Nhận biết CO2 bằng phương pháp hóa học

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Chúng ta biết khí cacbonic là khí không màu, không vị, không mùi, không duy trì sự cháy, sự sống. Việc gia tăng lượng khí CO2 trong khí quyển gây nên hiệu ứng nhà kính. Trong hóa học,  khí CO2 thường được đưa vào các bài tập nhận biết chất khí. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em nắm được cách nhận biết khí này.

Quảng cáo

I. Cách nhận biết khí CO2

- Cách nhận biết: Dẫn khí vào dung dịch nước vôi trong [Ca[OH]2] hoặc dung dịch Ba[OH]2

- Hiện tượng: Dung dịch bị vẩn đục màu trắng, sau đó nếu khí dư, dung dịch lại trở nên trong suốt.

- Phương trình hóa học:

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O

CaCO3 + CO2 dư + H2O → Ca[HCO3]2

Ngoài ra, chúng ta có thể nhận biết khí này bằng cách sử dụng que đóm đang cháy cho vào bình chứa khí CO2. Hiện tượng quan sát được đó là que đóm vụt tắt.

- Lưu ý: Khí CO2 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

II. Mở rộng

Khí CO2 được sử dụng khá phổ biến trong chế biến, bảo quản thực phẩm và trong công nghiệp:

- Khí cacbonic được sử dụng để chế tạo gas cho nhiều loại đồ uống có gas như coca, 7 up, pepsi,…

- CO2 ở dạng rắn hay còn gọi là đá khô.  Đá khô có nhiệt độ rất thấp và không nóng chảy chuyển từ thể rắn sang thể lỏng mà thăng hoa [chuyển từ thể rắn sang thể khí]. Đá khô thường được dùng để bảo quản thực phẩm.

- Được sử dụng trong bình chữa cháy.

- Là nguyên liệu dùng trong chế biến và sản xuất methanol, urê,…

III. Bài tập nhận biết khí CO2

Bài 1: Có 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách phân biệt từng khí. Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

- Dẫn hai khí lần lượt lội qua dung dịch nước brom nếu khí nào làm mất màu nước brom là SO2.

- Phương trình hóa học:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Bài 2: Dùng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất khí sau: CO2, H2, CO, SO2. Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải:

- Cho quỳ tím ẩm vào các lọ đựng các khí trên, hiện tượng:

+ Quỳ tím chuyển sang màu đỏ: CO2, SO2 [nhóm 1]

CO2 + H2O  ⇄ H2CO3

SO2 + H2O ⇄ H2SO3

+ Quỳ tím không đổi màu: CO, H2 [nhóm 2]

- Dẫn hai khí ở nhóm 1 lần lượt lội qua dung dịch nước brom, hiện tượng:

+ Dung dịch brom mất màu: SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

+ Không hiện tượng: CO2

- Dẫn 2 khí ở nhóm 2 qua CuO đun nóng, khí [hoặc hơi] thu được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, hiện tượng:

+ Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ, dung dịch xuất hiện vẩn đục → Khí ban đầu là CO.

CO + CuO đen

Cu đỏ + CO2↑

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O

Chất rắn chuyển từ màu đen sang màu đỏ, dung dịch không hiện tượng → Khí ban đầu là khí H2.

H2 + CuO đen

Cu đỏ  + H2O

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Nhận biết H2, O2, CO2, không khí

Nhận biết H2, O2, CO2, không khí được biên soạn hướng dẫn bạn đọc nhận biết các chất khí không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn CO2, H2, O2, Không khí. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Nhận biết các chất khí không màu đựng trong 4 lọ mất nhãn CO2 H2 O2 không khí.

Hướng dẫn giải chi tiết

Dẫn các khí trên qua dung dịch nước vôi trong Ca[OH]2 dư, khí nào làm đục nước vôi
trong thì đó là khí cacbonic.

Ca[OH]2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Lấy que đóm có tàn đỏ cho vào các khí còn lại, khí nào làm que đóm bùng cháy thành
ngọn lửa đó là khí oxi.

Dẫn các khí còn lại qua CuO nung nóng khí nào làm xuất hiện Cu [màu đỏ] đó là khí
hidro.

H2 + CuO → Cu + H2O

Khí còn lại là không khí

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Nhận biết 4 chất khí: SO2, CO2, O2, H2S bằng phương pháp hoá học

Hướng dẫn nhận biết

Đưa ống nghiệm lên trên rồi đốt lần lượt các chất ở phía dưới.

nếu chất nào cho sản phẩm có dính kết tủa màu vàng dưới là H2S

2H2S + O2

2S [màu vàng] + 2H2O

Cho lần lượt các chất còn lại td với H2S

Nếu chất nào cho ra sản phẩm là kết tủa màu vàng là SO2

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

Cho 2 chất còn lại qua Ca[OH]2, nếu chất nào cho ra sản phẩm có kết tủa màu trắng là CO2

CO2 + Ca[OH]2→ CaCO3 + H2O

Còn lại là O2.

Câu 2. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau: CO, CO2, SO2

Hướng dẫn nhận biết

Dẫn các khí lần lượt qua Br2

Nếu nước bị mất màu thì là SO2

Phương trình phản ứng

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Dẫn các khí còn lại qua dd nước vôi trong

Nếu xuất hiện vẩn đục nước vôi trong là CO2

Phương trình phản ứng

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓+ H2O

Còn lại là CO

Câu 3. Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các khí đựng trong các bình riêng biệt sau: CO, CO2, SO2, SO3, H2

Hướng dẫn nhận biết

Dẫn từng khí qua dung dịch BaCl2 → nhận được SO3 tạo kết tủa trắng

Phương trình phản ứng:

SO3 + BaCl2 + H2O → BaSO4↓trắng + 2HCl

Dẫn các khí còn lại qua dung dịch nước brom → nhận biết được SO2 làm mất màu nước brom.

Phương trình phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

Các khí còn lại dẫn qua dung dịch nước vôi trong → nhận biết được CO2 làm đục nước vôi trong.

Phương trình phản ứng: CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O

Hai khí còn lại đốt trong oxi rồi dẫn sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong. Nếu khí làm đục nước vôi trong là CO2 → chất ban đầu là CO, khí không phản ứng là H2O → chất ban đầu là H2.

Phương trình phản ứng:

2CO + O2 2CO2

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O

------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nhận biết H2, O2, CO2, không khí. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10, Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10, Giải bài tập Sinh học 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Câu 1: nêu phương pháp hoá học để nhận biết các chất khí sau đây:a. NH2,H2S, HCl , SO2b. Cl2 , CO2,CO,SO2,SO3c. NH3,H2S,Cl2, NÒ , NOd. O2,O3,SO2,H2,N2

Câu 2: Có 5 mẫu phân bón hoá học khác nhau ở dạng rắn bị mất nhãn gồm: NH4NO3,Ca3[PO4]2,KCl , K3PO4 và Ca[H2PO4].Hãy trình bày cách nhận biết các mẫu phân bón hoá học nói trên bằng phương pháp hoá học.

Câu 51: Có những chất khí sau: CO2;H2 CO; SO2.Khí nào làm đục nước vôi trong?

a/CO2 ;CO                b/CO; H2              c/SO2; H2                     d/ CO2; SO2

Câu 52.Khi quan sát 1 hiện tượng, để biết đó là hiện tượng hóa học ta dựa vào:

   A.Màu sắc                       B.Trạng thái                               C.Sự tỏa nhiệt                                            

   D.Chất mới sinh ra                                                             E.Tất cả đều đúng

Câu 53.Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là:

   a/Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi              

   b/Cho vôi sống [CaO] hòa tan vào nước

   c/Nước bị đóng băng ở Bắc cực

   d/Hòa tan muối ăn vào nước được dung dịch nước muối

      A.a, b, c                B.a, b, d                         C.a, c, d                  D.b, c, d

Câu 54.Chọn công thức hóa học thích hợp đặt vào chổ có dấu hỏi trong phương trình hóa học sau:    

                         2Mg  +  ?   à 2MgO

    A. Cu                                 B. O                             C. O2            D. H2

 Câu 55.Cho phản ứng:         NaI   +  Cl2   à  NaCl   +  I2

 Sau khi cân bằng, hệ số các chất của phản ứng trên lần lượt là:

  A. 2 ; 1 ; 2 ; 1             B. 4 ; 1 ; 2 ; 2            C. 1 ; 1 ; 2 ; 1             D. 2 ; 2 ; 2 ; 1

Câu 56.Đốt cháy 48 gam Lưu huỳnh với khí oxi, sau phản ứng thu được 96 gam khí Sunfuro. Khối lượng của oxi tác dụng là:

  A. 40g              B. 44g                   C. 48g                D.52g

Câu 57 Kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường ?

               A/ Cu                                                                       B/ Al

               C/ Ba                                                                        D/ Fe

Câu 58- Dung dịch nào trong số các dung dịch sau làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ?

               A/ NaCl                 B/ NaOH                                   C/ H2S                    D/ BaCl2

Câu 59- Hiđro là chất khí có tính gì?

               A/ Tính oxi hóa                                                        B/ Tính khử

               C/ Tính oxi hóa hoặc tính khử                                 D/ Cả tính oxi hóa và tính khử

Câu 60- Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí Hiđro bằng cách:

               A/ Điện phân nước                                       B/ Nhiệt phân KMnO4   

C/ Sản xuất từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.

               D/ Cho axit[HCl; H2SO4 loãng]  tác dụng với kim loại[Zn; Fe; Al…]

Dùng phương pháp hóa học để nhận biết các chất khí riêng biệt đựng trong các bình mất nhãn: CO2, SO2, C2H4, CH4, H2, N2 [trình bày theo phương pháp kẻ bảng và viết phương trình hóa học minh họa].

Video liên quan

Chủ Đề