Nguyện vọng 2 có tăng điểm không 2023

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023

Về dự kiến phương hướng công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo [CSĐT] và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá tình xét tuyển.

Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo và thực hiện nâng cấp và bổ sung thêm chức năng cần thiết khác của phần mềm, nâng cấp đường truyền Hệ thống, tăng cường các giải pháp để kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm thiểu sai sót, nhầm lẫn có tính logic.

Đồng thời, hướng dẫn các CSĐT rà soát các phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ [không sử dụng] các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT rà soát, cân nhắc để hoàn thiện quy trình tuyển sinh, trong đó có thể xem xét khuyến cáo các CSĐT không thực hiện việc xét tuyển sớm như năm 2022, mà tất cả các phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT – tuyển sinh đợt 1.

Được biết, tuyển sinh 2022, có đến 30% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo NV khác NV1; có 35% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm còn lại hoàn toàn không muốn vào các ngành mà mình đã được công bố trúng tuyển sớm; có 72% thí sinh đã trúng tuyển thẳng tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển mà không xác nhận nhập học ngay.

Thay đổi cách tính điểm ưu tiên để tạo công bằng cho thí sinh

Đối với chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023, người đứng đầu ngành giáo dục cho biết, sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào ĐH, CĐ theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế quy định.

Bộ GD-ĐT giải thích, năm 2021, tỷ lệ thí sinh có điểm cao tăng lên; ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược... thì tỷ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp; tỷ lệ thí sinh phải có điểm ưu tiên trúng tuyển cao dẫn đến dư luận cho rằng điểm ưu tiên trở lên thiếu công bằng.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến và việc rà soát  điểm ưu tiên năm 2020, 2021 nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên với các thí sinh không hưởng chính sách ưu tiên.

Theo đó, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [[30 – Tổng điểm đạt được]/7,5] × Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 điều này.

Kết quả thống kê tổng hợp, phân tích số liệu trên Hệ thống trước khi xử lý nguyện vọng [NV]:

- Số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: 1.002.525

- Số thí sinh đăng ký xét tuyển [ĐKXT] vào ĐH; CĐ: 642.270 = 64,07% số đăng ký dự thi

- ĐKXT trực tuyến: 100%

- Số nguyện vọng ĐKXT: 3.068.538, trung bình 4,78 nguyện vọng/1 thí sinh

- Đối với việc xét tuyển sớm theo kế hoạch của CSĐT:

+ Trung bình 01 thí sinh đã đủ điều kiện trúng tuyển vào 2,3 nguyện vọng

     + 35% thí sinh trúng tuyển phương thức XT sớm: đăng ký NV1     

     + 30% thí sinh đăng ký các NV khác [không phải NV1 trong xét tuyển sớm]

+ 35% đã đăng ký xét tuyển sớm và được CSĐT thông báo đủ điều kiện trúng tuyển nhưng không đăng ký các NV xét tuyển sớm vào hệ thống.

- Số thí sinh xét tuyển thẳng xác nhận nhập học ngay: 28%

Như vậy, có đến 30% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm đăng ký theo NV khác NV1; có 35% thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm còn lại hoàn toàn không muốn vào các ngành mà mình đã được công bố trúng tuyển sớm; có 72% thí sinh đã trúng tuyển thẳng tiếp tục lựa chọn đăng ký xét tuyển mà không xác nhận nhập học ngay.

  • "Ép" học sinh kém không được thi vào lớp 10: Bệnh thành tích hay cách làm phản giáo dục?
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo xác minh thông tin "ép học sinh kém không dự thi lớp 10"

Nhiều giáo viên cho rằng, ngoài chiến lược ôn thi, mỗi thí sinh cần cân nhắc kỹ thứ tự nguyện vọng, khu vực tuyển sinh để tăng cơ hội đỗ vào ngôi trường mong muốn.

Năm học 2021-2022, dự kiến toàn TP Hà Nội có khoảng 129.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS [tăng khoảng 19.000 học sinh so với năm học 2020 - 2021]. Thực hiện công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, khoảng 60% số học sinh tuyển vào trường THPT công lập, 21% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập, 10% số học sinh tuyển vào trung tâm giáo dục thường xuyên [GDTX] và khoảng 9% số học sinh tham gia học nghề. Với tỷ lệ khoảng 60% học sinh THCS có suất vào lớp 10 THPT công lập nên cuộc đua năm nào cũng quyết liệt. Để có thể giành suất vào lớp 10, rất nhiều học sinh lớp 9 không chỉ tham gia học chính ở trên trường theo thời khóa biểu hàng ngày mà còn tham gia các lớp học thêm với lịch học rất dày, cường độ học tập căng thẳng.

Năm 2022, khoảng 60% học sinh THCS của Hà Nội có suất vào lớp 10 THPT công lập. Ảnh minh họa

Theo quy định của Sở GD&ĐT Hà Nội, đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo địa giới hành chính quận, huyện, thị xã. Toàn thành phố Hà Nội có 12 khu vực tuyển sinh. Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng [NV] dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập trên địa bàn thành phố. Học sinh phải sắp xếp các NV này theo thứ tự ưu tiên: NV1, NV2 và NV3. Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý, trong số 3 NV này, NV1 và NV2 phải thuộc khu vực tuyển sinh theo quy định; NV3 có thể thuộc một khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh không được thay đổi NV dự tuyển sau khi đã đăng ký. Học sinh trúng tuyển NV1 không được xét tuyển NV2, NV3.

Học sinh không trúng tuyển NV1 được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển [ĐXT] cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1,0 điểm. Học sinh không trúng tuyển NV1, NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có ĐXT cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển của trường ít nhất 2,0 điểm. Khi hạ điểm chuẩn cho phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng nêu rõ, những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú... được phép đổi khu vực tuyển sinh với điều kiện: NV1 và NV2 phải đăng ký dự tuyển vào 2 trường THPT công lập trong khu vực tuyển sinh đã thay đổi, NV còn lại [nếu có] thuộc khu vực tuyển sinh bất kỳ. Học sinh có nguyện vọng này cần có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh [theo mẫu của Sở GD&ĐT], trong đơn nêu rõ lý do đổi và được thủ trưởng cơ sở giáo dục xác nhận. Thời hạn ngày 13/5, học sinh nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2022 - 2023 tại trường THCS nơi học sinh đang học lớp 9. Ngày 23/5, học sinh xem danh sách dự tuyển tại trường THCS, kiểm tra toàn bộ thông tin cá nhân, nguyện vọng đăng ký, điểm ưu tiên... Nếu sai sót, đề nghị nhà trường sửa chữa kịp thời. Sở GD&ĐT Hà Nội công bố số lượng học sinh dự tuyển vào từng trường THPT công lập vào ngày 31/5. Ngày 13/6, học sinh sẽ nhận phiếu báo dự thi vào lớp 10.

Cô Lê Hoài Thu, giáo viên Trường THPT Trương Định [Hà Nội] cho biết, theo quy chế tuyển sinh mà Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành, mỗi học sinh được lựa chọn 3 nguyện vọng; trong đó điểm trúng tuyển của NV2 phải cao hơn tối thiểu 1 điểm so với NV1; NV3 thì phải có điểm xét tuyển cao hơn 2 điểm so với NV1.

Do đó, để tăng cao khả năng trúng tuyển vào lớp 10 công lập, khi đăng ký các nguyện vọng, học sinh và phụ huynh nên chọn các trường có cách biệt xa nhau về điểm trúng tuyển của năm học trước. “Các em cần ưu tiên cho NV1 và NV1 nên là một lựa chọn an toàn”, cô Thu chia sẻ.

Thầy Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh [Hà Nội] cũng khuyên thí sinh nên tìm hiểu về trường mình dự định thi như: Chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn hàng năm và đối chiếu năng lực bản thân để có những tính toán phù hợp cho việc đăng ký dự thi. Ngoài ra, học sinh và phụ huynh cũng nên xin ý kiến đánh giá, nhận định của thầy cô giáo giảng dạy các môn để biết được năng lực của học sinh ở mức độ nào trước khi đăng ký vào các trường THPT công lập. Cũng theo thầy Cường, học sinh nên đăng ký theo đúng quy định về khu vực tuyển sinh, phân bố nguyện vọng theo 3 mức để an toàn. Chẳng hạn trường NV1, NV2 nên cách xa về điểm chuẩn an toàn từ 3-5 điểm trở lên, trường NV3 nên là một trường có thể cùng hoặc không cùng khu vực nhưng điểm chuẩn ở mức không cao, thậm chí thấp.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề