Nguyên nhân gây ung thư phổi ở phụ nữ

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh ung thư đối với phụ nữ. Sự phát triển bệnh ung thư phổi của nam giới và nữ giới có sự khác nhau đáng kể. Do đó, các dấu hiệu ung thư phổi ở nam giới và nữ giới cũng có khả năng không giống nhau.

Theo thống kê khu vực châu Á, có khoảng 60 đến 80% phụ nữ bị ung thư phổi là những bệnh nhân không hề hút thuốc lá. Dù hút thuốc có nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi cao và khi ngừng việc hút thuốc sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh lên ​​đến 90%. Vậy các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi này đối với nữ giới là như thế nào?

Nguyên nhân gây ung thư phổi ở phụ nữ
Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do bệnh ung thư đối với phụ nữ

Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi ở nữ giới

Đa số mọi người chúng ta thường nghĩ rằng những người đang sống với căn bệnh ung thư phổi là do họ tự chuốc lấy, họ tự chọn lựa và không có gì phải phàn nàn. Điều này có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý họ hơn bao giờ hết.

Thực tế, phụ nữ bị ung thư phổi hầu hết xảy ra ở những bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc lá. Có nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng sự phát triển ung thư phổi ở nữ giới như sau:

  • Hút thuốc lá thụ động: Tức là những người này không hề hút thuốc lá nhưng lại có nguy cơ hít phải khói thuốc của người khác cao nhất. Những người sống với người hút thuốc lâu năm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi lên đến khoảng 20 – 30%. Có thể họ không hút thuốc lá, nhưng gia đình họ có người từng hút thuốc lá.
  • Người có tiếp xúc với Amiăng và các hóa chất độc khác: Những người đã và đang tiếp xúc với amiăng – chất được sử dụng trong ngành vật liệu xây dựng và các hóa chất vô cùng độc hại khác như khí radon – một loại khí phóng xạ được sử dụng trong các ngành khai thác, có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn người bình thường.
  • Vấn đề tuổi tác: Theo thống kê, nguy cơ phát triển ung thư phổi ở phụ nữ tăng lên khi họ già đi. Hầu hết các bệnh ung thư phổi ở nữ giới được chẩn đoán ở những bệnh nhân trên 60 tuổi.
  • Tiền sử bệnh án: Những người phụ nữ có tiền sử bệnh về phổi như khí phế thũng, xơ phổi cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ ít ai biết đến đó là do sự khác biệt về nội tiết tố, gen di truyền và sự trao đổi chất ở hai giới.

Nguyên nhân gây ung thư phổi ở phụ nữ
Hút thuốc lá thụ động là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư phổi ở nữ giới

Bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu, sự tổn thương còn khu trú, bệnh nhân có các dấu hiệu thường không điển hình, không rõ ràng. Thông thường, người bệnh là phụ nữ thường không có các dấu hiệu cho đến khi bệnh lan rộng sang các khu vực xa hơn khác của cơ thể. Thường gặp các dấu hiệu như sau:

  • Người bệnh ho: Xảy ra trong khoảng 80% các bệnh nhân, thường thấy nhất là thay đổi về tần suất, lúc đầu ho ít sau đó ho càng nhiều nhưng không rõ nguyên nhân, có thể ho khan và kèm theo khạc đờm, thậm chí ho ra máu.
  • Người bệnh khó thở thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân.
  • Ở người có bệnh lý viêm phổi thường chỉ tái diễn ở một vị trí.
  • Xuất hiện hiện tượng tràn dịch màng phổi.
  • Bệnh nhân thường xuyên đau tức ngực, đau ở vai và tay.
  • Một số ít bệnh nhân sụp mí mắt, đồng tử co lại và không ra mồ hôi trên nửa khuôn mặt.
  • Các dấu hiệu do sự chèn ép như: Khó ăn, khó nuốt, khàn tiếng…
  • Các dấu bệnh hiệu di căn não như: Nhức đầu thường xuyên kèm theo buồn nôn, thậm chí nôn, rối loạn sự nhận thức, vận động và triệu chứng tại thần kinh khu trú. Mắt yếu.
  • Các dấu hiệu khi di căn xương: Đau lưng, đau ngực, đau vai, rất đau nhức xương đặc biệt khi vận động.
  • Các dấu hiệu chèn ép tủy sống như: Tê tay tê chân, yếu ở các chi, mất khả năng vận động chi và rối loạn cơ tròn.
  • Bệnh nhân sụt cân.

Nguyên nhân gây ung thư phổi ở phụ nữ
Sụt cân nhanh chóng nhưng không rõ nguyên nhân là dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới

Các dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Mặc dù hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn sớm trước khi di căn, tuy nhiên một số người vẫn có thể nhận thấy. Lưu ý, những triệu chứng này có thể liên quan đến những bệnh khác chứ không phải chỉ là dấu hiệu của ung thư phổi. Dưới đây là các dấu hiệu sớm của ung thư phổi thường xảy ra ở phụ nữ bạn cần biết nhằm thăm khám sớm để điều trị kịp thời:

  • Bệnh về đường hô hấp như viêm phổi.
  • Bệnh gặp khi tuổi tác cao như: Bệnh xương khớp, tim mạch và hô hấp…
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh, chế độ giảm cân và stress.
  • Do tính chất môi trường làm việc như ngồi nhiều và ít vận động.

Đặc biệt, các dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới và bệnh viêm phổi có những biểu hiện ban đầu tương đối rất giống nhau như sốt, ho khan và ho có đờm… Vì thế, khi xuất hiện dấu hiệu ho khan kéo dài, ho ra máu hoặc ít máu, đau tức ngực… bệnh nhân đi khám ngay lập tức để tiến hành chụp X-quang phổi và thường xuyên tái khám từ 4 – 6 tuần/ lần.

Nguyên nhân gây ung thư phổi ở phụ nữ
Đừng nhầm lẫn triệu chứng của bệnh viêm phổi và ung thư phổi

Trên đây là các dấu hiệu ung thư phổi ở nữ giới cho bạn đọc tham khảo. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có người thân trong gia đình hút thuốc lá, phụ nữ làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, người phụ nữ bị bệnh viêm phổi có những triệu chứng trên, hay người có người thân từng bị ung thư phổi cần khám sàng lọc tầm soát bệnh ung thư phổi sớm. Bên cạnh đó, cần xây dựng cho bản thân và gia đình lối sống lành mạnh, không rượu bia thuốc lá, siêng năng rèn luyện thể thao, phơi nắng… để có sức khỏe dẻo dai nhất. Ngoài ra, cần ăn uống lành mạnh, tránh xa đồ chiên rán nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi vào thực đơn mỗi ngày và đặc biệt cần trồng thêm thật nhiều cây xanh vì cây xanh chính là lá phổi thứ hai của hành tinh này.

Nguyên nhân gây ung thư phổi ở phụ nữ
Hãy tích cực trồng cây xanh - lá phổi thứ của Trái đất chúng ta

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Các yếu tố nguy cơ có thể gây ung thư phổi ở phụ nữ gồm: khí radon, khói nấu ăn trong nhà, sự khác biệt về gen và khói thuốc thụ động.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford và Đại học California San Francisco đã công bố một bài báo tóm tắt các yếu tố nguy cơ ung thư phổi tiềm ẩn ở phụ nữ, phân tích dựa trên các mô hình sàng lọc, chẩn đoán, kết quả lâm sàng. Các nhà nghiên cứu tìm thấy một số điểm khác biệt giữa đàn ông, phụ nữ, bao gồm sự phát triển ung thư phổi, quá trình sàng lọc, kết quả, tác dụng phụ của việc điều trị.

Nhóm tác giả hy vọng rằng các nhà khoa học, bác sĩ lâm sàng sẽ chú ý đến những khác biệt này để cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân vì tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ vẫn tương đối cao trên toàn cầu.

Mặc dù có sự gia tăng ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc, phần lớn bệnh nhân ung thư phổi vẫn có tiền sử sử dụng thuốc lá. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ không nhạy cảm hơn nam giới đối với những chất gây ung thư trong khói thuốc.

Nguyên nhân gây ung thư phổi ở phụ nữ

Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư phổi do hít khí radon, khói thuốc thụ động, gen... Ảnh: Freepik

Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), radon, một hợp chất phóng xạ có trong đất, đá và nước là nguyên nhân chính gây ung thư phổi ở người không hút thuốc, là nguyên nhân phổ biến thứ hai sau khói thuốc lá. Một phân tích của 7 nghiên cứu bệnh chứng phát hiện, hít nhiều khí radon trong môi trường sinh sống có thể tăng nguy cơ ung thư phổi.

Khói thuốc là yếu tố nguy cơ phổ biến thứ ba gây bệnh ung thư phổi. Một phân tích tổng hợp của 37 nghiên cứu chứng minh, phụ nữ không hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn 24% nếu bạn đời của họ hút thuốc, so với nhóm đối chứng.

Khói nấu ăn trong nhà cũng có thể góp phần làm tăng tỷ lệ ung thư phổi ở phụ nữ. Một nghiên cứu từ châu Á cho thấy, phụ nữ nấu ăn bằng than có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 5 lần so với những người không nấu ăn. Ngoài ra, dầu ăn còn dẫn đến sự hình thành các hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs), được biết đến là chất gây ung thư. Phụ nữ nấu ăn ở những nơi có hệ thống thông gió kém có thể tăng khả năng tiếp xúc với PAHs.

Theo một nghiên cứu ở Đài Loan, trong số những người không hút thốc, phụ nữ bị ung thư phổi có nhiều khả năng dương tính với HPV hơn nam giới. Nghiên cứu cũng liên kết các đột biến gen ảnh hưởng đến việc sửa chữa DNA và đột biến trong gen TP53 tăng nguy cơ ung thư phổi ở phụ nữ. Gen TP53 tạo ra một loại protein ngăn chặn sự sao chép của DNA bị hư hỏng, quá trình phân chia tế bào.

Mức độ estrogen cũng có thể là một yếu tố nguy cơ. Một nghiên cứu cho thấy, phụ nữ tiền mãn kinh bị ung thư phổi trải qua giai đoạn bệnh nặng hơn phụ nữ sau mãn kinh. Nghiên cứu khác chứng minh các thụ thể estrogen biểu hiện quá mức ở nhiều bệnh ung thư phổi.

Tuy nhiên, các hướng dẫn hiện hành trên thế giới về tầm soát ung thư phổi thường hỏi về tiền sử hút thuốc lá. Do đó, có xu hướng loại trừ các trường hợp ung thư phổi đang phát triển ở những người không hút thuốc. Trong khi đó, có tới 80,6% phụ nữ được chẩn đoán ung thư phổi không đáp ứng các tiêu chí sàng lọc mà Lực lượng phòng ngừa đặc nhiệm Mỹ (USPSTF) đưa ra vào năm 2013. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các hướng dẫn sàng lọc nên được mở rộng để bao gồm các yếu tố nguy cơ ngoài việc sử dụng thuốc lá, các thử nghiệm lâm sàng trong tương lai nên điều tra sự khác biệt dựa trên giới tính trong ung thư phổi.

Số liệu từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) cho biết, Việt Nam ghi nhận hơn 26.000 ca mắc ung thư phổi, gần 24.000 ca tử vong vào năm 2020. Trong đó, tỷ lệ nam, nữ giới bị ung thư phổi lần lượt là 18,9% và 9,1%.

Theo tổ chức Y tế Thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới, phần lớn là nam giới. Ngoài ra, những người tiếp xúc với khói, bụi, quá trình luyện thép, niken, crom nếu không tuân thủ bảo hộ lao động cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Châu Vũ (Theo Medical News Today)