Nguyên tắc 6 không của nông nghiệp hữu cơ là gì? *

Ngành nông nghiệp ở nước ta đã và đang là ngành cung cấp chủ yếu nhiều loại sản phẩm và lượng các sản phẩm lương thực thực phẩm cho tiêu dung nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức như ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật ở người,...

Nguyên tắc 6 không của nông nghiệp hữu cơ là gì? *

Làm thế nào để giảm thiểu những nguy cơ này và bảo đảm cho con người một nguồn lương thực, thực phẩm sạch (an toàn) đang là một đòi hỏi bức thiết của xã hội. Phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ là một trong những hướng đi nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Nông nghiệp hữu cơ là một hình thức canh tác nông nghiệp tránh hoặc loại bỏ phần lớn việc sử dụng phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu, các chất điều tiết tăng trưởng của cây trồng và các chất phụ gia trong thức ăn gia súc. Nông nghiệp hữu cơ chính là giải pháp lớn để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch.
Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. 

Theo tổ chức nông nghiệp hữu cơ quốc tế IFOAM (tổ chức thế giới về nông nghiệp hữu cơ): "Vai trò của nông nghiệp hữu cơ, dù cho trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng, là nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người." 

Nhìn chung canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh việc khai thác quá mức và gây ô nhiễm cho các nguồn lực tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng năng lượng và các nguồn lực không thể tái sinh, sản xuất đủ lương thực có dinh dưỡng, không độc hại, và có chất lượng cao, . . .. Ngoài ra, nông nghiệp hữu cơ còn đảm bảo, duy trì và gia tăng độ màu mỡ lâu dài cho đất, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là các chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, đa dạng các vụ mùa và các loại vật nuôi, phù hợp với điều kiện địa phương, . . ..

Tại sao chọn sản xuất Nông nghiệp hữu cơ? Nông dân toàn thế giới (trong đó có Việt Nam ) đều có chung câu trả lời đó là: Vì sức khoẻ của cả gia đình họ/Vì có thu nhập cao hơn/Vì có môi trường tốt hơn/Vì thực phẩm an toàn hơn. 

Tại sao người tiêu dùng chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ? Vì sản phẩm hữu cơ không có chất thải từ thuốc trừ sâu và chất kích thích tăng trưởng trong sản phẩm hữu cơ. Rau quả hữu cơ có vị ngon hơn, nhiều dinh dưỡng hơn và bảo quản được lâu hơn. Rau quả hữu cơ có chứa nhiều chất chống ôxy hoá có tác dụng chống các bệnh ung thư hơn các loại thực phẩm canh tác theo phương thức thông thường. 

Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm sạch, an toàn khác như thế nào? Sự khác biệt rõ nhất giữa các loại sản phẩm hữu cơ với sản phẩm sạch, an toàn khác là quy trình sản xuất: Sản xuất các sản phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học, nguồn thức ăn trong chăn nuôi là nguồn thức ăn tự nhiên. Trong khi quy trình sản xuất rau quả và sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn vẫn sử dụng một số lượng nhất định thuốc trừ sâu và phân bón hoá học, thức ăn tăng trọng và các chất kích thích trong chăn nuôi. 

Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hữu cơ như thế nào? Chị Ngô Thị Diềm, người trồng vải ở Lục Ngạn cho biết: "Trước đây, năm nào gia đình tôi cũng mất một khoản chi phí khá lớn mua thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu bệnh và cỏ dại cho vườn vải. Sau khi học được các biện pháp canh tác mới, gia đình đã tận dụng những phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm rác, cỏ dại, . . . để ủ phân vi sinh bón cho cây nên chi phí giảm hẳn". Các thí nghiệm trên rau, cây ăn quả (cam, vải), nuôi trồng thủy sản đã thu được nhiều kết quả. Năng suất, chất lượng được bảo đảm, an toàn với môi trường và với sức khỏe người sản xuất cũng như người tiêu thụ sản phẩm.

Các nguyên tắc canh tác nông nghiệp hữu cơ là gì? Dựa trên tiêu chuẩn IFOAM chúng ta đang nghiên cứu xem xét ban hành các nguyên tắc canh tác hữu cơ ở Việt Nam. Các nguyên tác đó là:

1. Tất cả các loại phân bón hóa học đều bị cấm dùng. 

2. Cấm dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học. 

3. Cấm dùng các loại hormon tổng hợp (thuốc kích thích sinh trưởng). 

4. Các thiết bị canh tác (bình phun thuốc trừ sâu, cuốc, . . .) đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử dụng trong canh tác Hữu cơ.

5. Nông dân phải duy trì việc ghi chép lại các nguồn của tất cả các khoản vật tư (giống, phân bón, . . .) dùng trong canh tác. 

6. Các cây trồng trong các ruộng hữu cơ phải khác với khác cây trồng trong các ruộng truyền thống. 

7. Một vùng cách ly (hoặc một vùng ngăn cản) cần phải được thiết lập nhằm để tránh việc nhiễm bẩn từ bên ngoài vào. Vùng cách ly này có thể là một con đê, con mương thoát nước hoặc một hàng cây nhằm sàng lọc nhiễm bẩn. Cây trồng cách ly phải gồm hai hàng rào và cao hơn loại cây trồng truyền thống. Các loại cây trồng làm hàng rào cách ly phải khác với cây trồng trong ruộng Hữu cơ. 

8. Ngăn cấm phá rừng nguyên sinh để canh tác Hữu cơ. 

9. Các loại cây trồng ngắn ngày (lúa, rau, ngô, . . .) phải có ít nhất 12 tháng chuyển đổi. Cây trồng lâu năm được gieo trồng sau giai đoạn chuyển đổi được coi là cây trồng Hữu cơ.

10. Các loại cây trồng lâu năm (chè, cà phê…) phải có ít nhất 18 tháng chuyển đổi. Các cây trồng ngắn ngày được thu hoạch sau giai đoạn chuyển đổi được coi là sản phẩm Hữu cơ.

11. Cấm sử dụng các loại giống cây chuyển đổi gen. 

12. Tốt nhất nên sử dụng hạt giống hữu cơ và các nguyên liệu hữu cơ.

13. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.

14. Phân bón hữu cơ phải được sử dụng theo cách tổng hợp (ví dụ: phân ủ, phân chuồng, phân xanh). 

15. Cấm đốt cành cây, rơm rạ (trừ trường hợp đối với kiểu du canh đất dốc). 

16. Cấm dùng phân bắc (phân người) trong sản xuất Hữu cơ. 

17. Phân gà từ các trại gà công nghiệp được phép sử dụng trong canh tác Hữu cơ song phải được ủ kỹ ở nhiệt độ cao. Phân gà từ các cơ sở nuôi gà ngay trên mặt đất được phép dùng. 

18. Phân ủ đô thị không được phép dùng. 

19. Nông dân phải có những biện pháp nhằm ngăn ngừa xói mòn đất màu và tình trạng nhiễm mặn đất. 

20. Túi và các vật dụng đựng được sử dụng để vận chuyển và lưu kho sản phẩm Hữu cơ đều phải mới và sạch. Túi nilon tổng hợp cũ không được phép dùng. 

21. Không được phép phun các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong kho chứa nông sản.  

22. Được phép sử dụng thuốc trừ sâu sinh học trong sản xuất nông nghiệp Hữu cơ. 

Vì sao sản xuất nông nghiệp hữu cơ chưa phát triển rộng? Lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam mới chỉ chiếm vị trí rất nhỏ nên chi phí cho sản xuất, vận chuyển, chế biến và bán ra thị trường sẽ có giá rất cao. Hơn nữa, quá trình ủ phân cần nhiều sức lao động - phải thu gom các chất thải đồng ruộng và các loại cây làm phân xanh, cắt nhỏ rồi ủ chung với phân chuồng và chất lên men. Thời gian ủ lâu, phức tạp và kỳ công hơn so với sử dụng phân hóa học. Điều này khiến cho nhiều hộ dân dù thấy được tính hiệu quả nhưng còn ngần ngại áp dụng, . . . do vậy, khó lòng duy trì mô hình sản xuất hữu cơ lâu dài được.

 Ngoài ra, các sản phẩm của canh tác hữu cơ do không sử dụng thuốc kích thích nên hình thức không "bắt mắt" khó thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Sản phẩm hữu cơ lại chưa được phổ biến rộng rãi; chưa có giấy chứng nhận sản phẩm an toàn nên giá bán không cao hơn, thậm chí chỉ bằng các loại rau an toàn. Hơn nữa, do chưa có tiêu chuẩn về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ nên người tiêu dùng chưa có căn cứ phân biệt sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ với các sản phẩm thông thường khác. 

Bà Nguyễn Thị Loan, nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án nông nghiệp hữu cơ, nay là Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam thừa nhận, "canh tác theo phương pháp hữu cơ tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu nên chưa thể tiến hành một cách ồ ạt được mà phải có sự chọn lựa, chọn lọc sản phẩm. Bên cạnh đó, nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ để mở rộng diện tích canh tác, tiếp cận và mở rộng thị trường."

Thế Nhựt (tổng hợp)

1. Đảm bảo đất, nước không bị nhiễm hóa chất nông nghiệp

Đất để trồng rau hữu cơ phải đảm bảo các tiêu chí của Bộ Nông Nghiệp như giới hạn hàm lượng kim loại nặng, dư lượng chất bảo vệ thực vật. Ngoài ra, đất trồng rau organic phải đảm bảo không canh tác 3 năm hoặc đã 3 năm chuyển đổi canh tác hữu cơ. Vị trí đất trồng phải cách ly các nguồn hóa học tác động đến nông phẩm. Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 -15 cm), bón phân hữu cơ để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.

Nguyên tắc 6 không của nông nghiệp hữu cơ là gì? *

Nước tưới rau phải đảm bảo yêu cầu nước dùng luôn sạch, không bị ô nhiễm, không chứa các chất hóa học gây hại cho đất và cây trồng. Đặc biệt tuyệt đối không sử dụng nước thải từ các nhà máy xí nghiệp, trang trại chăn nuôi,… mà chưa qua xử lý để tưới cho rau.

2. Biện pháp kiểm soát cỏ dại không hóa chất

Các biện pháp kiểm soát cỏ dại trên đất trồng luôn phải tuân thủ nguyên tắc không sử dụng hóa chất. Nông dân chỉ hạn chế cỏ bằng cách ủ phân hữu cơ ở nhiệt độ cao, nhỏ cỏ bằng tay hoặc sử dụng biện pháp cạnh tranh sinh học.

Nguyên tắc 6 không của nông nghiệp hữu cơ là gì? *

Một số nông dân làm đất trước khi gieo trồng các chế phẩm vi sinh không gây ô nhiễm đất, không hóa chất để cải tạo đất, tiêu diệt sâu bệnh hại, mầm cỏ có trong đất, bổ sung dinh dưỡng và làm cho đất tơi xốp hơn. Biện pháp trồng xen canh các loại cây họ đậu để tạo độ che phủ cho đất và tăng độ ẩm cũng được người nông dân áp dụng khi trồng rau hữu cơ.

3. Không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất để “trị bệnh” cho rau

Để hạn chế bệnh trên rau hữu cơ cũng như không ảnh hưởng đến nông phẩm, môi trường xung quanh, người nông dân đã dùng các biện pháp tự nhiên để “trị bệnh”, tiêu diệt sâu bệnh. Họ trồng xen các loại cây họ cúc, sả, bồ ngót,…để xua đuổi côn trùng. Bên cạnh đó, nhà nông còn tạo điều kiện sinh thái để hấp dẫn các thiên địch tự nhiên như chim sẻ, chim sâu, bọ rùa, bọ ngựa,… Biện pháp dùng rào hoặc lưới chắn côn trùng cũng được người nông dân áp dụng phổ biến.

4. Không sử dụng phân bón hóa học

Để có được một bó rau hữu cơ chất lượng đúng quy tắc trồng rau hữu cơ tự nhiên, ngoài việc chọn giống người nông dân phải dùng phân hữu cơ thay vì dùng các loại phân bón hóa học khác.

Nguyên tắc 6 không của nông nghiệp hữu cơ là gì? *

Phân bón cho rau chủ yếu được ủ bằng men vi sinh với các nguyên liệu tự nhiên như rơm, ngô, đậu, mùn cưa, vỏ café, bã mía hoặc phân gia súc. Thời gian ủ từ 30 ngày để đảm bảo nguyên liệu đã được phân hủy thành chất mùn giàu dinh dưỡng. Trong khoảng 2 tuần ủ phân, vi sinh vật sẽ hoạt động làm nhiệt độ đống ủ tăng lên 60 – 75oC. Với mức nhiệt này sẽ giúp tiêu diệt các mầm bệnh, góp phần hủy thành mùn nhanh hơn và từ đó tạo ra phân bón không mùi, tơi, xốp, tốt cho rau.

5. Không sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng

Nhiều người sẽ thắc mắc làm thế nào để có được bó rau hữu cơ tươi xanh đúng chuẩn và đáp ứng nhu cầu cho thị trường mà không dùng chất kích thích tăng trưởng? Bởi những hoạt chất này sẽ kích thích rau ra rễ, mau phát triển thân, lá nhanh hơn bình thường.

Nguyên tắc 6 không của nông nghiệp hữu cơ là gì? *

Thật ra để đáp ứng nhu cầu thị trường, người nông dân đã phải chọn đúng thời điểm, mùa vụ. Hơn nữa, để tăng năng suất người dân thay vì dùng thuốc kích thích thì sẽ tăng cường độ màu mỡ của đất, xây dựng hệ thống vi sinh vật khỏe mạnh cho đất. Với những biện pháp phòng ngừa sâu bệnh, cỏ dại sẽ phần nào giúp rau phát triển tự nhiên mà không cần các chất hóa học nào xúc tác. 

6. Không sử dụng giống biến đổi gene

Sản xuất rau hữu cơ đều đầu tiên là phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng tự nhiên, không được sử dụng những giống biến đổi gene do con người tạo ra. Các giống rau được chọn phải là những giống thuần chủng địa phương, có sức đề kháng tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu, địa lý vùng miền.