Nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương

Độ khó: Nhận biết

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương [tháng 7 năm 1936] đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương là:

Đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày.

Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập.

Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương [7-1936] xác định là chống


A.

B.

 đế quốc và phong kiến phản động.

C.

đế quốc phát xít Pháp – Nhật.

D.

chế độ phản động thuộc địa Pháp và phát xít.

Đề bài:

A. đế quốc, phong kiến                  

B. bọn thực dân Pháp phản động và tay sai ở Đông dương

C. chủ nghĩa phát xít.                                  

D. bọn đế quốc nói chung.

B

 Đâu là đối tượng chính của cách mạng trong giai đoạn 1936-1939?

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong những năm 1936-1939 là

Phong trào dân chủ 1936-1939 là một phong trào

Thực tiễn phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã khẳng định

Một trong những bài học kinh nghiệm của phong trào 1936 - 1939 là gì?

Mặt trận được Đảng ta thành lập tháng 7 năm 1936 có tên gọi là gì?

Năm 1936, ở Việt Nam các uỷ ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì

Nhiệm vụ trực tiếp và trước mắt của Đảng Cộng sản Đông Dương

Ngày 26/7/1936, Hội nghị các đồng chí cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài do đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chủ trì, họp tại Thượng Hải [Trung Quốc].

Ngày 26-7-1936, Hội nghị các đồng chí cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài do đồng chí Lê Hồng Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chủ trì, họp tại Thượng Hải [Trung Quốc]. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Hà Huy Tập, Phùng Chí Kiên. Hội nghị dựa trên những luận điểm cơ bản Nghị quyết Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của cách mạng Việt Nam để định ra đường lối và phương pháp đấu tranh trong thời kỳ mới.

Hội nghị chỉ rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng dân tộc dân chủ ở Đông Dương là chống đế quốc và phong kiến. Nhưng để phù hợp với tình hình mới, Đảng xác định mục tiêu trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình. Kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng.

Về tổ chức, Đảng chủ trương thành lậpMặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dươngnhằm tập hợp các đảng phái, giai cấp, các đoàn thể chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo, các dân tộc để cùng nhau tranh đấu đòi những quyền lợi dân chủ như tự do hội họp, tự do ngôn luận, xuất bản, ngày làm 8 giờ, mở rộng các cơ quan kinh tế, tài chính, Viện dân biểu, Hội đồng quản hạt...

Về phương pháp đấu tranh, Hội nghị quyết định dùng các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai hợp pháp, nửa hợp pháp; đồng thời tiếp tục duy trì tổ chức và đấu tranh không hợp pháp.

Hội nghị phê phán tư tưởng "tả” khuynh, hẹp hòi, chỉ tập hợp quần chúng công nông mà không chịu hợp tác với các tầng lớp nhân dân khác, chỉ chú trọng đấu tranh không hợp pháp; đồng thời Hội nghị cũng đề phòng tư tưởng "hữu khuynh", không hiểu rõ mục đích của cách mạng là giải phóng Đông Dương khỏi ách đế quốc và xoá bỏ tàn tích phong kiến, xa rời lập trường giai cấp, ngăn cản công nhân đấu tranh với tư sản, nông dân đấu tranh với địa chủ.

Những nội dung cơ bản của Nghị quyết Hội nghị được trình bày cụ thể trong tài liệuChung quanh vấn đề chiến sách mới,xuất bản tháng 10-1936.

Hội nghị cán bộ chủ chốt Ban Chỉ huy ở ngoài và Trung ương Đảng tháng 7-1936 đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ đấu tranh khôi phục phong trào, đưa cách mạng Đông Dương chuyển lên một cao trào mới.

- Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2,Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 448-449.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề