Người đại diện pháp luật tiếng Anh là gì

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (tiếng Anh: Legal representatives of enterprises) là việc cá nhân đại diện cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại và đại diện pháp lí trong các tranh chấp thương mại.

  • 08-08-2019Vốn cố định (Fixed Capital) tiếng Anh là gì?
  • 08-08-2019Vốn lưu động (Working capital) là gì? Các cách phân loại vốn lưu động
  • 08-08-2019Tài sản lưu động (Current assets) là gì? Phân biệt tài sản lưu động và tài sản cố định
Người đại diện pháp luật tiếng Anh là gì

Hình minh họa (Nguồn: LawKey)

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp - danh từ, trong tiếng Anh được dịch thành Legal representatives of enterprises.

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, "Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệpvớitư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật."

Công ty trách nhiệm hữu hạnvàcông ty cổ phầncó thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lí và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Qui định của pháp luật doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Về vấn đề ủy quyền của doanh nghiệp cho người đại diện theo pháp luật

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam.

Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

- Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhântrongphạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

- Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã đượcủy quyềncho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợpdoanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ theo qui định. (Theo Luật doanh nghiệp năm 2014)

Người đại diện pháp luật tiếng Anh là gì

Vốn cố định (Fixed Capital) tiếng Anh là gì?                                          08-08-2019                                        Vốn lưu động (Working capital) là gì? Các cách phân loại vốn lưu động                                          08-08-2019                                        Tài sản lưu động (Current assets) là gì? Phân biệt tài sản lưu động và tài sản cố định