Những lưu ý cho công tắc thẩm định giá máy thiết bị

Đăng ngày 10/05/2016

Thẩm định mua sắm tài sản ngày càng nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng. OVI xin giới thiệu tới toàn thể các bạn hiểu về những lưu ý khi tiến hành thẩm định giá tài sản cũng như những quy trình cần thiết trong việc thẩm định [dùng cho mục đích hạch toán, thế chấp, góp vốn, bảo hiểm, thanh lý], cụ thể như sau:

Bước 1: Nhận Hợp đồng và nghiên cứu.  Nếu nhận thấy hợp đồng chưa đầy đủ các thủ tục cần thiết đề nghị khách hàng bổ sung. 


Bước 2: Lên kế hoạch thẩm định mua sắm tài sản

  • Liên hệ khách hàng bố trí thời gian thẩm định hiện trạng tài sản.
  • Phân công chuẩn bị tài liệu cho việc thẩm định.
  • Phân công chuẩn bị các công cụ cần thiết phục vụ cho việc thẩm định hiện trạng: Chụp ảnh, quay phim hiện trạng của tài sản.

Bước 3: Thẩm định hiện trạng

  • Chụp ảnh, quay phim, đánh giá chất lượng tài sản thẩm định giá.
  • Thu thập thông tin về giá của tài sản bằng nhiều kênh thông tin.

Bước 4: Xử lý, phân tích điều chỉnh thông tin     

  • So sánh những tiêu chí giống và khác nhau giữa thông tin thu thập được với tài sản thẩm định giá.
  • Điều chỉnh những tiêu chí khác nhau của thông tin thu thập được về các thông số, các đặc tính kỹ thuật  về cùng tiêu chí của việc thẩm định mua sắm tài sản.
  • Nhận xét, đánh giá việc thẩm định mua sắm tài sản

Bước 5: Lên báo cáo và trình Ban Giám đốc xem xét thông qua trước khi lập Chứng thư trình Giám đốc phê duyệt chính thức.
Bước 6: Chuyển Chứng thư cho phòng Kế hoạch - Tổng hợp thanh lý Hợp đồng để giao cho khách hàng.

QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH GIÁ MUA SẮM TÀI SẢN

[dùng cho mục đích mua sắm và đấu thầu mua sắm]

Bước 1: Nhận Hợp đồng và nghiên cứu nếu chưa đầy đủ các thủ tục cần thiết đề nghị khách hàng bổ sung. 


Bước 2: Lên kế hoạch thẩm định mua sắm tài sản

  • Phân công chuẩn bị tài liệu cho việc thẩm định tài sản
  • Phân công chuẩn bị tìm kiếm các địa chỉ có thể cung cấp thông tin giá các mặt hàng thẩm định giá bằng nhiều kênh thông tin trong nước và quốc tế.

Bước 3:Liên hệ với các địa chỉ trên để thu thập thông tin về giá của tài sản
Bước 4: Xử lý, phân tích thông tin

  • So sánh những tiêu chí giống và khác nhau giữa thông tin thu thập được với tài sản thẩm định giá
  • Tư vấn những thông tin thu thập được có cùng thông số, đặc tính kỹ thuật với tài sản thẩm định giá nhưng có ưu thế hơn về tính năng kỹ thuật, về giá  để khách hàng lựa chọn
  • Nhận xét, đánh giá việc thẩm định mua sắm tài sản.

Bước 5: Lên báo cáo và trình Ban Giám đốc xem xét thông qua trước khi lập Chứng thư trình Giám đốc phê duyệt chính thức.
Bước 6: Chuyển Chứng thư cho phòng Kế hoạch - Tổng hợp thanh lý Hợp đồng để giao cho khách hàng.

1. Vai trò của công tác định giá máy, thiết bị

Định giá máy, thiết bị là căn cứ và là nền tảng cần thiết để thực hiện quản lý tài sản nói chung và máy, thiêt bị nói riêng có hiệu quả hợn. Định giá máy, thiết bị là cơ sở để đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua sắm mới, chuyển nhượng máy, thiết bị đang sử dụng, đánh thuế, cho thuê, bảo hiểm, cầm cố, đầu tư và báo cáo tài chính.

2.  Mục đích và cơ sở giá trị trong định giá máy, thiết bị.     

Định giá máy, thiết bị được thực hiện cho những mục đích cụ thể và mục đích định giá lại quyết định dựa trên cơ sở giá trị thị trường hay giá trị phi thị trường và từ đó, giúp người định giá lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Do vậy người định giá cần nắm vững về mục đích định giá thông qua việc trao đổi với khách hàng về loại máy, thiết bị cần định giá, sử dụng kết quả định giá phục vụ cho việc gì, cũng như dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết và trình độ của mình và giải thích, trình bày rõ ràng đầy đủ trong báo cáo định giá.

a. Mục đích định giá máy, thiết bị.

Mục đích định giá có ảnh hưởng đến lựa chọn cơ sở định giá. Xác định chính xác mục đích định giá giúp người định giá tránh được việc lựa chon cơ sở định giá không đúng, qua đó áp dụng phương pháp định giá không thích hợp dẫn đến việc định giá không đúng với mục đích được yêu cầu. Hiện nay, định giá máy, thiết bị thường phục vụ cho các mục đích sau:

  • Mua bán, trao đổi hay cho thuê;
  • Liên doanh, liên kết, đấu thầu, đấu giá, lập dự toán đầu tư;
  • Thế chấp;
  • Tính thuế;
  • Hạch toán kế toán;
  • Các mục đích khác.

b. Cơ sở giá trị trong định giá máy, thiết bị.

Giống như hoạt động định giá tài sản nói chung, định giá máy, thiết bị cũng có hai cơ sở giá trị đó là: giá trị thị trường và giá trị phi thị trường.

Người định giá và người sử dụng dịch vụ định giá phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa giá thị trường và giá phi thị trường để đảm bảo đưa đến kết quả định giá khách quan.

c. Mối quan hệ giữa mục đích và cơ sở giá trị trong định giá.

Mục đích định giá sẽ quyết định việc lựa chọn cơ sở giá trị trong định giá. Khi định giá máy, thiết bị, người định giá cần phải chú ý:

+ Mục đích định giá phải được xác định rõ ràng;

+ Mục đích và cơ sở của định giá được áp dụng phải phù hợp với quy định của pháp luật;

+ Mục đính định giá và việc lựa chọn cơ sở giá trị để định giá phải phù hợp với nhau, ở đây có thể chứng minh mối liên hệ này như sau:

  • Đối với thế chấp và mua bán, trao đổi công khai: Cơ sở của định giá là giá trị thị trường.
  • Đối với bảo hiểm: Cơ sở của định giá là giá trị phi thị trường, cụ thể là chi phí phục hồi nguyên trạng hay những cơ sở khác được nêu ra trong hợp đồng bảo hiểm, phù hợp với những quy định của bảo hiểm.
  • Đối với công tác hạch toán, kế toán: máy, thiết bị thông thường với mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở định giá là giá trị thị trường của giá trị sử dụng còn lại; đối với máy, thiết bị chuyên dùng, không bán phổ biến trên thị trường, cơ sở định giá là giá trị phi thị trường [chi phí thay thế - khấu hao tích lũy] – mặc dù đây là giá trị phi thị trường, nhưng đối với việc định giá cho mục đích báo cáo tài chính nó được coi thay thế giá trị thị trường, được chấp nhận như giá trị thị trường.
  • Đối với mục đích tính thuế: Cơ sở định giá là giá trị phi thị trường, cụ thể cơ sở định giá là những quy định của nhà nước có liên quan đến việc tính thuế máy, thiết bị

Công Ty TNHH Thẩm Định Giá Hoàng Quân

  • Địa chỉ: 117 -119 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 12, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
  • Hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch toàn quốc xem TẠI ĐÂY
  • Hotline: 0934 252 707 / Email:

Thảm định giá máy móc thiết bị – Thẩm định giá tài sản

[TĐGTS Thẩm định giá máy móc thiết bị] – Thẩm định giá máy móc thiết bị là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của máy móc thiết bị theo quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá trị thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Thẩm định giá máy móc thiết bị là một dịch vụ chuyên ngành cần thiết đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường được thực hiện bởi các thẩm định viên, chuyên viên thẩm định giá có kiến thức chuyên sâu, kinh nghiệm nhiều năm và có tính trung thực cao trong lĩnh vực thẩm thẩm định giá máy móc thiết bị. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Bên cạnh đó đất nước đang nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế và khu công nghiệp trọng điểm, qua đó nâng cao khả năng thu hút các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài [FDI] đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại tại đây để phát triển sản xuất. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá tài sản nói chung và máy móc thiết bị nói riêng trở nên cần thiết vụ nhiều mục đích như: vay vốn ngân hàng, đầu tư, góp vốn, thanh lý, hoạch toán, tính thuế… cho các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân trở lên vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường và phát triển xã hội.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Theo Tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế: máy móc thiết bị có thể bao gồm: những máy móc thiết bị không cố định và những máy nhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ [dây chuyền sản xuất] với chức năng để thực hiện một loại công việc nhất định.

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực ASEAN: máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc [một hoặc 1 nhóm máy] và thiết bị phụ giúp sản xuất. Máy móc thiết bị là một tài sản bao gồm dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị. Máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc [một hoặc 1 nhóm máy] và thiết bị phụ giúp sản xuất.

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam, máy móc, thiết bị thuộc động sản: máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế(được định nghĩa tại tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.].

Theo Luật Giá: máy, thiết bị là một đối tượng của thẩm định giá cụ thể, nằm trong thuật ngữ các loại tài sản từ khái niệm thẩm định giá theo quy định của Luật Giá. Động sản được định nghĩa là những tài sản không phải bất động sản. Động sản có đặc điểm là không gắn cố định với một không gian, vị trí nhất định và có thể di dời được như: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, dây chuyền công nghệ…

Theo tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam:  máy móc thiết bị thuộc động sản không gắn cố định với một không gian, vị trí nhất định và có thể di dời được.

Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế(được định nghĩa tại tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.]. 

Thị trường máy, thiết bị là tổng hoà các giao dịch dân sự về máy, thiết bị trên cơ sở thoả thuận giữa các bên với nhau về giá và tất cả các vấn đề có liên quan đến việc chuyển dịch máy, thiết bị.

Máy móc thiết bị dùng trong thẩm định giá tài sản là những tài sản cố định, là những máy riêng biệt hoặc cả một cụm, dây chuyền sản xuất, thiết bị đồng bộ. So với bất động sản, máy, thiết bị có một số khác biệt cơ bản:

  • Theo “khả năng di dời” thì máy, thiết bị được xếp vào nhóm động sản, có khả năng dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác, nên mặt bằng giá máy, thiết bị mà nhất là máy, thiết bị mới thường không có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực địa lí khác nhau.
  • Và cũng là hệ quả của đặc điểm có thể di dời được, nên trong định giá máy, thiết bị phải tính đến chi phí vận chuyển, lắp đặt….

Sự phát triển của khoa học – công nghệ làm xuất hiện ngày càng nhiều loại máy, thiết bị mới với những công năng và đặc tính kĩ thuật vượt trội, đòi hỏi nhà định giá máy, thiết bị phải không ngừng cập nhật nhằm nâng cao trình độ cũng như sự hiểu biết về thị trường máy, thiết bị và nhất là cần phải có kiến thức sâu rộng về các khía cạnh kĩ thuật của máy, thiết bị nhằm đảm bảo chất lượng công tác định giá.

  • Bất động sản [đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc…] có tuổi thọ vật lí cũng như tuổi thọ kinh tế dài, còn máy, thiết bị thường có tuổi thọ ngắn hơn và phụ thuộc nhiều yếu tố như: môi trường tự nhiên, trình độ sử dụng của con người, cường độ thời gian làm việc của máy, thiết bị.
  • Đặc điểm này có ý nghĩa rất lớn trong định giá máy, thiết bị đã qua sử dụng, nắm chắc đặc điểm này người định giá có cơ sở hợp lí đánh giá chất lượng còn lại của máy, thiết bị, qua đó đưa ra kết quả hợp lí nhất về mức giá của máy, thiết bị cần định giá.
  • Trừ một số máy, thiết bị đặc biệt, còn hầu hết các loại máy, thiết bị đều được cho là có “tính lỏng” về sở hữu cao hơn bất động sản, điều này thúc đẩy giao dịch máy, thiết bị nhiều hơn và qua đó cũng xuát hiện nhiều chứng cớ thị trường về các giao dịch tương tự nhiều hơn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc ước tính giá trị thị trường của máy, thiết bị.

Gần 200 năm trước đây, những thẩm định viên đầu tiên thực hành nghề thẩm định giá máy, thiết bị của mình trong khu công nghiệp hóa chất của nước Anh. Do cuộc cách mạng công nghiệp và hoạt động thương mại toàn cầu ngày càng tăng vào nửa đầu thế kỷ XIX nên việc cần thiết phải có hoạt động thẩm định giá máy, thiết bị. Từ đó mở ra một nghề mới và đồng thời cũng đặt ra yêu cầu các thẩm định viên phải có chuyên môn cao và hiểu biết chuyên sâu về giá máy móc, thiết bị.

Nền kinh tế trên thế giới đang phát triển và hội nhập vô cùng mạnh mẽ, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xây dựng mới ngày càng nhiều. Điều đó thu hút một lượng lớn các doanh nghiệp đầu tư máy, thiết bị sản xuất hàng hóa. Vì vậy nhu cầu thẩm định giá tài sản tăng lên và trở thành nhu cầu thiết yếu của thị trường. Hiện nay hầu hết các nước có các tổ chức hoặc doanh nghiệp thẩm định giá chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu thẩm định giá tài sản của xã hội. Thẩm định giá động sản là một nhánh của thẩm định giá tài sản, là sản phẩm của nền kinh tế thị trường mang tính chuyên môn hóa trong nghề thẩm định giá. Cùng đó, thẩm định viên về giá đóng vai trò cung cấp cho khách hàng những giá trị của tài sản một cách độc lập, phân tích chuyên sâu, phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục đích cho mục đích nhất định theo thiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam và Quốc tế. Để hoạt động thẩm định giá đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chúng ta cần phải thiết lập một khuôn khổi pháp lý tạo điều kiện cho các tổ chức thẩm định giá một cách khoa học, đề cao đạo đức cũng như chuyên môn trong nghề thẩm định giá. Khi khung pháp lý thẩm định giá được hoàn thiện, hoạt động thẩm định giá máy, thiết bị sẽ có những vai trò sau:

  • Xác định đúng giá trị máy móc thiết bị, tháo gỡ mâu thuẫn về giá giữa các bên tham gia giao dịch dân sự trên thị trường, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và giảm thiểu các rủi ro cho các nhà đầu tư
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia vào các giao dịch về máy, thiết bị.

Cơ sở thẩm định giá máy, thiết bị có thể là cơ sở giá trị thị trường hoặc cơ sở giá trị phi thị trường. Giá trị của nó được ước tính trên cơ sở giá trị thường là giá trị thị trường, ước tính trên cơ sở phi thị trường là giá trị phi thị trường và được xác định bằng các cách tiếp cận theo quy định của hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Giá trị thị trường: Là mức giá ước tính của máy móc thiết bị tại thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc. Khi sử dụng giá thị trường thẩm định viên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Giá trị thị trường thể hiện mức giá hình thành trên thị trường công khai và cạnh tranh. Thị trường này có thể là  thịtrường trong nước hoặc thị trường quốc tế, có thể bao gồm nhiều người mua, người bán hoặc bao gồm một số lượng hạn chế người mua, người bán
  • Trường hợp có sự hạn chế đối với việc xác định giá trị thị trường của máy, thiết bị [thông tin, dữ liệu trên thị trường, điều kiện thẩm định giá hoặc các hạn chế khác], thẩm định định viên nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục và thể hiện mức độ ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá do sự hạn chế này trong báo cáo kết quả thẩm định giá.

Giá phi thị trường: Là mức giá ước tính của một máy, thiết bị tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, không phản ánh giá trị thị trường mà căn cứ vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, chức năng, công dụng, những lợi ích mà máy, thiết bị mang lại trong quá trình sử dụng, giá trị đối với một số người mua đặc biệt, giá trị khi giao dịch trong điều kiện hạn chế, giá trị đối với một số mục đích thẩm định giá và các giá trị không phản ánh giá trị thị trường khác. Khi sử dụng giá phi thị trường thẩm định viên cần nêu tên của loại giá trị phi thị trường cụ thể được áp dụng và đưa ra các căn cứ, lập luận cụ thể, bao gồm:

  • Đặc điểm đặc biệt của máy, thiết bị thẩm định giá
  • Người mua, nhà đầu tư đặc biệt
  • Giao dịch trong thị trường hạn chế, bắc buộc phải bán
  • Giá trị theo những mục đích đặc biệt như mục đích tính thuế

Để thẩm định giá máy móc thiết bị một cách chính xác và khoa học, thẩm định viên cần phải căn cứ vào hồ sơ pháp lý thu thập được, khảo sát hiện trạng thực tế máy móc, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá… và đưa ra phương pháp thẩm định giá phù hợp. Thẩm định giá máy móc thiết bị bao gồm 3 cách tiếp cận chính là: Cách tiếp cận từ thị trường; Cách tiếp cận từ chi phí; Cách tiếp cận từ thu nhập. Tương ứng mỗi cách tiếp cận là các phương pháp thẩm định giá phù hợpbao gồm:

  • Cách tiếp cận từ thị trường: phương pháp so sánh.
  • Cách tiếp cận từ chi phí: phương pháp chi phí tái tạo, phương pháp chi phí thay thế.
  • Cách tiếp cận từ thu nhập: phương pháp dòng tiền chiết khấu, phương pháp vốn hóa trực tiếp.

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp thẩm định giá, xác định giá trị của máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của máy, thiết bị so sánh để ước tính, xác định giá trị của máy, thiết bị và dây chuyền sản xuất thẩm định giá.

Máy thiết bị, dây chuyền sản xuất so sánh giống hệt hoặc tương tự với máy thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá đã giao dịch thành công hoặc đang được chào bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần thời điểm thẩm định giá.

Đối với phương pháp này thường được áp dụng để thẩm định giá các máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá có giao dịch phổ biến được tiến hành trên thị trường. Thẩm định viên cần chú trọng nghiên cứu thị trường để có thông tin về giá giao dịch, giá niêm yết hoặc giá chào bán và các yếu tố so sánh của những máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất tương tự với máy, thiết bị cần thẩm định giá về giao dịch, mua bán trên thị trường thu thập thông tin số liệu về các yếu tố so sánh từ các máy thiết bị cùng loại hoặc tương tự có thể so sánh được với máy thiết bị cần thẩm định giá.

Phương pháp chi phí trong thẩm định giá gồm có hai phương pháp là: Phương pháp chi phí tái tạo và phương pháp chi phí thay thế

Phương pháp chi phí tái tạo: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo ra máy, thiết bị giống hệt với máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo giá thị trường hiện hành và giá trị hao mòn máy, thiết bị thẩm định giá:

Công thức:

Giá trị ước tính của máy thiết bị, dây chuyền sản xuất = Chi phí tái tạo [đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư – Tổng giá trị hao mòn

Phương pháp chi phí thay thế 

Phương pháp chi phí thay thế là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí thay thế để tạo ra một máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất tương tự máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá có cùng chức năng, đặc điểm kỹ thuật, công dụng theo giá thị  trường hiện hành và giá trị hao mòn của máy móc, thiết bị thẩm định giá.

Công thức:

Giá trị ước tính của máy thiết bị, dây chuyền sản xuất = Chi phí tái tạo thay thế [đã bao gồm lợi nhuận của nhà sản xuất/nhà đầu tư – Tổng giá trị hao mòn [không bao gồm phần giá trị hao mòn chức năng của máy móc thiết bị thẩm định giá đã được phản ánh trong chi phí tạo ra máy móc thiết bị thay thế.

Phương pháp chi phí tái tạo

Phương pháp chi phí tái tạo là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá dựa trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí tái tạo tạo ra một máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất tương tự máy, thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá có cùng chức năng, đặc điểm kỹ thuật, công dụng theo giá thị  trường hiện hành và giá trị hao mòn của máy móc, thiết bị thẩm định giá.

Các tiếp cận từ chi phí thường được áp dụng trong trường hợp:

Không có đủ thông tin trên thị trường đẻ áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp thu nhập. Tùy vào mục đích thẩm định giá, đặc điểm  của máy móc thiết bị, dây chuyền sản sản xuất và mức độ sẵn có của số liệu, thẩm định viên, chuyên viên lựa chọn phương pháp chi phí thay thế hoặc phương pháp chi phí tái tạo [trong phương pháp chi phí] để tiến hành thẩm định giá

Là cách xác định giá trị của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất bị thông qua việc quy đổi dòng tiền trong tương lai có được từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất về giá trị hiện tại [giá trị tại thời điểm thẩm định giá].

Phương pháp thu nhập dựa trên nguyên tắc máy, thiết bị có giá trị vì nó tạo ra thu nhập cho người sở hữu. Phương pháp thu nhập có thể được sử dụng để xác định giá trị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thẩm định giá theo cơ sở giá trị thị trường hoặc phi thị trường.

Phương pháp thu nhập gồm hai phương pháp chính: Phương pháp vốn hóa trực tiếp và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Đối với tài sản là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất do tuổi đời luôn là hữu hạn và thu nhập từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất khó có thể ổn định vì nó phụ thuộc vào loại sản phẩm, thị trường loại sản phẩm do máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tạo ra và chu ký sống của sản phẩm đó nên phương pháp thẩm định phù hợp nhất là phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Phương pháp dòng tiền chiết khấu: là phương pháp thẩm định giá xác định giá trị của máy, thiết bị thẩm định giá dựa trên cơ sở quy đỏi các dòng tiền trong tương lai dự kiến có được từ máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất về giá trị thực tại thông qua việc sử dụng tỷ suất chiết khấu phù hợp. Phương pháp dòng tiền chiết khấu chỉ áp dụng thẩm định giá máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Việc sử dụng máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mang lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu
  • Thời hạn máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất đủ dài để mang lại hiệu quả kinh tế cho người khai thác sử dụng
  • Tính được tỷ suất chiết khấu phù hợp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp

Phương pháp vốn hóa trực tiếp được áp dụng trong trường hợp thu nhập từ máy móc thiết bị là tương đối ổn định [không đổi hoặc thay đổi theo một tỷ lệ nhất định] trong suốt thời gian sử dụng hữu ích còn lại [được tính bằng tuổi đời kinh tế còn lại] của tài sản hoặc vĩnh viễn.

  • Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định
  • Tờ khai hải quan
  • Invoice
  • Packing list
  • Hợp đồng thương mại
  • Giấy chứng nhận xuất xứ
  • Giấy giám định chất lượng
  • Catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …
  • Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định
  • Hợp đồng kinh tế
  • Hóa đơn mua bán
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Biên bản bàn giao, nghiệm thu
  • Bản vẽ kỹ thuật
  • Catalog thể hiện tính năng kỹ thuật, công suất, thiết kế …

Bạn đang đọc bài viết: “Thẩm định giá máy móc thiết bị” tại chuyên mục tin thẩm định giá. Mọi chi tiết đóng góp vui lòng gửi qua thông tin sau:

 

  097 113 8889

  www.thamdinhgiataisan.net

Video liên quan

Chủ Đề