Nhân vật trữ tình trong bài ca dao Khăn thương nhớ ai

Đề bài: Em hay nêu cảm nghĩ về hình tượng phụ nữ trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai…”

Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Nó là sản phẩm của khối óc và bà tay của người lao động Việt Nam. Họ bày tỏ tấm lòng mình và gửi gắm những tình cảm, mơ ước, hoài bão … trong từng câu chữ. “Khăn thương nhớ ai” là một bài ca dao như vậy.

Cảm nghĩ về hình tượng phụ nữ trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai…

Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. mà không dễ bộc lộ.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Ngày xưa, chiếc khăn thường là vật được dùng để trao duyên. Vì vậy, khi cầm chiếc khăn trên tay thường gọi nhớ đến những kỉ niệm bên người yêu. “Khăn thương nhớ ai” – câu thơ được lặp lai 3 lần tạo nên một nối nhớ triền mien, da diết. Hỏi khăn nhưng thực ra người con gái đang hỏi chính mình. Khăn “thương nhớ”,  “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nước mắt”- đó là hình ảnh của cô gái nhớ người yêu đến ngẩn ngơ, lo lắng, phải khốc thầm lặng lẽ. Đèn cũng vì thế mà mang tâm trạng của người con gái:

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Hình ảnh đèn gợi cho ta liên tưởng tới cảnh một người con gái ngày đêm vò võ trong nỗi nhớ thương. Nỗi thương nhớ khôn nguôi như ngọn đèn kia cứ mãi không chịu tắt. Nhưng dù có mượn đèn, mượn khăn cũng không thể diễn tả hết nỗi nhớ:

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đôi mắt vốn là cửa sổ của tâm hồn. Mắt của cô chập chờn như ánh đèn kia, thao thức nhớ mong. Điệp ngữ “thương nhớ ai” một lần nữa được xuất hiện như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Từ “ai” là một đại từ phiếm chỉ, được lặp lại nhiều lần tạo một khoảng không bao la ngập tràn nỗi nhớ. Người con gái biết đó là “ai” nhưng vẫn cứ hỏi, cứ băn khoăn. Không có lời đáp lại, như ngngười đọc vẫn biết được đó là tâm trạng nhớ mong người yêu da diết, mãnh liệt nhưng vẫn rát thầm kín.

Không còn hỏi nữa, cô gái mang trong mình những nỗi âu lo, muộn phiền:

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…

Tưởng chừng như nỗi nhớ đó sẽ kéo dài đến vô tận, nhưng thực chất lại được dồn nén lại vì “những nỗi lo phiền”: lo cho người yêu, lo về duyên phận của mình. Cô lo “không yên một bề” – một nỗi lo rất phổ biến của người phụ nữ đương thời. Họ lo cho hạnh phúc lứa đôi rồi cũng sẽ có lúc gặp trắc trở, dù ngay cả khi tình yêu vẫn còn đnag nồng nàn, da diết.

Lời ca dao dung dị với những hình ảnh quen thuộc, gần gũi đã tạo nên một nét đẹp rất mộc mạc, truyền thống của tình yêu đôi lứa. Qua nõi nhớ và niềm lo âu trong bài, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu và khát vọng được yêu của những người dân chân chất xưa.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

cảm nhận của em về tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài ca dao khăn thương nhớ ai từ đó liên hệ với một câu howajc một bài ca dao cùng chủ đề làm sáng tỏ ý kiến: CA DAO CHÍNH LÀ TIẾNG NÓI TÂM HỒN CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN XƯA

Các câu hỏi tương tự

Câu 1. Cảm nhận về nội dung của đoạn trích sau …Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người. Thoi mựcthầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở,thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất phòng giam, tàn lửa tắt nghe sèo sèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quản cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẻ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. [trích: Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân- SGK Ngữ văn 11- tập I- trang 113]

Bài ca nằm trong hệ thống ca dao về đề tài thương nhớ, một cung bậc trong ca dao tình yêu của người bình dân Việt Nam. Bài ca diễn tả nỗi nhớ niềm thương của một cô gái. Nhớ thương da diết, nhớ đến thao thức, cồn cào gan ruột mà không dễ bộc lộ. Cô phải hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi cả mắt mình. Những câu hỏi không có câu trả lời càng nén chặt nỗi thương nhớ, để cuối cùng trào ra trong nỗi lo âu cho hanh phúc:

Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề.
Cái khăn được hỏi đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất, đến 6 câu thơ:
Khăn thương nhớ ai,Khăn rơi xuống đất.Khăn thương nhớ ai,Khăn vắt lên vai.Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Cái khăn [khăn đội đầu hoặc khăn tay] thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu [Gửi khăn, gửi áo, gửi lời - Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa]. Sáu câu thơ được cấu trúc theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “khăn” ở vị trí đầu các câu thơ và láy lại 3 lần câu “khăn thương nhớ ai” như một điệp khúc bất tận, thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là nỗi nhớ lại trào dâng thêm. Cái khăn, tự nó không biết “thương nhớ” không biết “rơi xuống”, “vắt lên”, “chùi nước tnắt”, nhưng những hình ảnh vận động mang cảm xúc người đă làm hiện lên hình ảnh con người với tâm trạng ngổn ngang niềm thương nhớ cùng nỗi lo âu. Nhớ đến ngơ ngẩn, nỗi nhớ toả theo nhiều hướng của không gian “khăn rơi xuống đất” rồi lại “khăn vắt lên. Vai”, cuôì cùng thu lại trong cảnh khóc thầm “khăn chùi nước mắt”.Nỗi nhớ trong 6 câu trên lan toả vào không gian, đến 4 câu tiếp lại xuyên suốt theo thời gian. Nỗi nhớ ban ngày kéo dài sang cả ban đêm:
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Vẫn là điệp khúc “thương nhớ cũ", nhưng nỗi nhớ đã chuyển từ “khăn” sang “đèn”. Hình ảnh ngọn đèn gợi ra đêm khuya vò võ canh tàn, và cái đốm lửa đang cháy kia phải chăng là hình ảnh của nỗi nhớ cháy rực trong lòng cô gái? Ngọn đèn mãi không chịu tắt, nỗi nhớ cứ da diết khôn nguôi. Cũng như chiếc khăn, ngọn đèn đã giúp cô gái thổ lộ nỗi lòng.Nhưng dù gợi cảm bao nhiêu, thì chiếc khăn và ngọn đèn cũng chỉ là cách nói gián tiếp theo lối biểu tượng, nhân hoá. Nỗi lòng của cô gái buộc phải bật ra trong cách nói trực tiếp:
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Thương nhớ đến không ngủ được, cứ trằn trọc thao thức là cách biểu lộ quen thuộc trong ca dao:
Đêm nằm lưng chẳng tới giường.
Trông cho mau sáng ra đường gặp anh.
Tuy nhiên, cũng là một tâm trạng ấy, nhưng trong bài ca này, hình ảnh đôi mắt có sức gợi cảm sâu xa hơn nhiều. “Mắt ngủ không yên” tạo nên một đối xứng rất đẹp với “đèn không tắt” ở trên, gợi lên một cảnh tượng rất thực: cô gái giữa đêm khuya một mình đốì diện với ngọn đèn mà nhớ người thương. Vì “mắt ngủ không yên” nên “đèn không tắt”. Nói đèn cũng chỉ là để nói người thôi. Ngọn đèn soi chiếu vào đôi mắt, càng thấy nỗi nhớ thương vời vợi khôn nguôi.Mười câu thơ là 5 câu hỏi không có lời đáp. Điệp khúc “thương nhớ ai” trở đi trở lại như xoáy vào một nỗi niềm khắc khoải, da diết. Năm lần từ “thương nhớ” và năm lần từ “ai” xuất hiện. Bản thân từ “ai” xuât hiện. Bản thán từ “ai” mang ý phiếm chỉ, gợi lên một nỗi nhớ thương sâu thẳm mênh mông, không giới hạn. Từ “ai” là phiếm chỉ, không xác định cá thể đối tượng, nhưng người nghe hoàn toàn hiểu được “ai” ấy là ai. Hỏi không có trả lời, nhưng thực ra cầu trả lời đã nằm trong giọng điệu khắc khoải, da diết kia. Không cần nói rõ, nhưng nỗi nhớ người yêu đã được bộc lộ một cách kín đáo mà gợi cảm, sâu sắc, mãnh liệt.Cách gieo vần của bài ca cũng rất đặc sắc:
Khăn thương nhớ ai,Khăn rơi xuống đất.Khăn thương nhớ ai,Khăn vắt lên vai.Khăn thương nhớ ai,Khăn chùi nước mắt.Đèn thương nhớ ai,Mà đèn không tắt.Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Vần chân và vần lưng xen kẽ nhau, vần bằng và vần trắc luân phiên nhau, tất cả tạo nên một âm điệu luyến láy liên hoàn khiến cho nỗi nhớ thương của cô gái vừa như nén lại, vừa như kéo dài ra đến mênh mông vô tận theo cả không gian và thời gian. Tưởng chừng nỗi nhớ ấy sẽ không có kết thúc... Nhưng bài ca phải có điểm dừng. Khi cô gái không hỏi nữa thì niềm thương nhớ trào ra thành nỗi lo phiền.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...
Từ nhịp thơ 4 chữ dồn dập, liên tiếp, lời ca chuyển sang nhịp thơ lục bát, nhẹ nhàng hơn nhưng cũng xao xuyến hơn, giãi bày niềm lo âu của cô gái trước hạnh phúc lứa đôi. Không phải ngẫu nhiên mà chữ “lo” được nhắc đến hai lần. Nhớ thương người yêu và lo lắng cho duyên phận của mình “không yên một bề”, tâm trạng của cô gái mang ý nghĩa phổ biến cho người phụ nữ trong cuộc đời xưa: yêu tha thiết nhưug luôn lo sợ cho hạnh phúc bấp bênh.

Bài ca khá tiêu biểu cho nghệ thuật ca dao với sự lặp lại trong cách diễn tả tâm trạng, cách dùng những hình ảnh biểu tượng, lối nhân hoá để tăng thêm sức sống cho hình ảnh, cách gieo vần linh hoạt, cách cấu tạo truyền thống kết hợp những câu thơ bốn chữ với hai câu lục bát cuối cùng... Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.

tửu tận tình do tại

Video liên quan

Chủ Đề