Những câu chuyện về lòng biết on thầy cô

Ngày Nhà giáo Việt Nam nay, hàng nghìn người đã có cơ hội tỏ bày lòng biết ơn tới những người mở đường tri thức qua một chuỗi hoạt động giàu ý nghĩa nhân văn.

Những câu chuyện về lòng biết on thầy cô

Tháng 11 đến cùng những gấp rút của gói ghém chỉ tiêu năm cũ, năm mới. Rồi chuyện gia đình, con cái cuốn mỗi người vào guồng quay của những lo toan đời thường. Bỗng một ngày ngang qua ngôi trường cũ, ngắm tà áo trắng bay trong gió, sống mũi bỗng cay cay khi nhớ về thời còn đi học. Ai đó từng nói rằng thời học sinh là tuổi đẹp nhất, là giai đoạn thanh xuân rực rỡ nhất của mỗi người khi được sống tình yêu thương của bạn bè và thầy cô. 20/11 đã về. Bao lâu rồi ta chưa hàn huyên với thầy cô giáo cũ? Bao lâu rồi ta chưa gặp lại họ để trao một cái siết tay, nói một lời cảm ơn?

Nói cảm ơn một ai đó, đặc biệt là những người ta trân quý, dường như luôn là điều khó khăn. Bởi suy nghĩ lời nói dễ trở thành sáo rỗng, bởi văn hóa người Việt thường ngại tỏ bày khiến nhiều người để trôi qua cơ hội tri ân với người mình kính trọng. Thầy cô giáo luôn là những người dù xa cách bao lâu, trong lòng chúng ta vẫn lưu giữ nhiều tình cảm tốt đẹp và lòng biết ơn sâu sắc. Nhưng ta lại ít khi thể hiện ra.

Khi chuyện mở lời trở nên khó khăn, nhiều người chọn viết ra để ký ức chảy trên mặt giấy, để lòng biết ơn thầy cô hiện hữu qua từng con chữ.

“Thật lâu rồi con mới lại viết những dòng tâm tình này gửi cô”, chị Hoàng Hồng Nhung, cựu học sinh THPT Thái Thuận, Bắc Giang đã mở đầu lá thư gửi cô chủ nhiệm như thế. “Những lời cô dạy con về sự cố gắng, khiến con tự tâm niệm, vực dậy bản thân sau những nản lòng, mệt mỏi của cuộc sống. Con cảm ơn cô - người giáo viên, người thầy, người mẹ. Cảm ơn cô vì cho con trọn vẹn những bước đệm, giúp con vững vàng hơn trong cuộc sống sau này”.

Những câu chuyện về lòng biết on thầy cô

Đám học trò nghịch ngợm, chưa hiểu chuyện khiến thầy cô thường trách sao “nước đổ đầu vịt”. Nhưng khi ra trường, ai cũng nhớ như in những lời dặn dò từ tâm can của cô thầy. “Con cứ cố gắng đi vì chúng ta chỉ có một lần của tuổi trẻ. Cố gắng không nhất định phải thành công. Nhưng nếu con cố gắng thì dù thất bại cũng sẽ không hối hận hay tiếc nuối” là những lời dặn từ cô chủ nhiệm mà chị Hồng Nhung chẳng thể nào quên.

Còn với chị Đinh Lan Phương, lời khuyên từ cô giáo dạy Văn là điều chị sẽ khắc ghi suốt những năm tháng bươn trải ngoài đời: “Đôi khi lý trí không thắng nổi trái tim. Hãy dùng trái tim đầy mơ mộng để vẽ ra cuộc sống mà em hằng mơ ước rồi thực hiện nó nhé”.

Những câu chuyện về lòng biết on thầy cô
Thanh xuân của mỗi người đều lưu giữ hình ảnh người thầy cô truyền cảm hứng, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Đó có thể là thầy giám thị khắt khe chuyện trang phục, cô chủ nhiệm với giọng nói trầm ấm, hay thầy giáo không chỉ dạy Toán mà còn dạy cách làm người. Nhưng rồi năm tháng học trò trôi qua nhanh, có mấy người ngoái đầu lại để nói lời cảm ơn thầy cô đã cùng mình đi qua thanh xuân tươi đẹp, cho mình những bước đệm vững vàng trong cuộc sống hôm nay?

Mỗi người đều ghi khắc công ơn thầy cô nhưng có thể vì khoảng cách thời gian, không gian hay tâm lý ngại ngùng, nhiều người chưa có cơ hội bày tỏ tấm lòng ấy. Những cô cậu học trò như chị Nhung, chị Phương đã chọn gửi lời cảm ơn tới thầy cô đáng kính qua cuộc thi Danisa - Sẻ chia câu chuyện tri ân trên fanpage Danisa - nơi rất nhiều câu chuyện xúc động, ghi dấu tình cảm thầy trò lần đầu được gợi mở.

Không chỉ giúp hàng nghìn người từng bước qua tuổi học trò có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn tới thầy cô giáo cũ, Sẻ chia câu chuyện tri ân còn giúp cha mẹ của nhiều cô cậu học trò nhỏ nói ra những lời chưa nói được tới thầy cô hiện tại của con mình.

Trong bức thư gửi tới cô giáo trường mầm non Tuổi Thơ (phường 6, quận 3), chị Dương Thụy Dạ Lý chân thành viết: “Giáo viên mầm non không chỉ là cô giáo mà còn là mẹ chăm lo miếng ăn giấc ngủ, lúc ốm đau bất chợt, lúc té ngã vì mải chơi đùa của các con. Cuộc đời mỗi người sẽ trải qua nhiều cấp học, nhưng tôi tin khi trẻ được dạy dỗ tốt từ mầm non, khi bé biết yêu trường mến cô từ những ngày đi học đầu đời, chặng đường học trong tương lai sẽ thênh thang hơn rất nhiều... Thay mặt các con, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các cô”.

Những lời tri ân đơn giản mà khó nói này giờ không chỉ được Danisa gợi mở mà nhãn hàng còn là cầu nối thay mặt người viết trao tận tay các thầy cô với vẹn nguyên cảm xúc. Đâu chỉ có hoa và quà, ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, những món quà tinh thần giản dị mà chân thành như vậy cũng đủ làm thầy cô mỉm cười hạnh phúc.

Video - Sẻ chia câu chuyện tri ân Cuộc thi "Danisa - Sẻ chia câu chuyện tri ân" mang đến cho người tiêu dùng cơ hội bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng tới thầy cô giáo đã dìu dắt mình.

Những câu chuyện về lòng biết on thầy cô

Nét đẹp văn hóa tri ân thầy cô sẽ ngày càng đẹp và lan tỏa sâu rộng hơn khi có nhiều câu chuyện tri ân được chia sẻ, gửi trao. Trong những ngày đặc biệt của tháng 11, không chỉ có hàng trăm câu chuyện được các thế hệ học trò khắp cả nước sẻ chia qua cuộc thi Sẻ chia câu chuyện tri ân, mà lòng tri ân còn được thể hiện trang trọng bằng việc gửi trao món quà tinh thần ý nghĩa và bất ngờ: tấm vé dự đêm hòa nhạc dành riêng cho các thầy cô.

Những câu chuyện về lòng biết on thầy cô

“Đêm hòa nhạc Hoàng Gia Danisa - Mở lời tri ân” nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Trao Danisa - Mở lời tri ân đến người trao tri thức”, lần đầu được nhãn hàng bánh quy bơ Đan Mạch tổ chức nhằm tạo cơ hội để người tiêu dùng tri ân thầy cô theo cách đặc biệt. Món quà nhân văn này không chỉ truyền cảm hứng về nét đẹp tri ân, mà còn kết nối và lan tỏa hàng nghìn lời tri ân đến những người làm nghề giáo. Theo đó, vé tham dự chương trình hoàn toàn là vé mời dành tặng tới thầy cô khi khách hàng mua bánh làm quà dịp 20/11 năm nay.

Tại sự kiện, lần đầu tiên ba giọng ca vàng thuộc 3 thế hệ của nhạc Việt là Hồng Nhung - Mỹ Tâm - Hương Tràm đã hội ngộ và tỏ bày tri ân đến các thầy cô giáo đáng kính qua những màn biểu diễn xúc động. Các nghệ sĩ còn mang đến câu chuyện tri ân ý nghĩa của chính họ, hoà cùng những câu chuyện ý nghĩa từ chương trình.

Nói về người thầy lớn trong âm nhạc - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, diva Hồng Nhung tâm sự cốt cách của cố nhạc sĩ họ Trịnh đã tác động lớn đến sự nghiệp của cô: “Hơn cả một người thầy âm nhạc, ông đã chỉ cho tôi những gì trong đời sống giúp tạo nên cốt cách của một người tử tế”.

Sống trong đời sống cần có một tấm lòng... Để gió cuốn đi. Nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn được Hồng Nhung tái hiện trên sân khấu. Lời bài hát khiến cô mình nghĩ đến tấm lòng của các thầy cô khi dìu dắt biết bao thế hệ học sinh. Khi cả khán phòng đồng thanh Để gió cuốn đi cũng là lúc những lời tri ân thầy cô như được lan toả, vượt xa quy mô khán phòng đêm hòa nhạc.

Trong khi đó, Mỹ Tâm chọn bài hát gắn liền với tên tuổi của mình từ những năm 2000 - Cây đàn sinh viên. Bài hát mang đến những cảm xúc lắng đọng về khoảng thời gian đầy kỷ niệm của mỗi người - thời sinh viên với cây đàn guitar.

Là người tham gia các hoạt động tri ân nhà giáo của nhãn hàng bánh quy bơ Đan Mạch trong 3 năm liên tiếp, Mỹ Tâm bày tỏ mong muốn “Nếu được, mong ban tổ chức hãy duy trì những chương trình tri ân như thế này mãi mãi để chúng ta cùng gìn giữ nét nhân văn và truyền thống tôn sự trọng đạo của người Việt”. Cô cũng không quên chúc các thầy cô thật nhiều sức khoẻ và niềm vui, có nhiều học trò đáng yêu và luôn tâm huyết với hành trình gieo trồng tri thức.

Những câu chuyện về lòng biết on thầy cô
Cũng trên sân khấu đêm hòa nhạc, Hương Tràm đã có dịp mở lời tri ân tới thầy cô giáo - những người trao tri thức cho cô và bao thế hệ học sinh. Nữ ca sĩ chọn ca khúc Bụi phấn để thể hiện cùng các sinh viên ĐH Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Từng lời hát gắn liền với bao thế hệ học trò Việt đã làm sống dậy nhiều cảm xúc với phấn trắng bảng đen, tô dày công lao của những người làm nghề gửi trao tri thức.

Bên cạnh những giai điệu tri ân từ 3 giọng ca nội lực, đêm nhạc lắng đọng với màn biểu biễn tranh cát ý nghĩa. Trên nền ca khúc Bài học đầu tiên, một lần nữa câu chuyện tri ân được kể lại bằng ngôn ngữ độc đáo của muôn nghìn hạt cát, mang đến cái nhìn mới mẻ về văn hóa tôn sư trọng đạo nghìn đời nay của người Việt.

Tôn sư trọng đạo là nét đẹp văn hóa cần được lan tỏa bởi hơn ai hết, thầy cô giáo - những người ngày ngày cần mẫn gửi trao tri thức cho bao thế hệ học trò - đáng được trân quý và tri ân. Danisa mong muốn truyền cảm hứng đến người tiêu dùng để văn hóa tri ân không chỉ hiện hữu trong ngày 20/11 mà còn vào các dịp lễ Tết, ngày kỷ niệm khác. Món quà thay lời muốn nói này sẽ là cầu nối giúp người tiêu dùng tỏ bày tới người mình yêu kính theo cách chân thành và thiết thực.

Những câu chuyện về lòng biết on thầy cô

Bánh quy bơ Danisa phong cách Hoàng Gia Đan Mạch được chế tác theo công thức thủ công bí truyền, chất lượng luôn được kiểm soát chặt chẽ bởi đơn vị sở hữu độc quyền. Mỗi hộp bánh được làm ra luôn đạt chuẩn chất lượng từ hương vị đến quy cách đóng hộp thiếc sang trọng, từ lâu được xem là món quà tri ân thay lời muốn nói. Với mong muốn tiếp tục lan tỏa nét đẹp văn hóa tôn sư trọng đạo và khuyến khích mọi người thể hiện tấm lòng tri ân sâu sắc đến thầy cô giáo, năm nay nhãn hàng này triển khai chương trình "Trao Danisa - Mở lời tri ân đến người trao tri thức". Độc giả tham khảo chi tiết tại đây.