Nhiệm vụ của lớp trưởng tiểu học

Ban cán sự lớp là một bộ phận vô cùng quan trọng trong lớp học cũng như trong nhà trường. Bởi lẽ, tuy khác nhau về cấp học nhưng ban cán sự lớp vẫn có nhiệm vụ, chức năng, vai trò là quản lý lớp học khi không có giáo viên trực tiếp lên lớp giảng dạy. Thành phần ban cán sự lớp được bầu chọn một cách rất kỹ lưỡng, công bằng, do các thành viên trong lớp bầu chọn. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản bầu ban cán sự lớp năm học 2022-2023 và hướng dẫn soạn thảo.

1. Mẫu biên bản bầu ban cán sự lớp là gì?

Mẫu biên bản bầu ban cán sự lớp là mẫu biên bản được lập ra khi có sự kiện bầu ban cán sự lớp. Mẫu biên bản nêu rõ thông tin về thời gian, địa điểm …. xảy ra cuộc họp bầu ban cán sự của lớp. Ghi nhận sự chính xác, khách quan của buổi họp bầu.

2. Mẫu biên bản bầu can sự lớp để làm gì?

Mẫu biên bản bầu can sự lớp được dùng để ghi chép lại quá trình bầu ban cán sự lớp. Từ đó là căn cứ cho ban cán sự mới lên nhậm chức và sự công nhận của lớp và nhà trường

3. Mẫu biên bản bầu ban cán sự lớp.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………., ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN

[V/v bầu ban cán sự lớp …, năm học …-…]

Thời gian: Lúc ….giờ … …phút, ngày ….. tháng ….. năm …[1]

Địa điểm: Phòng học số ……., của lớp ……[2]

Thành phần: [3] 

Thầy [cô]:……, GVCN lớp ……

Tập thể học sinh lớp ……

Nội dung: [4] 

Thông qua quá trình tự ứng cử, đề cử vào các chức danh Lớp trưởng, Lớp phó học tập, phó Lao động, phó Văn nghệ, Cờ đỏ lớp, cờ đỏ trường, các tổ trưởng. Tập thể lớp đã thảo luận, biểu quyết và đã thống nhất bầu thành phần ban cán sự lớp …., năm học 20…-20…, cụ thể như sau:

Chức vụ Lớp trưởng: ………

Chức vụ lớp phó học tập: ……

Chức vụ lớp phó văn nghệ: ……

Chức vụ lớp phó lao động: ……

Chức vụ cờ đỏ lớp: ………

Chức vụ cờ đỏ trường: ……

Chức vụ tổ trưởng tổ 1: ……

Chức vụ tổ trưởng tổ 2: ……

Chức vụ tổ trưởng tổ 3: ……

Chức vụ tổ trưởng tổ 4: ……

Đại diện cán sự lớp, lớp trưởng bạn …. cam kết hoàn thành nhiệm vụ, đưa tập thể lớp ngày càng tiến bộ trong học tập, ổn định trong nề nếp.

Biên bản kết thúc lúc … giờ … phút cùng ngày./.

ĐẠI DIỆN BCS LỚP

[ký tên]

LỚP TRƯỞNG

[ký tên]

GVCN

[ký tên]

4. Hướng dẫn soạn thảo

[1]: Điền ngày, tháng, năm lập biên bản

[2]: Điền địa điểm lập biên bản

[3]: Điền thành phần tham gia

[4]: Điền nội dung họp

5. Nhiệm vụ của chung các thành viên ban cán sự lớp

Mỗi thành viên trong ban cán sự đều có những công việc riêng, do đó, nhiệm vụ cho từng thành viên ban cán sự cũng là khác nhau. Tùy theo các cấp học nữa mà công việc của các thành viên ban cán sự phân hóa khác nhau. Dù Pháp luật chưa quy định đến vấn đề này tuy nhiên có thể vạch ra được các nhiệm vụ của từng thành viên qua công việc và chức năng của từng chức danh.

5.1. Nhiệm vụ của lớp trưởng:

– Thực hiện các công việc phân công theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm và nhà trường

– Theo dõi và bao quát tình hình chung của cả lớp, ghi chép sổ theo dõi đầy đủ.

– Theo dõi sĩ số các buổi học, bạn nào vắng có phép, không phép

– Tổng hợp sổ theo dõi của các lớp phó và các tổ trưởng vào cuối tuần.

– Tổng hợp kết quả thi đua và điều hành tiết sinh hoạt cuối tuần.

– Viết biên bản sinh hoạt lớp và nộp cho Lớp Trực tuần [Lưu lại một bản].

– Điều khiển xếp hàng ra, vào lớp, thể dục giữa giờ.

– Khởi động tiết học [bằng trò chơi hoặc kiểm tra bài cũ].

– Quản lý lớp học khi giáo viên bộ môn chưa đến, vắng mặt, liên hệ với giáo viên để biết tình hình lớn học nghỉ hay tiếp tục

– Hô chào, tập trung, chú ý lịch họp Đội và triển khai các hoạt động với lớp sớm.

– Nhiệt tình, công bằng, tự tin, có uy tín.

– Tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ từ Nhà trường và đon thúc cả lớp thực hiện

5.2. Nhiệm vụ của lớp phó học tập:

– Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề học tập chung của lớp và từng cá nhân trong lớp học , bao gồm:

+ Theo dõi những bạn không thực hiện đầy đủ bài tập, học hành không nghiêm túc chống đối

+ Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng quản lí lớp

+ Theo dõi những trường hợp đi học muộn, nhắc nhở.

+ Theo dõi những trường hợp nghỉ học không phép.

+ Theo dõi những trường hợp không thuộc bài hoặc không làm bài tập, làm bài chưa đầy đủ,

+ Phối hợp với các nhóm trưởng giúp đỡ những bạn học chưa tốt.

+ Theo dõi việc thực hiện việc soạn bài vào vở tự học trước khi đến lớp.

+ Nhiệt tình, có uy tín, năng lực, công bằng,

– Tổng hợp tình hình theo dõi và nộp cho lớp trưởng/ cô chủ nhiệm vào cuối tuần.

5.3. Nhiệm vụ của lớp phó lao động

– Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề lao động, kỉ luật bao gồm:

+ Tiếp nhận các công việc, phân công của nhà trường

+ Đon thúc được các thành viên trong lớp thực hiện các hoạt động liên quan đến lao động, trực nhật trường lớp

+ Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó quản lí lớp.

+ Theo dõi việc thực hiện các buổi Vệ sinh khu vực [được phân công] .

+ Theo dõi việc trực nhật hằng ngày của từng nhóm, báo cáo GVCN những nhóm quét lớp không sạch.

+ Theo dõi, điều khiển việc thực hiện các buổi lao động do nhà trường phân công về sĩ số, chuẩn bị dụng cụ lao động và tinh thần tự giác, tích cực của các thành viên trong lớp.

+ Phối hợp lớp trưởng điều khiển xếp hàng ra vào lớp và thể dục.

+ Nhắc nhóm trực đóng cửa trước khi ra về, [giám sát việc ăn vặt, đánh nhau…]

+ Nhiệt tình, khỏe mạnh, tự giác, uy tín.

+ Tổng hợp tình hình theo dõi cho lớp trưởng vào cuối tuần.

– Báo cáo tình hình, kết quả công việc cho giáo viên chủ nhiệm hoặc lớp trưởng

5.4. Nhiệm vụ của lớp phó Văn –Thể – Mỹ

– Theo dõi mọi tình hình liên quan đến vấn đề Văn hóa – Thể dục- Mỹ thuật của lớp, các công việc bao gồm:

+ Nhận thông tin từ nhà trường, lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm về các cuộc thi văn nghệ hội họa, thể dục thể thao…

+ Ghi chép sổ theo dõi đầy đủ, phối hợp với lớp trưởng, lớp phó quản lí lớp.

+ Thực hiện làm công tác về Văn hóa – Văn nghệ, Thể dục – Thể thao.

– Theo dõi tình hình thực hiện các buổi Tập thể dục .

– Chuẩn bị các Bài hát hoặc Tiết mục Văn nghệ cho những giờ Truy bài, các buổi Sinh hoạt đầu tuần [khi lớp trực tuần], các đợt Thi đua Chào mừng các ngày Lễ, Tết, Đôn thúc thành viên lớp tham gia nhiệt tình các hoạt động

– Theo dõi và kịp thời báo cáo cho Giáo viên Chủ nhiệm những bạn ốm đau.

– Biết bắt hát , nhiệt tình, vui vẻ, tự giác

– Báo cáo cho Lớp trưởng những thành viên không nghiêm túc, tích cực vào cuối tuần.

– Thay mặt lớp lên nhận giấy khen, phần thưởng từ các cuộc thi….

6. Tham khảo về Tiêu chuẩn ban cán sự lớp tại Đại học Hà Nội theo Quyết định 1702/QĐ-ĐHHN

6.1. Cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn của Ban cán sự lớp

Cơ cấu tổ chức : Ban cán sự lớp gồm 02 người, trong đó có 01 lớp trưởng và 01 lớp phó.

Tiêu chuẩn của Ban cán sự lớp :

a] Có tư cách đạo đức tốt, không bị bất cứ hình thức kỷ luật nào. Có tinh thần trách nhiệm nhiệt tình, tích cực trong công tác tập thể, có lối sống lành mạnh, được sinh viên trong lớp yêu mến, tín nhiệm. Gương mẫu trong việc thực hiện nội quy, quy chế cũng như các hoạt động tập thể khác;

b] Có điểm trung bình chung học tập [TBCHT] từ 6,5 trở lên, số môn thi lại không được quá 20%; Đối với sinh viên năm thứ nhất dựa vào kết quả thi tuyển sinh vào trường [nguyện vọng 1] và tinh thần tự nguyện xung phong [sau thời gian 03 tháng lớp có thể bầu tín nhiệm lại] ;

c] Có phương pháp vận động quần chúng tốt, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp, Ban chủ nhiệm khoa, phòng Công tác sinh viên, các đơn vị và tổ chức của Nhà trường để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên và học viên trong lớp;

d] Lớp trưởng và lớp phó phải có số điện thoại và thông báo cho Ban chủ nhiệm khoa, phòng Công tác sinh viên, các đơn vị và tổ chức của Nhà trường để liên lạc kịp thời nhằm giải quyết các công việc chung của tập thể.

6.2. Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp

Nhiệm vụ của Ban cán sự lớp.

a] Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của trường, khoa, phòng, ban ;

b] Đôn đốc sinh viên trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp;

c] Tổ chức, động viên giúp đỡ những sinh viên, học viên gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Thay mặt cho sinh viên, học viên của lớp liên hệ với giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn ; đề nghị các khoa phụ trách công tác sinh viên và Ban giám hiệu nhà trường giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên trong lớp;

d] Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với tổ chức Đoàn thanh niên-Hội sinh viên Nhà trường trong hoạt động của lớp;

e] Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học và những việc đột xuất của lớp với khoa hoặc đơn vị phụ trách công tác sinh viên, học viên ;

Nhiệm vụ của Lớp trưởng.

– Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình đào tạo của Nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội của các tổ chức đoàn thể phát động;

– Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, quy định về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và của Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản đối với các thành viên trong lớp học;

– Tổ chức, động viên những sinh viên trong lớp gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống; lập danh sách gửi xuống phòng CTSV để tư vấn giúp đỡ.

– Chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của khoa, ban, bộ môn, phòng Công tác sinh viên và phòng Đào tạo;

– Truyền đạt và tổ chức lớp thực hiện các chỉ thị, thông báo của Nhà trường, khoa, ban, bộ môn, phòng Công tác sinh viên và đơn vị quản lý sinh viên, học viên;

– Phản ảnh tình hình của lớp, đề xuất những đề nghị của lớp về những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của các thành viên trong lớp với các đơn vị quản lý trực tiếp;

– Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân trong lớp;

– Liên hệ với phòng Thiết bị và Công nghệ và giáo viên phụ trách môn học để chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập phục vụ cho môn học;

– Đôn đốc sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc. Phối hợp với giáo viên để điểm danh và ghi sổ theo dõi giảng dạy.

– Liên hệ với Ban chủ nhiệm khoa, trợ lý giáo vụ khoa, giáo viên phụ trách môn học để nhận kế hoạch học tập và thời khóa biểu [lý thuyết, thực hành, thi kết thúc học kỳ, thực tập nghề nghiệp, xét điều kiện thi tốt nghiệp…];

– Phối hợp với chi đoàn thanh niên và chi hội sinh viên trong các hoạt động của lớp.

Nhiệm vụ của Lớp phó.

– Lớp phó là người giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến học tập của lớp và từng thành viên trong lớp thực hiện các nhiệm vụ sau:

– Giúp lớp trưởng điều hành, quản lý và đôn đốc lớp thực hiện nghiêm túc Quy chế của Nhà trường;

– Lập danh sách sinh viên thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với phòng Công tác sinh viên để Nhà trường có phương án hỗ trợ các chế độ chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước;

– Tổ chức và quản lý sinh viên, học viên thực hiện lao động nghĩa vụ và các hoạt động liên quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của lớp; tổ chức chăm lo đời sống, vật chất, tinh thần cho sinh viên, học viên trong lớp; tổ chức động viên, thăm hỏi những sinh viên, học viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn…;

– Theo dõi, quản lý danh sách và những thay đổi, biến động của sinh viên ngoại trú trong lớp; chăm lo đời sống cho sinh viên, học viên của lớp trong các đợt sinh hoạt dã ngoại tập thể ngoài trường.

6.3. Bầu cử và bổ nhiệm, miễn nhiệm Ban cán sự lớp

– Đối với lớp sinh viên, học viên mới nhập học, Ban cán sự lớp do phòng Công tác sinh viên trên cơ sở thống nhất với Ban chủ nhiệm khoa, ban, bộ môn bổ nhiệm tạm thời. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp tạm thời là 1 học kỳ.

Tháng đầu tiên của học kỳ thứ hai [đối với các lớp năm thứ nhất] hoặc tháng đầu tiên của năm học [đối với các lớp từ năm thứ hai trở đi] lớp tiến hành hội nghị sơ kết học kỳ 1 hoặc tổng kết năm học cũ và xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học kỳ 2 hoặc năm học mới đồng thời bầu Ban cán sự lớp.

Ban cán sự lớp được bầu theo phương thức phổ thông bỏ phiếu. Mọi sinh viên có đủ tiêu chuẩn đều có quyền ứng cử và đề cử vào Ban cán sự lớp. Chủ trì hội nghị đề nghị thành phần ban bầu cử, lấy biểu quyết thông qua trước hội nghị. Ban bầu cử tổ chức việc bầu cử Ban cán sự, sau đó bầu lớp trưởng từ một trong những thành viên vừa trúng cử vào Ban cán sự lớp. Mỗi người bỏ phiếu chỉ được bầu không quá 2 thành viên vào Ban cán sự lớp và được bầu 1 thành viên vừa trúng cử vào Ban cán sự lớp làm lớp trưởng. Phải có ít nhất 80% số sinh viên của lớp tham gia bỏ phiếu, người trúng cử phải có ít nhất 50% số phiếu tín nhiệm của những người tham dự bỏ phiếu. Nếu có nhiều người đạt đủ số phiếu tín nhiệm thì danh sách người trúng cử lấy từ cao xuống thấp theo số phiếu tín nhiệm.

Danh sách phân công Ban cán sự lớp, biên bản bầu cử, phiếu bầu, biên bản hội nghị lớp có đầy đủ chữ ký xác nhận được niêm phong gửi về phòng Công tác sinh viên qua Ban chủ nhiệm khoa. Hiệu trưởng ra quyết định công nhận Ban cán sự lớp, lớp trưởng và các lớp phó. Quyết định công nhận này được gửi cho Ban chủ nhiệm các khoa, phòng Đào tạo và các đơn vị liên quan để theo dõi, quản lý và phối hợp công tác.

Trong trường hợp Ban cán sự lớp hoặc một trong các thành viên Ban cán sự lớp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật, Trưởng các khoa, ban, bộ môn báo cáo cụ thể về phòng Công tác sinh viên đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định miễn nhiệm, đồng thời bổ nhiệm tạm thời Ban cán sự lớp hoặc thành viên mới trong Ban cán sự lớp.

6.4. Quyền lợi của Ban cán sự lớp

Ban cán sự lớp được ưu tiên cộng điểm rèn luyện và các chế độ khác theo quy định của trường.

Video liên quan

Chủ Đề