang là nục tiêu phấn đấu của chúng ta.

Học sinh chúng ta là những người được trang bị kiến thức phổ thông và được giáo dục theo tinh thần “học để biết, học để làm, học để sống chung…” tức là chúng ta đang được đào tạo trở thành những người có văn hóa, những người xây dựng xã hội văn minh. Muốn vậy, học sinh chúng ta không chỉ học giỏi kiến thức ở trường mà còn phải luôn luôn tự trau dồi, rèn luyện về mọi mặt theo tiêu chí người có văn hóa. Nhà trường không phải ốc đảo mà là một tế bào của xã hội, mà xã hội như ta biết là một tập hợp người rất đông đảo được tổ chức theo một hình thức sinh hoạt chung. Nói chung nó rất phức tạp. Bên cạnh cái tốt có cái xấu, bên cạnh cái tiến bộ có cái lạc hậu, học sinh ta phải được rèn luyện trong môi trường xã hội (học đi đôi với hành, lí luận gắn với thực tế, nhà trường gắn với xã hội), chúng ta phải biết hấp thụ những tinh hoa của xã hội, loại trừ những cái xấu để trở thành người có văn hóa, góp phần xây dựng xã hội văn minh. Người có văn hóa và xã hội văn minh là hai mục tiêu cao đẹp song song và thống nhất trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta.

Tại Việt Nam, điển hình là tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, hai chữ “tắc đường” đã không còn xa lạ với người dân ở đây đặc biệt vào những ngày mưa hay có sự kiện gì đó diễn ra. Bên cạnh đó, những vụ tai nạn giao thông cũng thường xuyên xảy ra gây ra những thiệt hại lớn về người và tài sản…

 Những tác động tiêu cực của giao thông mang lại này hoàn toàn có thể giảm được nếu như người tham gia giao thông có ý thức hơn và việc xây dựng, thực hiện văn hóa giao thông là rất cấp bách Vậy văn hóa giao thông là gì? Như thế nào là người tham gia giao thông có văn hóa?

Văn hóa giao thông là gì?

Văn hóa giao thông là ý thức, thái độ của mọi người khi tham gia giao thông trên đường phố, văn hóa này là một bộ phận của văn hóa công cộng, là tập hợp những cách ứng xử, chấp hành nghiêm chỉnh mà pháp luật ban hành về lĩnh vực giao thông đường bộ.

Việc xây dựng văn hóa giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng ùn tắc giao thông hoặc hạn chế tai nạn giao thông. Cụ thể, xây dựng văn hóa giao thông sẽ mang đến những ý nghĩa như sau:

Văn hóa giao thông giúp giảm thiểu được tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đặc biệt là ở các đô thị lớn khi số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều mà cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được sự phát triển của kinh tế xã hội.

Phát triển văn hóa khi tham gia giao thông góp phần cải thiện sự văn minh của đô thị, thay đổi cách nhìn của quốc tế đối với văn hóa và con người Việt Nam.

Việc xây dựng và phát triển văn hóa giao thông không phải là trách nhiệm riêng của cơ quan quản lý, người có trách nhiệm thực thi công vụ mà cái chính và quan trọng nhất là ở ý thức của người tham gia giao thông.

Văn hóa giao thông được thể hiện qua các hành động như sau:

– Không tham gia gây rối, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe cộ.

– Không tiếp tay cho các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông.

– Mạnh dạn đứng ra phê phán hoặc báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết khi phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

– Nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu của đèn giao thông.

– Tuyệt đối không tham gia giao thông, điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia.

– Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định, không được phép lấn làn.

– Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, gia đình và những người xung quanh tham gia giao thông tự giác, nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật giao thông.

Ngoài ra, văn hóa giao thông còn có 02 đặc điểm nổi bật là tính pháp lý và tính cộng đồng khi tham gia giao thông.

Thứ nhất: Tính pháp lý

Văn hóa giao thông chính là chấp hành nghiêm và thực hiện đúng luật giao thông đường bộ. Quan trọng nhất của đặc điểm này chính là ý thức của người tham gia giao thông, điều này phải được đặt lên hàng đầu. Để xây dựng văn hóa giao thông có hiệu quả thì cần phải triệt để loại bỏ những hiện tượng như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đi quá tốc độ… đây là những hành vi gây ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác cũng như là nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn giao thông.

Thứ hai: Tính cộng đồng

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông chính là việc ứng xử giữa người với người khi tham gia giao thông. Điều này được thể hiện qua những hành vi như không chen lấn, đi đúng phần đường, dừng đèn đỏ đúng quy định, ưu tiên cứu người gặp nạn trên đường, báo cáo cho cơ quan chức năng những trường hợp cơ sở vật chất có vấn đề…

Có thể thấy, văn hóa giao thông được xây dựng có thể đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người tham gia giao thông. Vậy như thế nào là người tham gia giao thông có văn hóa?

Người có văn hóa là gì

Như thế nào được cho là người tham gia giao thông có văn hóa?

Nhằm giảm thiểu những tiêu cực của giao thông thì việc tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, tự xây dựng cho mình văn hóa giao thông là rất quan trọng và cần thiết. Vậy trở thành người tham gia giao thông có văn hóa là như thế nào?

– Ứng xử văn minh khi tham gia giao thông

Việc ứng xử văn minh khi tham gia giao thông không chỉ thể hiện thông qua việc chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông ở những điều đơn giản nhất như: không vượt đèn đỏ, không lấn làn… mà còn thể hiện ở những cử chỉ tốt đẹp trong giao thông như dắt người già, trẻ nhỏ sang đường, ưu tiên cứu giúp những người gặp tai nạn…

– Sử dụng còi xe đúng pháp luật:

Còi xe được sinh ra nhằm báo hiệu khi đi đến hoặc muốn được nhường đường cho những xe đi trước hoặc từ trong ngõ nhỏ ra. Tuy nhiên, một số trường hợp còi xe khiến người tham gia giao thông vô cùng bức bối (đường tắc không thể di chuyển nhưng xe đằng sau vẫn liên tục bấm còi), điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến những gia đình ở gần mặt đường. Chính vì thế, sử dụng còi xe đúng quy định là một trong những nét của văn hóa giao thông.

Việc nâng cao nhận thức về văn hóa giao thông là nhiệm vụ không của riêng cá nhân, tổ chức nào. Mỗi người có ý thức, có văn hóa giao thông sẽ góp phần nâng cao văn minh đô thị, giảm thiểu tai nạn giao thông và hạn chế ùn tắc.

Trên đây là nội dung về Như thế nào là người tham gia giao thông có văn hóa. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi.