Người nữ hợp giới là gì

Rối loạn phân định giới tính được đặc trưng bởi một nhận dạng giới tính mạnh mẽ, bền vững liên quan đến lo âu, trầm cảm, cảm xúc không ổn định, và thường muốn sống với một giới tính khác với giới tính khi được sinh ra. Những người có rối loạn phân định giới tính thường tin rằng họ là nạn nhân của một sự rủi ro về mặt sinh học và bị cầm tù một cách tàn nhẫn trong một cơ thể không tương thích với bản sắc giới tính chủ quan của họ. Hình thái cực đoạn nhất của rối loạn phân định giới tính có thể được gọi là thuyết chuyển giới.

Giới tính sinh học và giới tính không giống nhau.

  • Giới tính sinh học đề cập đến tình trạng sinh học của một người: nam, nữ, hoặc liên giới.

  • Nhân dạng tình dục đề cập đến giới tính mà một người bị thu hút về mặt tình dục [nếu có].

  • Nhân dạng giới tính là ý thức chủ quan của sự nhận biết loại giới tính nào một cá nhân thuộc về; tức là, mọi người coi mình là nam, nữ, chuyển giới hay một thuật ngữ khác [ví dụ: genderqueer, phi nhị giới, vô giới].

  • Vai trò giới tính là mục tiêu, biểu hiện công khai về nhân dạng giới và bao gồm tất cả mọi thứ mà mọi người nói và làm để chỉ cho chính họ và cho người khác thấy mức độ mà họ xác định giới tính của mình.

Hành vi vai trò giới rơi vào sự liên tục của nam tính và nữ tính truyền thống, với một sự công nhận rộng rãi về văn hoá rằng một số người không thích hợp - cũng không nhất thiết muốn hòa hợp- với sự phân đôi nam và nữ như truyền thống. Những người này có thể tự gọi mình là người genderqueer, phi nhị giới, hoặc là một trong nhiều thuật ngữ khác đã trở nên phổ biến hơn trong 10 năm qua. Thuật ngữ cisgender đôi khi được sử dụng để chỉ những người có bản sắc giới tính tương ứng với giới tính của họ khi sinh.

Các nền văn hoá phương Tây tỏ ra chấp nhận hơn với các hành vi khác thường về giới tính ở trẻ em gái [Tôm boy] [thường không bị coi là rối loạn về giới tính] so với các hành vi ẻo lả hoặc "điệu đà" ở trẻ em trai. Nhiều bé trai đóng vai là các cô gái hoặc các bà mẹ, kể cả cố gắng mặc quần áo của em gái hoặc mẹ. Thông thường, hành vi này là một phần của sự phát triển bình thường. Sự không phù hợp về giới tính [hành vi khác với các chuẩn mực văn hóa so với giới tính của một người khi sinh ra] không được coi là rối loạn và hiếm khi kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc dẫn đến rối loạn phân định giới tính, mặc dù các bé trai có hành vi không phụ hợp về mặt giới tính kéo dài có thể trở thành đồng tính hoặc lưỡng tính khi trưởng thành.

Đối với hầu hết mọi người, có sự tương đồng giữa giới tính sinh học [khi sinh], nhân dạng giới tính và vai trò giới tính của họ. Tuy nhiên, những người có rối loạn phân định giới tính trải nghiệm một số mức độ không phù hợp giữa giới tính khi sinh và nhân dạng giới tính của họ.

Sự không tương đồng về giới không phải là một rối loạn. Tuy nhiên, khi nhận thức sự không phù hợp giữa giới tính khi sinh và cảm nhận nhân dạng giới tính gây ra đau khổ hoặc loạn hoạt năng đáng kể, chẩn đoán rối loạn phân định giới tính có thể là thích hợp. Đau khổ thường là sự kết hợp của lo âu, trầm cảm, và cảm xúc không ổn định. Những người với rối loạn phân định giới tính nghiêm trọng, thường được gọi là người chuyển giới, có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng, gây nhiễu loạn và lâu dài và có mong muốn mãnh liệt được thay đổi cơ thể của họ về mặt y học và/hoặc phẫu thuật để làm cho cơ thể của họ tương đồng hơn với nhân dạng giới tính của họ.

Mặc dù thiếu con số chính xác, khoảng 0,005-0,014% nam giới khi sinh và 0,002 đến 0,003% nữ giới khi sinh đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn phân định giới tính, như đã nêu trong Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Ấn bản thứ năm [DSM-5]. Nhiều người tự nhận mình là người chuyển giới nhưng không đáp ứng các tiêu chí về rối loạn phân định giới tính.

Một số học giả cho rằng việc chẩn đoán rối loạn phân định giới tính chủ yếu là tình trạng thực thể, giống như rối loạn phát triển giới tính, và không phải là rối loạn tâm thần. Ngược lại, một số thành viên của cộng đồng người chuyển giới xem xét ngay cả những dạng cực đoan về sự không phù hợp về giới tính chỉ đơn giản là một biến thể bình thường trong nhân dạng và biểu hiện giới tính của con người.

Mặc dù các yếu tố sinh học [ví dụ, di truyền, môi trường nội tiết trước sinh] xác định phần lớn nhân dạng giới tính, sự hình thành một nhân dạng giới tính vững chắc, không bị xung đột và vai trò giới cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội [ví dụ: đặc trưng của mối gắn kết cảm xúc của cha mẹ, mối quan hệ mà mỗi bố mẹ có với đứa trẻ]. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tương quan cao hơn đối với rối loạn phân định giới tính ở các cặp sinh đôi cùng trứng so với khác trứng, gợi ý có một thành tố di truyền ảnh hưởng tới nhân dạng chuyển giới.

Khi sự gắn nhãn và dạy dỗ về giới tính gây nhầm lẫn [ví dụ, trong trường hợp bộ phận sinh dục không rõ ràng hoặc hội chứng di truyền làm thay đổi bộ phận sinh dục, chẳng hạn như hội chứng không nhạy cảm androgen], trẻ em có thể không chắc chắn về vai trò hoặc nhân dạng giới tính của họ, mặc dù tầm quan trọng của các yếu tố môi trường vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, khi sự gắn nhãn và dạy dỗ về giới tính là rõ ràng, thậm chí kể cả bộ phận sinh dục không rõ ràng cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển nhân dạng giới tính của trẻ.

Rối loạn phân định giới tính ở trẻ em thường biểu hiện ở độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi. Trẻ em thường biểu hiện như sau:

  • Thích mặc đồ của giới khác

  • Nhấn mạnh rằng họ thuộc về giới khác

  • Mong rằng họ sẽ thức dậy và trở thành người giới khác

  • Thích tham gia vào các trò chơi và hoạt động khuôn mẫu của giới khác

  • Có những cảm xúc tiêu cực đối với bộ phận sinh dục của họ

Ví dụ, một cô gái trẻ có thể khẳng định cô ấy sẽ phát triển dương vật và trở thành một cậu bé; cô bé có thể đứng khi đi tiểu. Một cậu bé có thể tưởng tượng về việc là phụ nữ và tránh các trò chơi tự do và các trò chơi cạnh tranh. Cậu bé đó có thể ngồi để đi tiểu và muốn được giải thoát khỏi dương vật và tinh hoàn của mình. Đối với trẻ trai, đau khổ về những thay đổi cơ thể của tuổi dậy thì thường sẽ có yêu cầu được điều trị chuyển giới nữ về sau khi ở tuổi vị thành niên. Hầu hết trẻ em bị rối loạn phân định giới tính không được đánh giá cho đến khi trẻ từ 6 đến 9 tuổi, thời điểm mà rối loạn phân định giới tính đã trở thành mạn tính.

Chỉ có một số ít trẻ em được chẩn đoán rối loạn phân định giới tính vẫn là rối loạn phân định giới tính như người lớn. Có sự tranh cãi đáng kể về việc khi nào hoặc liệu có nên hỗ trợ sự chuyển đổi xã hội và/hoặc y khoa của trẻ trước tuổi dậy thì có rối loạn chuyển giới hay không; không có nghiên cứu kết luận để hướng dẫn quyết định này.

Mặc dù hầu hết những người chuyển giới đều có các triệu chứng rối loạn phân định giới tính hoặc cảm thấy khác biệt trong thời thơ ấu, một số thì không biểu hiện cho đến khi trưởng thành. Những người chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ [nữ chuyển giới] có thể ban đầu là những người thích mặc đồ khác giới và về sau này mới chấp nhận nhân dạng giới tính ngược lại của họ.

Thực hiện nghĩa vụ hôn nhân và quân sự là chuyện bình thường ở những người chuyển giới, những người tìm cách chạy trốn cảm xúc ngược với giới tính [chuyển giới] của họ. Một khi họ chấp nhận cảm xúc ngược với giới tính của họ và thay đổi công khai, nhiều nữ chuyển giới hòa nhập vào trong xã hội như là phụ nữ - nhận hoặc không nhận liệu pháp hooc môn hay phẫu thuật chuyển giới tính.

Nhiều nam giới khi sinh mà xác định giới tính là phụ nữ hài lòng với cách biểu hiện bên ngoài nữ tính và việc nhận được thẻ nhận dạng nữ [ví dụ bằng lái xe, hộ chiếu] để giúp họ làm việc và sống trong xã hội như phụ nữ. Những người khác có thể gặp một số vấn đề, có thể bao gồm lo âu, trầm cảm và hành vi tự sát. Những vấn đề này có thể liên quan đến áp lực xã hội và gia đình liên quan đến việc không chấp nhận các hành vi không phù hợp về giới.

  • Tiêu chuẩn DSM-5 cụ thể

Rối loạn nhân dạng giới tính được biểu hiện khác nhau ở các độ tuổi khác nhau. Nhưng để chẩn đoán rối loạn nhân dạng giới tính ở mọi lứa tuổi, tiêu chuẩn DSM-5 đòi hỏi phải có cả hai điều sau:

  • Không phù hợp đáng kể giữa giới tính khi sinh và nhân dạng giới tính [nhân dạng giới tính ngược] biểu hiện ≥ 6 tháng

  • Đau khổ đáng kể về lâm sàng hoặc suy giảm chức năng gây ra do sự không phù hợp này

Ngoài những đặc điểm cần thiết cho tất cả các nhóm tuổi, trẻ em phải có ≥ 6 trong số những đặc điểm sau đây:

  • Một mong muốn mãnh liệt hoặc nhấn mạnh rằng họ thuộc giới tính khác [hoặc một số giới tính khác]

  • Sở thích mãnh liệt trong việc mặc quần áo của người khác giới, và ở trẻ gái, chống đối việc mặc quần áo nữ

  • Sở thích mãnh liệt trong việc đóng vai giới tính khác khi chơi

  • Sở thích mãnh liệt các đồ chơi, trò chơi và các hoạt động đặc trưng của giới tính khác

  • Sở thích mãnh liệt trong việc chơi với bạn khác giới

  • Từ chối mãnh liệt các đồ chơi, trò chơi và các hoạt động đặc trưng của giới tính phù hợp với giới tính khi sinh của họ

  • Hoàn toàn không thích cơ thể giải phẫu của họ

  • Một mong muốn mãnh liệt đối với các đặc điểm giới tính sơ cấp và/hoặc thứ cấp phù hợp với cảm nhận nhân dạng giới tính của họ

Nhân dạng giới tính ngược không chỉ đơn thuần là mong muốn về những ưu tiên theo văn hóa được nhận khi là giới tính khác. Ví dụ, một cậu bé nói rằng cậu ấy muốn trở thành một cô gái để cậu ấy sẽ nhận được sự chăm sóc đặc biệt mà em gái mình nhận được không phải là một rối loạn nhận định giới tính.

Ngoài các đặc điểm cần thiết cho tất cả các nhóm tuổi, vị thành niên và người trưởng thành phải có ≥ 1 trong số các đặc điểm sau:

  • Một mong muốn mãnh liệt để được thoát khỏi [hoặc cho những vị thành niên trẻ tuổi, ngăn chặn sự phát triển của] đặc điểm giới tính sơ cấp và/hoặc thứ cấp của họ

  • Một mong muốn mãnh liệt đối với các đặc điểm giới tính sơ cấp và/hoặc thứ cấp phù hợp với cảm nhận giới tính của họ

  • Một mong muốn mãnh liệt để được là giới tính khác [hoặc một số giới tính khác]

  • Một mong muốn mãnh liệt để được đối xử như một giới tính khác

  • Một niềm tin mãnh liệt rằng họ có những cảm nhận và phản ứng điển hình của giới tính khác

Chẩn đoán rối loạn phân định giới tính ở người trưởng thành tập trung vào việc xác định liệu có sự đau khổ đáng kể hay sự suy giảm rõ rệt về các lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực hoạt động chức năng quan trọng khác hay không. Chỉ riêng sự không phù hợp về giới là không đủ để chẩn đoán.

  • Tâm lý trị liệu

  • Đối với những bệnh nhân có động cơ nhất định trên một độ tuổi nhất định [thường là 16 tuổi trở lên], liệu pháp hoóc-môn giới tính và đôi khi là phẫu thuật chuyển giới tính, với sự đồng ý và chấp thuận theo yêu cầu.

Hành vi không phù hợp về giới tính, chẳng hạn như mặc quần áo của người giới khác, có thể không cần điều trị nếu nó xảy ra mà không có tình trạng căng thẳng tâm lý hoặc suy giảm chức năng. Hành vi như vậy không được coi là một rối loạn.

Khi điều trị là cần thiết, điều trị đó là nhằm giúp đỡ bệnh nhân thích ứng hơn chứ không phải là cố gắng can thiệp vào nhân dạng của họ. Những cố gắng thay đổi nhân dạng giới tính ở người trưởng thành đã không chứng tỏ hiệu quả và hiện nay được coi là phi đạo đức.

Ở hầu hết các nền văn hoá phương Tây, hầu hết những người chuyển giới có yêu cầu điều trị đều là nam giới khi sinh và khẳng định nhân dạng giới tính nữ và coi bộ phận sinh dục và các đặc điểm nam tính của họ là đáng ghê tởm. Tuy nhiên, khi các phương pháp điều trị được cải thiện, người chuyển giới tính từ nữ thành nam [nam chuyển giới] được bắt gặp nhiều hơn trong thực hành tâm thần và y khoa nói chung, mặc dù tỉ lệ mắc ở các nền văn hoá phương Tây là khoảng 1/3 người chuyển giới tính từ nam thành nữ.

Mục đích chính của người chuyển giới trong việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế không phải là để có được sự điều trị tâm lý mà là để có được các điều trị hooc môn và/hoặc phẫu thuật chuyển giới [chứng thực giới tính hay bộ phận sinh dục] sẽ làm cho diện mạo của họ gần giống cảm nhận về nhân dạng giới tính của họ. Sự kết hợp giữa trị liệu tâm lý, chuyển giới bằng hooc môn, sống ít nhất một năm trong cảm nhận giới tính và phẫu thuật chuyển giới tính có thể được thực hiện khi rối loạn được chẩn đoán chính xác và các nhà lâm sàng thực hiện theo tiêu chuẩn được chấp thuận mang tính quốc tế về chăm sóc điều trị rối loạn nhân dạng giới tính, được ban hành bởi Hiệp hội Chuyên nghiệp Thế giới về Sức khoẻ Người chuyển giới [WPATH].

Mặc dù bệnh nhân có rối loạn phân định giới tính không còn cần phải được điều tị bằng liệu pháp tâm lý trước khi cân nhắc thực hiện các điều trị hooc môn và thủ thuật ngoại khoa, các nhà thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần có thể làm những việc sau để giúp bệnh nhân đưa ra quyết định:

  • Giúp bệnh nhân đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực của sự kỳ thị [ví dụ, không chấp nhận, phân biệt đối xử]

  • Giúp bệnh nhân tìm thấy một biểu hiện giới tính thoải mái

  • Nếu có thể, tạo điều kiện thay đổi vai trò giới, xuất hiện và chuyển đổi

Hooc môn sinh dục nữ với liều lượng vừa phải [ví dụ, miếng dán da estradiol 0,1 đến 0,15 mg/ngày] cộng với điện phân, liệu pháp chỉnh giọng nói và các phương pháp điều trị hướng nữ tính khác có thể làm cho việc thích ứng với vai trò giới tính nữ trở nên ổn định hơn. Các kích thích tố kích dục nữ có những tác dụng có lợi đáng kể lên các triệu chứng rối loạn tâm thần, thường là trước khi có bất kỳ thay đổi nào về đặc điểm sinh dục thứ sinh [ví dụ như trưởng thành vú, giảm sự phát triển của râu và lông trên cơ thể, phân phối lại mỡ đến hông]. Các hooc môn sinh dục nữ, ngay cả khi không có sự trợ giúp tâm lý hay phẫu thuật, là đủ cho một số bệnh nhân cần làm cho họ cảm thấy thoải mái như một phụ nữ.

Phẫu thuật chuyển giới được yêu cầu bởi nhiều người chuyển giới tính từ nam thành nữ. Phẫu thuật bao gồm việc cắt bỏ dương vật và tinh hoàn và tạo hình âm đạo nhân tạo. Một phần của quy đầu dương vật được giữ lại như một âm vật, bộ phận thường nhạy cảm về tình dục và duy trì được khả năng cực khoái trong hầu hết các trường hợp.

Quyết định theo đuổi phẫu thuật chuyển giới thường gây ra những vấn đề xã hội quan trọng cho bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân này đã kết hôn và có con. Cha mẹ hoặc vợ/chồng người chuyển giới có thể sẽ có những vấn đề thích ứng đáng kể trong các mối quan hệ tình cảm và có thể mất người thân yêu trong quá trình này. Trong các nghiên cứu theo dõi dọc, phẫu thuật bộ phận sinh dục đã giúp một số người chuyển giới sống cuộc sống hạnh phúc hơn và tạo nhiều giá trị hơn và điều đó được chứng minh ở những người được điều trị chuyển giới có động lực cao, được đánh giá một cách thích hợp và có ít nhất 1 năm sống với vai trò giới tính ngược lại.

Một số bệnh nhân cũng theo đuổi các phẫu thuật không phẫu thuật, khẳng định giới tính như phẫu thuật nâng ngực, phẫu thuật tạo hình khuôn mặt [ví dụ như nâng mũi, nâng chân, thay đổi cấu trúc hàm, cạo sụn khí quản] hoặc phẫu thuật cắt dây thanh thay đổi chất lượng của giọng nói.

Việc tham gia vào các nhóm hỗ trợ giới, có sẵn ở hầu hết các thành phố lớn hoặc thông qua Internet, thường là hữu ích.

Bệnh nhân từ nữ thành nam thường yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ vú sớm vì khó có thể sống với vai trò nam giới với một lượng lớn mô vú; sự tồn tại vú thường gây ra khó thở.

Sau đó, phẫu thuật cắt tử cung và cắt buồng trứng có thể được thực hiện sau một đợt điều trị bằng hooc môn androgen [ví dụ, các chế phẩm testosteron ester 300 đến 400 mg tiêm bắp mỗi 3 tuần hoặc các liều tương đương của miếng dán da hoặc gel androgen]. Các chế phẩm Testosteron thường làm trầm tiếng nói một cách bền vững, làm tăng lượng cơ ở giới nam và phân bố lại mỡ, gây phì đại âm vật, và thúc đẩy mọc lông trên cơ thể và râu trên mặt.

Bệnh nhân có thể lựa chọn một trong những cách thức sau đây:

  • Một dương vật giả [neophallus] được tạo thành từ da cấy ghép từ cẳng tay, chân hoặc bụng [tạo hình dương vật]

  • Một dượng vật nhỏ được tạo thành từ các mô mỡ được lấy ra từ mu chậu và đặt xung quanh âm vật phì đại do testosteron [tái tạo dương vật nhỏ]

Với một trong hai thủ thuật, tạo hình bìu thường cũng được thực hiện; môi lớn được cắt ra để tạo thành các cấu trúc lỗ rỗng gần giống với bìu, và các phương pháp cấy ghép tinh hoàn được thực hiện để lấp đầy bìu.

Phẫu thuật có thể giúp một số bệnh nhân nhất định đạt được sự thích ứng và hài lòng hơn. Tương tự như những trường hợp chuyển giới từ nam thành nữ, những người chuyển giới từ nữ thành nam và phải sống trong vai trò nam giới ít nhất 1 năm trước khi được chuyển đến phẫu thuật sinh dục không thể đảo ngược.

Kết quả về mặt giải phẫu của các phẫu thuật tạo hình dương vật giả thường ít làm bệnh nhân hài lòng về mặt chức năng và ngoại hình hơn so với phẫu thuật chuyển giới tính từ nam thành nữ, điều này có thể dẫn đến ít yêu cầu phẫu thuật chuyển giới tình từ nữ thành nam. Khi kỹ thuật tạo hình dương vật tiếp tục được cải tiến, yêu cầu tạo hình dương vật đã tăng lên.

  • Cho dù rối loạn phân định giới tính có nên được coi là rối loạn tâm thần hay không còn là một vấn đề gây tranh cãi; một số học giả cho rằng đây chủ yếu là một vấn đề y tế, trong khi đó một số thành viên của cộng đồng người chuyển giới thậm chí còn xem xét các trường hợp không phù hợp về giới ở mức độ nặng như một biến thể bình thường trong nhân dạng và biểu hiện giới tính của con người.

  • Rối loạn nhân dạng giới tính được chẩn đoán chỉ khi có sự không phù hợp giữa giới tính khi sinh và cảm nhận nhân dạng giới tính là rõ ràng và gây ra những đau khổ đáng kể và/hoặc suy giảm chức năng đáng kể.

  • Mục đích chính của những người chuyển giới tính trong việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế thường không phải là để được điều trị tâm lý mà là để nhận được điều trị bằng hooc môn và/hoặc phẫu thuật chuyển giới để làm cho diện mạo của họ gần giống cảm nhận về nhân dạng giới tính của họ.

  • Đối với một số người chuyển giới tính từ nam thành nữ, các hooc môn hướng nữ giới là tất cả những gì họ cần để làm cho họ cảm thấy thoải mái như một phụ nữ.

  • Những người chuyển giới nên sống trong vai trò giới tính khác ít nhất 1 năm trước khi phẫu thuật chuyển giới được xem xét.

  • Việc điều trị cho trẻ trước tuổi dậy thì được chẩn đoán rối loạn phân định giới tính vẫn còn gây tranh cãi.

Chủ Đề