Người Nhật đọc sách như thế nào

Chúng ta thường thấy người Nhật thường xuyên đọc sách, truyện khi đi trên đường, trên các phương tiện công cộng. Rất nhiều bạn mới đến nước Nhật đều thắc mắc: rằng vì sao người Nhật thích đọc sách? Mặc dù trong xã hội năng động, hiện đại ngày nay Nhật Bản cũng như các nước trên thế giới luôn giữ được thói quen đọc sách, vậy học đọc vì đam mê hay đọc vì thích? Theo mình nhận định chủ quan thì một số lý do dưới dây phần nào lý giải việc người Nhật ham đọc sách:

Người Nhật luôn trân trọng tri thức, nâng niu những gì thuộc về quá khứ và những cuốn sách cũ dù đã sờn gáy vẫn luôn được xếp trang trọng và ngay ngắn trên giá tại những tiệm sách như ở khu Kanda Jimbocho. Và quả thật chẳng ngoa khi gọi Nhật Bản là vương quốc của những người yêu mến văn hóa đọc.

Người Nhật rèn việc đọc sách ngay từ nhỏ

Tất nhiên, từ nhận thức tá dụng của việc đọc sách, khám phá tri thức để phát triển bản thân, phát triển dân tộc thì người Nhật mới xác định tầm quan trọng của việc đọc sách. Thói quen đó được hình thành từ môi trường sống, từ môi trường giáo dục, giáo dục từ nhà trường, giáo dục trong gia đình.

Thống kê của thư viện một trường tiểu học thuộc thành phố Nago tỉnh Okianawa (Nhật) cho thấy, trung bình, một học sinh tiểu học Nhật đọc gần 20 quyền sách/tháng. Thống kê cũng cho biết, các đầu sách phù hợp với các cấp lớp và phân loại theo từng lĩnh vực khác nhau. Từ tìm hiểu thế giới khủng long, yêu quái cho đến sách khoa học, tìm hiểu đời sống cây cỏ, vật nuôi, lịch sử đất nước, câu đố mẹo, thuật dọn dẹp.

Chúng ta có thể thấy do phải thường xuyên đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng và tranh thủ thời gian trống cho thói quen đọc sách, người Nhật đã phát minh ra những cuốn sách nhỏ gọn chỉ tương đương kích cỡ một gang bàn tay, có thể dễ dàng bỏ vào túi xách hay túi áo. Các cuốn sách nhỏ này có cỡ chữ vừa đủ để đọc trong khi các trang giấy được gia công mỏng tới mức một cuốn vài trăm trang cũng có thể nằm gọn trong lòng bàn tay.

Người Nhật ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đọc sách, rèn luyện trí não cho tới khi chết

Đọc sách có nhiều lợi ích, giúp cho não bộ hoạt động, khoẻ mạnh, tránh lão hoá; trau dồi kiến thức về nghề nghiệp, cuộc sống; tăng thêm vốn từ và khả năng diễn đạt; tăng cường khả năng tư duy, giúp con người có năng lực tập trung và trên hết vẫn là giúp con người hoàn thiện nhân cách của mình. Nhân cách hoàn thiện sẽ giúp bạn có tính cách ổn định, hướng thiện và sống tốt cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Người Nhật đọc sách như thế nào

Sách sẽ giúp bạn nới rộng thời gian hữu hạn của đời người, tăng thêm vốn sống, tự điều chỉnh bản thân để tránh được những hành vi, suy nghĩ ngoài ý muốn, dẫn đến hậu quả khôn lường. Nếu ai đó đã từng đọc cuốn Đông Chu liệt quốc thì sẽ nhớ câu văn đọc thì thấy bình thường, nhưng ngẫm nghĩ và ứng dụng trong cuộc sống thì thật tuyệt vời: Ở đời này không có gì nóng như ly nước nóng, nóng rồi nó sẽ nguội, nếu nhớ được câu văn này chắc bạn sẽ vượt qua những khó khăn trong cư xử khi rơi vào tình huống khó khăn.

Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, mộtnghĩa rộngvà mộtnghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc.

Hoàn thiện nhân cách chính là sự thể hiện phẩm chất của con người trong các quan hệ xã hội, nếu từ kinh nghiệm bản thân, đối chiếu với tri thức sách vở, tự mình sẽ điều chỉnh, thanh lọc và xử sự theo quy luật của cái đẹp.

Người Nhật cũng lo ngại văn hóa đọc giới trẻ có thể sụt giảm

Tuy nhiên những lo ngại này dường như vẫn chưa trở thành sự thật, khi năm ngoái chuỗi cửa hàng bán sách lớn nhất Nhật Bản Tsutaya thông báo doanh thu kỷ lục 113 tỷ yên, tương đương 1,1 tỷ USD trong tài khóa 2013. Số lượng sách và tạp chí phát hành tại Nhật Bản vẫn gia tăng một cách đều đặn trong 10 năm gần đây, với tốc độ đáng mơ ước tại nhiều quốc gia là trên 7% mỗi năm. Đối với phần đông người Nhật Bản,văn hóa đọc của người Nhậtđã trở thành một thói quen đã ăn sâu bén rễ mà họ sẽ không dễ dàng từ bỏ. Điều khiến tôi khâm phục hơn cả là văn hóa đọc đã tồn tại ở Nhật Bản từ rất lâu. Ngay từ thế kỷ 17, số lượng người biết đọc biết viết ở Nhật Bản đã ở mức cao so với các quốc gia khác đương thời. Trong giai đoạn Genroku (1688 1704), được coi là thời kỳ phát triển cực thịnh của mạc phủ Tokugawa (1600 1868), Nhật Bản đã có một hệ thống xuất bản sách hiện đại với sự xuất hiện của nhiều nhà xuất bản lớn và các nhà văn tên tuổi. Lượng xuất bản trung bình là hơn 10.000 bản, một con số thực sự ấn tượng ở thời kỳ này. Trong giai đoạn này, do nhu cầu đọc sách tăng mạnh trong khi lượng phát hành không đủ, phong trào thuê sách đọc trở nên thịnh hành ở các thành phố lớn của Nhật Bản.