Nguồn lực hữu hạn là gì

Sự khan hiếm

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Tác vụ trang

  • Xem
  • Lịch sử
  • Thêm nữa

Template:Chú thích trong bài Trong kinh tế học, sự khan hiếm là vấn đề mà các nhu cầu và ước muốn của con người là vô hạn, trong khi các nguồn lực lại hữu hạn. Nói cách khác, xã hội không thể có đủ nguồn lực sản xuất để thỏa mãn mọi nhu cầu của con người. Sự khan hiếm còn hàm ý rằng không thể theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu xã hội với cùng một số các nguồn lực sẵn có, sự đánh đổi sẽ xảy ra, khiến mục tiêu này xung đột với mục tiêu khác. Trong bài luận văn có tầm ảnh hưởng lớn viết năm 1932, Lionel Robbins đã định nghĩa kinh tế học như là: "Khoa học nghiên cứu hành vi con người trong các mối quan hệ giữa tiêu dùng trong điều kiện các nguồn lực khan hiếm và các cách thức lựa chọn thay thế nhau".

Trong sinh học, sự khan hiếm đề cập đến sự giảm sút số lượng các cá thể của các loài. Các loài sinh vật quý hiếm được luật pháp quốc tế, quốc gia và địa phương bảo vệ tránh khỏi sự tuyệt chủng.

Sự khan hiếm tồn tại bất cứ khi nào nhu cầu của một cá nhân hoặc một chủ thể kinh tế lớn hơn khả năng sẵn có về tài nguyên để thỏa mãn nhu cầu đó. Ví dụ, một em bé mong muốn có một lon coca giá 6 ngàn đồng và một phong kẹo cao su 2 ngàn đồng, trong khi đó nó chỉ có trong tay 7 ngàn đồng, em bé đó gặp phải sự khan hiếm. Vấn đề quan trọng hơn là sự khan hiếm luôn tồn tại vì mẫu thuẫn vốn có giữa nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ và khả năng thỏa mãn nhu cầu. Mẫu thuẫn này được thể hiện ở chỗ nhu cầu của con người tăng lên không ngừng trong khi khả năng sản xuất của xã hội để thỏa mãn nhu cầu lại có giới hạn do sự hạn chế về tài nguyên.

Tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mọi nguồn lực để sản xuất ra các hàng hóa, dịch vụ bao gồm tiền vốn, đất đai, máy móc thiết bị, công nghệ, quản lý, thời gian. Đối với các doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực khan hiếm chính là các yếu tố sản xuất khan hiếm. Đối với người tiêu dùng, nguồn lực khan hiếm chính là lượng thu nhập nhất định mà anh ta kiếm được dùng để mua sắm các hàng hóa, dịch vụ cho tiêu dùng.

Hàng hóa và dịch vụ khan hiếm

Hàng hóa và dịch vụ khan hiếm hay là hàng hóa kinh tế [economic goods]: là hàng hóa khi quy giá về bằng không, thì số lượng về cầu lớn hơn số lượng về cung. Nếu theo định nghĩa này thì tuyệt đại hàng hóa xung quanh ta là khan hiếm.

Hàng hóa và dịch vụ là khan hiếm bởi vì các nguồn lực để sản xuất ra chúng [các yếu tố sản xuất] là giới hạn, cũng như công nghệ và kỹ năng của lao động là giới hạn tỷ lệ với tổng nhu cầu của con người. Giả sử khi quy giá của sản phẩm về bằng không; thì nếu nhu cầu của con người là bằng 0 thì vẫn có sự khan hiếm; nhưng nếu các nguồn lực đủ lớn để sản xuất nhiều hơn số sản phẩm và dịch vụ mà con người mong muốn, cũng sẽ không có sự khan hiếm. Các nguồn lực khan hiếm là cơ sở để xác định đường giới hạn khả năng sản xuất [PPF: viết tắt: tiếng Anh: production possibilities frontier]. Việc sử dụng các nguồn lực không hiệu quả [ví dụ như việc làm không đầy đủ, số lượng nhân công phân bổ không phù hợp với đất đai và nguồn vốn] có thể làm giảm sự sản xuất của nền kinh tế xuống phía dưới đường PPF. Rất khó để có thể xóa bỏ sự không hiệu quả, và theo một vài quan điểm, sự không hiệu quả được xem là một sự khan hiếm nhân tạo.

Tham khảo


Thể loại:Thuật ngữ kinh tế học

Lấy từ //wiki.edu.vn/wiki/index.php?title=Sự_khan_hiếm&oldid=236723

Video liên quan

Chủ Đề