Nguyễn hữu trọng là ai

Tròn 10 năm kể từ khi bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng kết hôn với chị Đinh Thị Thoan, mọi điều tiếng, lời bàn ra, tán vào chỉ còn là dĩ vãng. Kết tinh tình yêu của họ là hai béKim Phúc [9 tuổi] và Hữu Đức[6 tuổi] xinh xắn và thông minh.

Khoảnh khắchạnh phúc của người đàn ông 90 tuổi có hai con nhỏ

Tổ ấm của họ nằm trên một quả đồi ở vùng núi Yên Sơn [Ba Vì, Hà Nội]. Ngày thường, ông Trọng nghiên cứu cây thuốc, tiếp đón người bệnh. Cuối tuần, ông có thể hát hò, tiếp rượu bạn thơ cả ngày. Thỉnh thoảng ông chở vợ con đi các tỉnh chơi. Có những lúc, ông Trọng một mình phóng xe lên các vùng núi để tầm các cây thuốc hay... Đó là cuộc sống của một người đã ở tuổi 89.

"Tôi từng bị đạn găm vào chân, từng phẫu thuật dạ dày... Sức khỏe của tôi thực sự không còn tốt như tôi biểu hiện ra đâu, nhưng tôi luôn sống quên bệnh tật, tuổi tác, hận thù. Tôi luôn nghĩ mình mới 30 tuổi thôi", người đàn ông với gương mặt hồng hào nói.

Hai bé Kim Phúc và Hữu Đức được bố dạy đàn, hát, vẽ mỗi ngày.

Trước khi nghỉ hưu, ông Trọng từng giữ chức Trưởng banquản lý tuyên truyền khoa học kỹ thuật [thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước], nhiều năm làm thư ký cho giáo sư Tôn Thất Tùng và giáo sư Từ Giấy. Về hưu, ông chuyên tâm về nghiên cứu chữa bệnh từ cây thuốc nam.

Sự nghiệp, tài kinh doanh ở ông rực rỡ bao nhiêu thì cuộc sống riêng tư lại trắc trở bấy nhiêu. Ba cuộc hôn nhân của ông lần lượt đi vào ngõ cụt. Mối lương duyên "trời định" lần thứ tư xuất hiện vào cuối năm 2004 khi ông được mời về Đại học Thái Nguyên nói chuyện. Kiến thức uyên bác, con người hào hoa, phúc hậu ở ông đã để lại ấn tượng sâu đậm với cô sinh viên quê Phú Thọ, tên Thoan, ngay từ lần đầu gặp.

"Lúc thầy [ông Trọng] bắt tay ra về, tôi cảm nhận tay thầy rất mềm, rất ấm. Vốn không phải người năng nổ nhưng không hiểu sao hôm đó tôi mạnh bạo xin số của thầy", người phụ nữ nay đã 37 tuổi, nhẹ cười, kể.

Ông Trọng thì nhớ,kết thúc buổi nói chuyện, đáng lý ông định tổng kết lại, nhưng nhìn thấy chị Thoan chăm chú lắng nghe, ông đã đi thẳng về phía chị và "tức cảnh sinh tình" nói: "Đứng trước sắc đẹp của nàng, thời gian sẽ đọng lại, tinh tú sẽ lu mờ, trái đất sẽ ngừng quay, mặt biển sẽ ngừng sóng và thần công lý sẽ tự bẻ gãy thanh gươm quỳ gối dưới chân em".

Sau khi tốt nghiệp, chị Thoan xin ông theo học nghề thuốc. Nhờcần mẫn và hết lòng vì trang trại thuốc, cô gái trẻ đã được ông Trọng tin tưởng giao cho quản lý toàn bộ trang trại sau một thời gian ngắn làm việc. Thi thoảng cuối tuần ông mới ghé thăm và đưa chị ra ngoài gặp bạn bè, ăn uống.

Tình cảm dành cho người đàn ông hơn tuổi cả cha mình cứ ngày một lớn trong chị Thoan.Một đợt lâu ông Trọng bận công chuyện không ghé thăm trang trại, nỗi nhớ cứ dày vò chị ngày đêm, cuối cùng chị quyết định sẽ "tỏ tình".

Giọng sang sảng, ông Trọng kể: "Cô ấy gọi cho tôi bảo 'Em đã thuộc hết thơ của thầy rồi. Hôm nào thầy xuống em có việc quan trọng muốn thưa'. Tôi nói 'Tôi chỉ đọc, chứ có chép lại đâu mà em thuộc được'. Rồi cô ấy đáp: "Em nghe qua đã nhớ rồi'".

Ngày hôm sau ông Trọng đến, bất ngờ nhưng hạnh phúc khi được tỏ tình. Ông bàn tính luôn với chị chuyện làm đám cưới. Dĩ nhiên mối tình "đũa lệch" của họ bị gia đình nhà gái kịch liệt phản đối.

"Tôi nài nỉ bố gặp mặt anh ấy. Sau nhiều lần, bố tôi đành chấp nhận có một buổi ra mắt", chị Thoan kể.

Ngày dẫn về ra mắt, chị Thoan bị cả 13 anh chị, dâu rể trong nhà mắng. Ai cũng nói chị "Lấy về làm bố à". Nhưng ngược lại, bố mẹ chị thấy được con người đôn hậu, tử tế của ông Trọng và cảm nhận được con gái yêu người đàn ông này chứ không vì lý do nào khác.

Lễ cưới của họ được tổ chức vào giữa năm 2007, thu hút rất nhiều người hiếu kỳ đến từ khắp nơi. Đôi vợ chồng đã mặc áo cưới, mở tiệc đón khách suốt 28 ngày.

Ông Trọng và vợ thường xuyên cho các con đi chơi.

Vừa tiếp chuyện, ông Trọng vừa đón khách, ký giấy tờ cho nhân công. Với vợ hay với ai, ông cũng xưng "tôi - em". Chị Thoan thì vẫn quen miệng gọi "thầy - em", thi thoảng mới "anh - em" như những cặp vợ chồng khác.

Nhấp một ngụm trà được pha từ dòng nước khoáng tinh khiết và những cây thuốc trồng được, ông chia sẻ tiếp, ông xác định cưới vợ về là phải tạo dựng một gia đình thực sự, phảicho vợ cơ hội được làm mẹ. Sau hơn một năm cưới, họ sinh được một bé gái. Ba năm sau, họ lại chào đón đứa con thứ hai.

Kể về lần sinh đó, chị cười ngượng nghịu. Chị vào Bệnh viện Sơn Tây nhưng chuyển dạ 2 ngày vẫn chưa sinh. Chồng năng dìu chị đi dạo, ngày ba lần ra cổng viện mua đồ ăn, khiến người xung quanh ai cũng chú ý.

Đến lúc chị vào phòng mổ, trước khu mổ có rất đông bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, kể cả các y bác sĩ hiếu kỳ đứng xem. Chị sinh xong, bác sĩ đưa bé cho ông Trọng bế về phòng. Tiếp đó, lại yêu cầu ông bế vợ.

"Bác sĩ không bảo hộ lý bế tôi hay cho lên cáng lại bảo chồng tôi.Lúc đó tôi sợ lắm, vừa sinh xong vẫn khoảng 55 kg, nghĩ thầm sao anh ấy bế nổi. Anh ấy nhìn tôi giao ước tôi chỉ cần bám chắc thì sẽ bế được. Tôi làm như lời anh ấy bảo, được bế đi khoảng 300 m, qua hai khúc cua. Xung quanh bên đường, đằng trước, đằng sau mọi người túm tụm nhìn. Tổng cộng phải có khoảng đến 600 người theo dõi ca mổ lần đó của tôi", chị nhớ lại.

Từ ngày có thêm hai con, chị Thoan cảm nhận người xung quanh có thiện cảm hơn với gia đình họ. Ở quê, anh em, họ hàng đều rất quý ông Trọng. Mỗi khi họ ra đường, mọi người chỉ thấy lạ, chứ không còn dè bỉu nữa.

Hơn 10 năm hôn nhân vớihai đứa trẻ xinh đẹp, thông minh, chị Thoan vẫn giản dị đi bên ông Trọng, là người vợ, người trợ lý đắc lực cùng ông nghiên cứu y học.

Hàng ngày, ngoài phụ giúp chồng công việc, chị Thoan còn rất chú ý chăm sóc sức khỏe của chồng. Chị cũng luôn chủ động giữ không khí gia đình vui vẻ. "Muốn anh ấy sống lâu với ba mẹ con thì không thể để anh ấy phải suy nghĩ, buồn phiền hay tức giận chuyện gì", chị bộc bạch.Am tường nhiều nhạc cụ, giỏi thơ ca, hội họa và nhiếp ảnh, nên có lẽ vì vậy hai con rất bám ông Trọng.Sau bữa cơm tối hàng ngày, hai bé Phúc và Đức thay phiên nhau đứa bóp vai, đứa bóp chân cho bố, rồi đòi bố kể chuyện, dạy đàn, dạy vẽ.

"Cuộc sống của chúng tôi như bao gia đình khác thôi. Các con yêu thương bố mẹ và rất hiểu chuyện", ông cười hạnh phúc.

Phan Dương

Bài viết chính của thể loại này là Nguyễn Hữu Trọng.

Thể loại này gồm trang sau.

  • Người thổi tù và hàng tổng

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thể_loại:Nguyễn_Hữu_Trọng&oldid=9559735”

Nam Dược Thần Hiệu Tuệ Tĩnh Đường là nơi dạy học nghề thuốc nam, trồng thuốc nam và chữa bệnh bằng thuốc nam.

Đến đây gặp bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, ai trong nghề cũng phải nể phục. Đặc biệt quan điểm của ông đều hướng đến việc chăm sóc sức khỏe sắc đẹp - chống lão hóa - chữa những người hiếm muộn cũng như một số bệnh khác đều hoàn toàn bằng thảo dược để tự cơ thể người bệnh tự sinh ra những chất cần thiết để chống lại già nua làm phôi pha sắc đẹp, giảm sức khỏe. Ông không dùng hóa mỹ phẩm cũng như các nội tiết đưa từ bên ngoài vào.

Bởi nhiều năm trước đây ông đẵ là bác sĩ thẩm mỹ đầu tiên, có tiếng ở Hà Nội. nhưng ông tự thấy cũng như theo dõi khách hàng thấy việc dùng mỹ phẩm không được bền và có những hậu quả không tốt. Vì thế ông bỏ công đến khắp mọi miền đất nước cũng như một số nước để nghiên cứu học tập kinh nghiệm. Ông đẵ được nhiều bà con chỉ bảo những cây thuốc quý, những bài thuốc hay như hiện nay.

Ông chữa bệnh theo quan điểm của ông cha ta là: “ Nam Dược Trị Nam Nhân”. Như nghị quyết của Bộ Chính Trị người Việt Nam dùng hàng Việt Nam - chủ chương của Bộ Y Tế người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam.

Không như các cơ sở thuốc nam khác hầu hết còn chế biến thủ công. Nhưng đến cơ sở bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng các thuốc nam đước chế biến theo quy trình và dây truyền máy móc rất hiện đại nhằm cung cấp cho người dùng tiện lợi không phải sắc uống đỡ mất thời gian lại đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối.

Khách đến thường được ông bắt mạch ghi chép tỉ mỉ từ nhóm máu đến phân loại các làn da, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm, xét nghiệm để ông kê các vị thuốc nam cho đúng với bệnh tật. Ông hết sức quan tâm đến các xét nghiệm, kết quả của những đôi vợ chồng đến khám hiếm muộn.

Hình ảnh gia đình hạnh phúc của bác sĩ

Ông đẵ chia sẻ với chúng tôi: Điều đầu tiên là.

1. Dùng thuốc uống để cơ thể tự sản sinh ra các chất nội tiết cũng như các kháng thể nhằm chống lại các bệnh tật - giúp đẩy các làn da cũ lên nhanh và các làn da mới non trẻ tươi sáng mọc lên.

2. Ông dùng phương pháp ngâm mông, tắm toàn thân bằng thảo dược của đồng bào người Dao kết hợp với những cây thuốc mới mà ông tìm ra. Phương pháp này giúp người bệnh đào thải chết độc qua da cũng như các bệnh phụ khoa của chị em thường mắc phải - nó còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh nhất là đối với chị em tiền mãn kinh và mãn kinh. Đối với nam giới các bệnh phì đại, u tiền liệt tuyến cũng như các bệnh trĩ nội trĩ ngoại

3. Đắp mặt hoàn toàn bắng thảo dược làm cho các tế bào già của da chóng bong và làn da mới các sợi Colagen phát triển làm khuôn mặt tươi sáng.

Ngoài những phương pháp như trên tất cả các kem dưỡng da mặt cũng như toàn thân và kem chống nắng đều được ông nghiên cứu tự chế hoàn toàn bằng thảo dược cũng như các chất: Sữa non, phấn hoa, gấc, mật ong, dầu dừa, sáp ong…

Theo ông lộ trình làm đẹp, trắng da, trẻ hóa làn da phải kết hợp với ba cách trên ít nhất thời gian là ba tháng. Qua liệu trình như trên những vết thâm đen còn lại trên da cơ sở của ông có đầy đủ các thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng giải quyết.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng còn được biết đến với tư cách nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nhiếp ảnh…

Ông nhìn chúng tôi và quả quyết: “Tôi không chịu bất kỳ trường hợp nào miễn khách hàng hợp tác với tôi một cách chân tình”.

Với phương pháp của ông chỉ cần khách đến chia sẻ lần đầu các loại thảo dược mang về dùng tại nhà theo hướng dẫn chi tiết của ông. Cần thiết lắm một tháng chỉ càn đến một lần để ông điều chỉnh. Như vậy khách tiết kiệm được thời gian vàng ngọc, tránh được những tai nạn đáng tiếc trong khi tham gia giao thông đến các cơ sở làm đẹp. Đặc biệt so với các phương pháp dùng hóa mỹ phẩm ở các nơi thẩm mỹ thì chị em đỡ được 70% chi phí lại an toàn - đặc biệt đối với những khách không được dư giả lắm ông thường có những cách dùng thỏa dược lâu dài đỡ tốn kém nhưng cũng có hiệu quả.

Còn đối với những người hiếm muộn ông đặc biệt quan tâm đến phương pháp thải độc song song với các thỏa dược mà ông cha ta có nhiều kinh nghiệm ông không cho dùng các nội tiết đưa từ bên ngoài vào. Bởi vậy chỉ sau một thời gian khách thấy cơ thể khỏe ra, câu chuyện “phòng the” được dần dần khỏe lên đều đặn lên.

“Niềm vui” sau những bộn bề công việc

Bên cạnh công việc hàng ngày của mình là chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp cho mọi người tại cơ sở của mình, bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng còn thường xuyên làm các công tác xã hội. Hiện nay ông đang giữ chức vụ chủ tịch Hội những người yêu dân ca quan họ Việt Nam - phó chủ tịch Câu Lạc Bộ Thơ Việt Nam

Tâm sự về vai trò chủ tịch Hội những người yêu dân ca quan họ Việt Nam, ông cho biết: “Tôi là người yêu quan họ, tôi sẵn sàng bỏ công sức, bỏ tiền nhà đi làm vận động mọi người tham gia thành lập hội. Mặc dù đến nay trải qua không ít thăng trầm trong cuộc sống. Nhưng những hội viên trong hội luôn tin và theo tôi, thực sự rất cảm động. Nhờ có lòng tin cậy mến của mọi người, đến giờ Hội những người yêu dân ca quan họ Việt nam của chúng tôi đã lên đến nghìn người, gấp nhiều lần so với những ngày thành lập”.

Không chỉ duy trì, phát triển hội, bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng đã lập nhiều thành tích đáng kể trong quá trình công tác của mình. Đặc biệt, phải kể đến thành tích là đơn vị đầu tiên tập hợp quần chúng vận động bầu cho Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới; thành tích vận động 3700 người mặc áo dân ca quan họ hát “mời trầu”. Lập kỷ lục Ghinet Quốc Gia.

Vừa kể chuyện cho chúng tôi nghe, bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng khẽ ngâm nga đôi ba câu quan họ trong bài mời trầu với nét mặt tươi vui, hạnh phúc.

Bằng kinh nghiệm và tình yêu quan họ của mình, bác sĩ Trọng hoàn toàn ủng hộ việc đưa hát quan họ vào trường học. Bởi vì theo ông “Trong quá trình học nhiều năm như vậy, giới trẻ không biết hết, không nhớ hết, nhưng ít nhất vẫn có thể hát được vài bài quan họ. Đấy là một cách để giữ gìn và phát triển quan họ”.

Cuộc sống ở tuổi 80, bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng còn được biết đến với tư cách nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nhiếp ảnh… Cái tài chụp ảnh của ông ai cũng phải nức khen. Từ đôi tay tài hoa của ông, những bức ảnh trở nên có hồn, sống động vô cùng.

Nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng không ít bài hát được các nhạc sĩ ngẫu hứng sáng tác khi tình cờ nhìn thấy những bức ảnh do ông chụp. Như bài Bến đợi- nhạc và lời Thế Song, viết từ cảm nhận khi xem bức ảnh Bến đợi của bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng; Thương về Hội An- nhạc và lời Võ Vang; Trầm Tư chiều Mỹ Sơn- nhạc và lời Văn Dung, Lời Của Đá của nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Hoàng Hôn Xanh của nhạc sỹ Hoàng Vân, Lung Linh Phong Nha Động của nhạc sỹ Vũ Thiết, Em Từ Núi Nào Xuống của nhạc sỹ Đặng Nhất Mai, Nước Sông Cầu của nhạc sỹ Đức Miêng... Vậy mới nói rằng, thế giới trong ảnh ông chụp sống động, tuyệt mỹ chẳng khác gì thế giới đời thực.

Ảnh “Bến đợi” do bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng chụp

Bao năm rồi anh chưa về trên dòng sông bến đợi

Để con Thuyền cắm sào lặng lẽ chờ ai

Hàng rào liêu siêu bờ tre mòn mỏi

Với tiếng du hời vọng mãi đêm dài

Ơi hò ơi hò ơi…

Con thuyền bên kia sông nhẹ nhàng mái chèo chèo

Để thuyền em bên đây sáo động

Kia dòng sông nước xuôi ngày tháng trôi

Ơi con sông quê đợi chờ…

Tiễn chúng tôi bác sĩ Trọng chia sẻ: Tôi sẵn sàng tư vấn cho mọi người qua số điện thoại 0975706886, website: //tuetinhduong.vn/ - muốn tìm tôi hãy đến chân núi Ba Vì cạnh khu du lịch Ao Vua.

Video liên quan

Chủ Đề