Nhét chữ vào mồm nghĩa là gì

Hôm nay Kua muốn hỏi nhỏ một vấn đề: Bạn thường trích dẫn như thế nào? Mình biết đại đa số chúng ta có thói quen bốc một câu từ tác phẩm “trúng ý” ta, ghi thêm tên tác giả, là xong. Nhưng, cái câu mà ta trích có phản ánh tư duy của tác giả không, có đại diện cho tư tưởng của tác giả đó được không?

Xin thưa, phần lớn là không.

Trừ những tác giả bị cái bệnh “bức cung nhân vật”, nghĩa là để nhân vật (BẤT CHẤP trình độ, thân phận, hoàn cảnh sống, trải nghiệm thế nào) nói những câu thoại đầy tính nhân văn, đầy cảm hứng và có thể được trích dẫn độc lập, đúng ở mọi hoàn cảnh, thì hầu hết những câu thoại hoặc lời dẫn truyện của tác giả có-tâm đều dựa trên bối cảnh, cốt truyện, tính cách và lập trường của nhân vật (đó là chưa kể đến những trường hợp nhân vật vì một lý do gì đó phải nói khác với suy nghĩ của bản thân). Những câu nói ấy không bao giờ phản ánh được chính xác tư tưởng của tác giả (phiên phiến thì nhiều khả năng là có, đối với nhân vật chính chính diện). Vì sao lại như vậy? Ví dụ, nhân vật chính trong truyện của bạn là một gã tội phạm biến thái, có ai đó trích một phát ngôn của gã, kiểu như “đàn bà trên đời đều là lũ khốn nạn đáng chết”, chú thích “tác giả XYZ từng nói”, bạn có muốn tát vêu mồm nó vì tội điêu ngoa không… à nhầm vu khống không?

Một trích dẫn đại diện cho tư tưởng của tác giả chỉ nên là trích dẫn từ lời phát biểu, bài báo hoặc những tác phẩm phi tiểu thuyết của tác giả ấy. Vì khi đó, tác giả đại diện cho chính bản thân mình, đứng trên lập trường của mình mà phát ngôn.

Vậy, lần sau, nếu đọc truyện thấy câu nào tâm đắc quá, bạn vui lòng chú thích thêm: “Nhân vật A trong truyện B của tác giả C có câu rằng…”, đừng nhét chữ vào mồm tác giả, oan ức lắm Bao đại nhân ơi!

Trong chương trình "60 phút mở của VTV" vừa rồi (nguồn: https://goo.gl/T7CtfC), tại phút 1'30'', nhà báo Tạ Bích Loan đặt câu hỏi với MC Phan Anh: (trích) Sau khi bạn chia sẻ cái clip về cá chết, MỘT CÂU CHUYỆN KHÔNG CHÍNH XÁC ĐÚNG KHÔNG Ạ, thì đã bị dư luận phản ứng rất nhiều. Có một người comment trên Facebook của bạn thế này: ông làm MC thì làm tốt vai trò của mình đi chứ đừng chia sẻ những câu chuyện thế này làm gì? Bạn nghĩ gì về nó (hết trích)

Câu hỏi của Tạ Bích Loan dành cho Phan Anh chính là một loại ngụy biện hay gặp trong cuộc phỏng vấn hay nói chuyện hàng ngày: Ngụy biện nhét chữ vào miệng (loaded question fallacy https://goo.gl/iee5aD). Đây là một loại ngụy biện trong đó người phỏng vấn câu hỏi sẽ lồng ghép giả định của các vấn đề đang còn đang tranh cãi (thậm chí giả định ấy là sai, vu khống hoặc không có thật), vừa để giới hạn sự trả lời của người được hỏi, vừa bảo vệ quan điểm người phỏng vấn với giả định về vấn đề còn đang tranh cãi đó, cũng như vừa có thể làm khán giả/người quan sát thứ ba nếu không tinh ý có chấp nhận giả định chưa chính xác của người phỏng vấn về vấn đề gây tranh cãi đó.

Trong trường hợp này, clip hai cá chết ở Hà Tĩnh có đáng tin cậy hay không còn là một chủ đề gây tranh cãi. Một bên là VTC, người đưa ra clip, là một cơ quan báo chí chính danh trong nước, với clip phóng sự cá chết sau hai phút hẳn hoi (http://goo.gl/fDefSJ) - một bên là phản bác của Sở tài nguyên môi trường Hà Tĩnh (http://goo.gl/Yil9rg), một cơ quan trực thuộc địa phương chủ quản Hà Tĩnh, nơi vốn đang im hơi lặng tiếng một cách khó hiểu về những gì xảy ra bên trong Vũng Áng hai tháng nay cộng với bài tìm hiểu, phóng sự phản bác VTC của nhóm Trí Thức Trẻ (http://goo.gl/igpctF). Lưu ý rằng nhóm Trí Thức Trẻ này từng có bài viết dối trá, bóp xén thông tin trong bài viết "Việt Nam tuy nghèo nhưng chất lượng sống ngang bằng các nước phát triển" như trong ví dụ ngụy biện 16 admin đã từng phân tích trước đây (https://goo.gl/OCGwXm). Tóm lại chưa thể khẳng định ai đúng, ai sai và clip đó có đáng tin cậy hay không là tùy theo góc nhìn, quan điểm khác nhau của mỗi người. Câu hỏi của Tạ Bích Loan đã cố tình đưa vào giả định clip của VTC là sai, và cố ý bắt Phan Anh cũng như khán giả, người quan sát chấp nhận quan điểm còn tranh cãi đó.

Ngụy biện nhét chữ vào miệng (loaded question) hay gặp trong các cuộc phỏng vấn trên báo chí. Trên đời thường nó cũng được sử dụng đa dạng, như bạn bè chọc ghẹo nhau (bạn hỏi người chồng trước mặt cô vợ: hôm qua tao thấy mày chở con nào trên phố vậy bla bla

Nhét chữ vào mồm nghĩa là gì
), hay như trong các cách hỏi lửng, bỏ nhỏ sau lưng để gièm pha nhau nơi công sở, ngoài xã hội...

Kinh nghiệm rút ra: khi bạn gặp ai hỏi mình kiểu nhét chữ vào miệng vậy thì - một là từ chối không trả lời, hai là hỏi ngược lại người phỏng vấn và đề nghị anh/chị ta đính chính giả định anh/chị ta đặt ra trong câu hỏi nhét chữ vào miệng mình đó. Nếu bạn là người nghe, người quan sát thứ ba thì nên "biết nhíu mày" khi nghe các câu hỏi phỏng vấn kiểu nhét chữ vào miệng như thế.

Mới đây, một số tờ báo đưa tin, Đài truyền hình Vĩnh Long cấm cửa nghệ sĩ Trấn Thành. Thông tin ấy kéo theo nhiều bình luận cực đoan trên mạng xã hội.

Hai ngày sau, ông Lê Quang Nguyên, Giám đốc Đài này đã nói lại trên báo: “Tôi nào có phát ngôn cấm sóng Trấn Thành. Tôi chỉ nói là Thành không thích hợp ngồi ghế nóng chương trình Tuyệt đỉnh song ca nhí mà thôi”.

Nhét chữ vào mồm nghĩa là gì

Gần đây, trong đời sống báo chí Việt Nam, hiện tượng khái quát tinh thần phát biểu của nhân vật đưa vào tít trở nên phổ biến

Muôn vàn kiểu... nhét chữ

Trong phiên họp cuối cùng với Chính phủ ngày 6/4/2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu chia tay các thành viên. Trong bài phát biểu này, ông dành nhiều thời lượng cám ơn mọi người, và ở phần cuối, Thủ tướng dành những lời chúc cho các thành viên Chính phủ sẽ về hưu. Bài phát biểu từ biệt này được ghi hình và cũng công khai trên các trang báo điện tử, cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Nguyên văn đoạn cuối: “Chúc các đồng chí - tôi cũng chúc tôi luôn và 15 đồng chí chúng ta kỳ này thôi, nghỉ chính sách - ráng giữ gìn sức khỏe, sức khỏe là quan trọng nhất..., làm một công dân tốt, một Đảng viên tốt, ráng làm được cái chương trình như ông Bình Minh nói đó, là người tử tế, sống tử tế... Mỗi đồng chí chúng ta tùy mỗi hoàn cảnh sẽ đóng góp hết sức mình cho Đảng, cho dân”.

Thế nhưng cũng ngay hôm đó, một số tờ báo đã giật tít: “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Về nghỉ, tiếp tục làm người tử tế” hoặc “Thủ tướng: Về nghỉ, ráng làm người tử tế” v.v..

Những cái tít ấy dẫn đến nhiều lời bình xuyên tạc nặng nề và sau đó, khi nhận ra sự thiếu khách quan trong trích dẫn, các báo ấy đã lặng lẽ sửa đổi trên bản trực tuyến.

Không cần phải giỏi câu chữ tiếng Việt cũng có thể nhận ra rằng, nhà báo (và có thể là biên tập viên ở tòa soạn) đã diễn đạt không khách quan, chính xác tinh thần phát biểu trong những cái tít như thế này.

Nhiều giáo trình báo chí trước đây có nêu yêu cầu: Việc trích dẫn cho nội dung bài hoặc tít phải để trong dấu ngoặc kép. Tuy nhiên, gần đây, trong đời sống báo chí Việt Nam, hiện tượng khái quát tinh thần phát biểu của nhân vật đưa vào tít trở nên phổ biến (một kiểu dẫn gián tiếp). Và cách làm này đôi lúc đã biến việc “biên tập” câu chữ trở thành gán ghép nội dung nhân vật không hề nói.

Những ví dụ như trên khá nhiều.

Nhét chữ vào mồm nghĩa là gì

Nhiều nhà báo nhét chữ vào mồm người đọc gây ra những dư luận không đáng có.

Lâu nay, rút tít dưới hình thức trích dẫn những phát ngôn có hàm lượng thông tin quan trọng, có ý nghĩa tác động, có sức hấp dẫn cho tin bài... là chuyện bình thường trong nghề báo. Nhưng, từ khi báo trực tuyến xuất hiện, các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu truyền thông thị giác trên màn hình chật hẹp của các thiết bị cầm tay tạo áp lực buộc các phóng viên, biên tập viên phải viết tít ngắn. Nhưng đó chưa phải là lý do chính dẫn đến tình trạng những cái tít tự ý biên tập lời của nhân vật, nguồn tin.

“Biên tập” hay gán ghép nội dung?

Tháng 3 vừa qua, khi câu chuyện dọn dẹp vỉa hè ở Quận 1, TP. HCM thành tâm điểm của truyền thông, UBND TP. HCM có một cuộc họp bàn các giải pháp hỗ trợ địa điểm kinh doanh cho người bán hàng rong. Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM chủ trì cuộc họp này. Một phóng viên của VTV có mặt tại cuộc họp này cho biết: Giải pháp được đưa ra rất đa dạng, nhưng cơ bản vẫn là việc thành phố quy hoạch một vài tuyến đường phù hợp, chọn lọc ra các gánh hàng rong nổi tiếng, ngon, chất lượng để hỗ trợ đưa vào các khu kinh doanh tập trung”.

Thế nhưng không hiểu sao sau cuộc họp đó, một tờ báo giật tít “Người bán hàng rong có thể kinh doanh qua mạng”. Cách giật tít ấy làm độc giả cảm thấy như đây là giải pháp chủ yếu mà TP. HCM đề ra. Và cái tít trích dẫn này đã bị nhiều cư dân mạng biến thành đề tài để ném gạch đá phê bình ông Phó Chủ tịch.

Cũng theo một nhà báo có mặt trong cuộc họp, việc “hỗ trợ bán hàng rong qua mạng” là một giải pháp gợi ý thêm được ông Tuyến có trao đổi bên lề sau cuộc họp với báo chí nhưng chắc chắn nó không phải là giải pháp cơ bản.

“Đà Nẵng làm du lịch như cái lờ” là một cái tít được trích dẫn theo kiểu cúp cắt phát biểu đại biểu Nguyễn Quốc Bình tại Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Đà Nẵng khoá VIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016. Thực chất, ông Bình dùng một ẩn dụ để phát biểu: “Du lịch Đà Nẵng làm như đặt lờ, đợi du khách như con cá chui vô rồi chén chứ chẳng có sản phẩm gì mới, thu hút khách đến tham quan”. Nhưng dù sao, những dạng tít cúp cắt như thế này chỉ có thể gây cười vì ngô nghê, chưa hoàn toàn “đổi trắng thay đen”. Đáng lo là những cách trích dẫn trong tít đầy định kiến.

Trở lại trường hợp nghệ sĩ Trấn Thành, trước đó không lâu, anh cũng bị dư luận phản ứng dữ dội với cái tít trích dẫn, “Nếu khán giả thấy hài nhảm, hãy tắt tivi”. Thực chất, phát ngôn đầy đủ của Trấn Thành là: “Game show hài dạo này xuống cấp, tôi đồng ý. Nhưng bản chất chúng không rẻ tiền và nhảm nhí. Bây giờ, ai cũng có tivi, vậy chúng ta nên chọn lọc mà xem. Nếu quý vị cảm thấy chương trình nào nhảm nhí, hãy tắt tivi. Còn các chương trình nào đầu tư về kịch mục, hãy đón nhận” (nguồn: VnExpress). Các ví dụ trên cho thấy, hiện tượng thiếu công bằng trong trích dẫn phát ngôn vào tít đang là lời báo động trên cả bình diện đạo đức lẫn pháp lý.

Trích dẫn là thành tố quan trọng trong tác phẩm báo chí, nó bổ sung màu sắc và độ tin cậy, đưa công chúng đến gần với sự kiện hơn, phô bày cá tính nhân vật... Thế nhưng khi trích dẫn phải tuyệt đối chú ý đến yếu tố: nội dung, cách giới thiệu, bối cảnh. Tất nhiên, chúng ta dễ dàng đồng ý với nhau rằng khi trích dẫn trực tiếp phải để nguyên văn, nhưng thực tế viết tít, chuyện này đôi lúc cũng khó. Vì thế, tránh không được thay đổi từ ngữ trong câu trích dẫn, tuyệt đối không được “biên tập thêm”.

Lỗi thiếu chính xác và không công bằng khi trích dẫn trong tít có khi do phóng viên quá tin cậy trí nhớ của mình (không ghi chép, ghi âm), hoặc biên tập thiếu trao đổi với phóng viên viết. Lỗi vô ý này cũng có thể gây ra hậu quả truyền thông nghiêm trọng, nhưng tác hại của nó đối với uy tín cơ quan báo chí và nhà báo không nặng nề bằng chuyện trích dẫn sai vì định kiến.

Vì thế, phải hết sức cân nhắc khi sử dụng tít trích dẫn vì chúng ta có thể đối mặt với không chỉ với tòa án lương tâm...

Nhét chú vào mồm tiếng Anh là gì?

Câu hỏi của Tạ Bích Loan dành cho Phan Anh chính là một loại ngụy biện hay gặp trong cuộc phỏng vấn hay nói chuyện hàng ngày: Ngụy biện nhét chữ vào miệng (loaded question fallacy https://goo.gl/iee5aD).